Chuyên gia cảnh báo: Cầm vô lăng sai cách nguy hiểm hơn bạn tưởng
Thứ Hai, 05/05/2025 - 14:54 - tienkm
Vào thời kỳ trước khi túi khí trở thành trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết các mẫu xe, các giáo viên dạy lái thường hướng dẫn người học giữ tay ở vị trí "10 giờ và 2 giờ" trên vô lăng mô phỏng kim đồng hồ chỉ 10:00 và 2:00 như một chuẩn mực cho tư thế lái xe an toàn. Tuy nhiên, khuyến nghị này đã dần trở nên lỗi thời trong bối cảnh công nghệ an toàn trên ô tô, đặc biệt là túi khí, ngày càng phát triển.
Nhiều người lái xe hiện nay vẫn có thói quen đặt tay trên vô lăng ở vị trí 10 và 2 giờ.
Ngày nay, với hệ thống túi khí được tích hợp ngay giữa vô lăng, vị trí đặt tay cao như "10 và 2" không còn được xem là tối ưu. Khi xảy ra va chạm, túi khí có thể bung ra trong khoảng thời gian chỉ vài phần nghìn giây, với vận tốc lên tới 360 km/h. Nếu tay đang đặt quá cao trên vô lăng, lực bung của túi khí hoàn toàn có thể đẩy tay người lái văng ngược vào mặt hoặc ngực, dẫn đến chấn thương vùng đầu, mặt hoặc xương sườn đặc biệt nguy hiểm trong các va chạm trực diện.
Do đó, các tổ chức an toàn và nhiều chuyên gia hiện nay khuyến cáo người lái nên chuyển vị trí tay xuống "9 giờ và 3 giờ" hoặc thậm chí "8 giờ và 4 giờ". Đây là những vị trí không chỉ mang lại độ kiểm soát tốt mà còn đảm bảo khoảng trống an toàn hơn khi túi khí hoạt động. Việc tiếp tục duy trì thói quen cũ không chỉ làm giảm hiệu quả bảo vệ của túi khí mà còn có thể biến chính cánh tay người lái thành mối nguy hiểm trong những khoảnh khắc sinh tử.
Đặt tay trên vô lăng thế nào cho đúng?
Trong lĩnh vực điện ảnh, những tài xế đóng thế chuyên nghiệp – những người thường xuyên đối mặt với các tình huống nguy hiểm nhất trong các cảnh hành động tốc độ cao từ lâu đã không còn áp dụng tư thế cầm vô lăng truyền thống. Thay vào đó, họ đã đúc kết được những bí quyết giúp tối ưu hóa khả năng kiểm soát phương tiện và nâng cao mức độ an toàn, cả trong môi trường lái xe thực tế hàng ngày.
Theo chuyên gia an toàn giao thông Jonathan Wessel và huấn luyện viên lái xe đóng thế kỳ cựu của Hollywood – Bobby Ore, tư thế cầm vô lăng tối ưu hiện nay không còn là "10 và 2", thậm chí "9 và 3" cũng đang dần bị thay thế bởi vị trí "8 và 4" tức là hai tay đặt thấp hơn trên vành vô lăng.
Lý do cốt lõi nằm ở thiết kế hiện đại của vô lăng tích hợp túi khí. Khi xảy ra va chạm, túi khí có thể bung ra trong tích tắc với lực cực mạnh, nếu tay đang đặt ở vị trí cao, người lái có nguy cơ bị chính tay mình đẩy ngược vào vùng mặt hoặc ngực, gây chấn thương. Vị trí "8 và 4" giúp hai tay nằm ngoài vùng hoạt động của túi khí, từ đó giảm thiểu rủi ro khi hệ thống an toàn này được kích hoạt.
Cách cầm vô lăng "8 và 4" được các tài xế chuyên nghiệp khuyến nghị sử dụng.
Không dừng lại ở yếu tố an toàn, vị trí "8 và 4" còn mang lại lợi ích lớn về mặt thể chất cho người điều khiển xe. Theo chia sẻ của Jonathan Wessel, tư thế này cho phép vai và cơ tay được thả lỏng hơn, giảm căng cứng và mệt mỏi khi lái xe trong thời gian dài – đặc biệt hữu ích trên các hành trình xa hoặc lái xe đường trường ít cần đánh lái gấp.
Đáng chú ý hơn, theo Bobby Ore, việc đặt tay thấp như vậy giúp cải thiện đáng kể tốc độ và độ chính xác của các phản xạ khi đối mặt với tình huống bất ngờ – chẳng hạn như tránh vật cản đột ngột, phản ứng khi xe phía trước phanh gấp, hoặc xử lý tình huống mất lái do đường trơn. "Vị trí '8 và 4' đặt bạn vào thế sẵn sàng cao nhất để phản ứng với bất kỳ tình huống nào trên đường", ông nhấn mạnh.
"Lái xe xáo trộn" - Kỹ thuật ít ai biết nhưng cực kỳ hiệu quả
các kỹ thuật cầm lái hiện đại không chỉ đơn thuần là thay đổi vị trí đặt tay, mà còn bao gồm cả phương pháp điều khiển vô lăng một cách khoa học để tối ưu hóa an toàn và khả năng kiểm soát trong mọi tình huống giao thông.
Một trong những kỹ thuật được các tay lái chuyên nghiệp, đặc biệt là trong các đội đua và huấn luyện viên lái xe an toàn, áp dụng phổ biến là kỹ thuật “lái xe xáo trộn” (shuffle steering). Không giống như cách xoay vô lăng kiểu vắt chéo tay truyền thống vốn dễ gây mất kiểm soát và tăng nguy cơ chấn thương do vướng vùng bung của túi khí kỹ thuật này cho phép người lái luôn giữ cả hai tay trên vô lăng trong suốt quá trình đánh lái. Cách thực hiện rất logic: khi cần rẽ phải, tay trái kéo vô lăng lên trên, trong khi tay phải tiếp nhận chuyển động và kéo xuống phía dưới. Tay trái sau đó trượt xuống dưới để tiếp tục chu kỳ phối hợp. Nhịp nhàng, không vắt chéo tay, không rời vô lăng đây chính là điểm cốt lõi của “lái xe xáo trộn”.
Tư thế này không chỉ nâng cao độ an toàn mà còn giữ cho khu vực trung tâm vô lăng nơi chứa túi khí luôn được “thông thoáng”, tránh tình trạng cánh tay chắn ngang khi túi khí bung ra với tốc độ lên đến vài trăm km/h trong tình huống va chạm.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng tư thế cầm lái ở vị trí “9 và 3” vẫn đang được nhiều tổ chức an toàn giao thông và trường dạy lái xe trên thế giới khuyến nghị là tiêu chuẩn vàng, nhờ khả năng cung cấp sự cân bằng tối ưu giữa kiểm soát, phản xạ và độ an toàn trong đa số tình huống lái xe.
Tùy thuộc vào dòng xe, tư thế ngồi và sở thích cá nhân, người lái có thể linh hoạt lựa chọn giữa “9 và 3” hoặc “8 và 4”, miễn là cả hai tay luôn duy trì trên vô lăng trong các tình huống đòi hỏi sự tập trung và phản xạ chính xác. Tuyệt đối tránh các tư thế cầm vô lăng kém an toàn như một tay tại vị trí 12 giờ hoặc lái xe một tay trong điều kiện giao thông phức tạp – những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại có thể tạo ra sự khác biệt sống còn trong khoảnh khắc xảy ra tình huống bất ngờ.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Bố trí động cơ ở đầu ô tô: Ưu nhược điểm của cách bố trí
Có nhiều cách để bố trí động cơ như đặt động cơ ở đầu hoặc ở sau. Tuy nhiên, việc bố trí động cơ ở đầu ô tô khá phổ biến và chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao
Cách ngăn trộm xe công nghệ cao chỉ với giấy bạc
Vì sao cần gạt mưa ô tô nhanh hỏng? Đây là lý do ít ai để ý
Nhiều công nghệ của đường đua F1 đã được trang bị trên các mẫu xe phổ thông
Trường đua F1 luôn nơi để các hãng xe trình diễn công nghệ, không ít trong số đó đã được trang bị cho những mẫu ô tô phổ thông.
Chủ xe Toyota "thông thái": Nhận biết và ứng phó với lỗi RCTA, BSM như thế nào?
Có thể bạn quan tâm
-
Cái giá thật sự của sạc siêu nhanh: Khi tuổi thọ pin phải đánh đổiViệc sử dụng sạc siêu nhanh với tần suất cao có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của bộ pin xe điện, ảnh hưởng trực tiếp đến dung lượng và hiệu suất vận hành theo thời gian. Tại Trung Quốc, nhiều hãng xe còn áp dụng chính sách bảo hành nghiêm ngặt, trong đó việc lạm dụng sạc siêu nhanh vượt mức quy định có thể trở thành lý do khiến chủ xe bị từ chối bảo hành pin một rủi ro mà không ít người dùng chưa lường trước.
-
Bí mật xe hybrid: Vì sao sửa chữa lại khó và chi phí "trên trời"?Nhiều người tiêu dùng xem xe hybrid như một giải pháp trung hòa một lựa chọn “an toàn” giữa xe xăng truyền thống và xe điện hoàn toàn, nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội và mức độ tin cậy được cho là cao hơn so với xe điện thuần túy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sửa chữa ô tô lâu năm, nhận định này chưa hẳn chính xác đặc biệt khi xét đến khía cạnh bảo trì, chi phí sửa chữa và tính phức tạp kỹ thuật của hệ thống hybrid sau vài năm sử dụng.
-
Đột phá công nghệ: Pin mới của CATL vượt trội Pin thể rắnLoại pin mới của CATL không chỉ vượt trội với mật độ lưu trữ năng lượng cao hơn so với pin thể rắn mà còn được cải tiến, kéo dài vòng đời sử dụng lên gấp đôi.
-
10 thói quen lái xe đang "Giết Chết" ô tô của bạn mỗi ngàyLái xe là kỹ năng phổ biến mà hầu như ai cũng có thể tiếp cận, nhưng để vận hành chiếc xe một cách đúng đắn nhằm bảo vệ và duy trì độ bền theo thời gian lại đòi hỏi sự hiểu biết và thói quen đúng – điều mà không phải tài xế nào cũng thực hiện đúng cách.
-
Bí mật màu sơn: Vì sao xe màu vàng giữ giá tốt hơn xe màu trắngĐối với thị trường ô tô đã qua sử dụng, các màu sơn ngoại thất nổi bật như vàng, cam và xanh lá thường có khả năng giữ giá tốt hơn đáng kể so với những màu phổ thông như trắng, đen hoặc bạc. Sự khác biệt này chủ yếu đến từ yếu tố độc lạ và khan hiếm, giúp xe dễ tạo ấn tượng và thu hút người mua hơn trên thị trường xe cũ vốn đầy cạnh tranh.