Cảnh báo: Những hành động nhỏ khi lái xe có thể gây hỏng hộp số ô tô

Thứ Ba, 06/05/2025 - 15:40 - tienkm

Việc vào số khi chưa đạp hết hành trình chân côn, thường xuyên đặt tay lên cần số hay chuyển đổi giữa số tiến và số lùi khi xe chưa dừng hẳn đều là những thói quen sai lầm, âm thầm gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống hộp số. Nếu duy trì trong thời gian dài, những hành vi này không chỉ rút ngắn tuổi thọ của hộp số mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng nặng, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.

Thao tác đúng chuyển số đúng là đạp chân côn hết hành trình sau đó sang số phù hợp.

Trong hệ truyền động của xe số sàn, ly hợp (côn) đóng vai trò trung gian then chốt giúp kết nối và ngắt kết nối mô-men xoắn từ động cơ sang hộp số. Việc vận hành đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo độ bền của bộ ly hợp và hộp số, mà còn góp phần tối ưu hóa mức tiêu hao nhiên liệu và nâng cao trải nghiệm lái xe.

Một trong những thao tác cơ bản nhưng rất quan trọng là đạp hết hành trình chân côn mỗi khi chuyển số, đặc biệt trong điều kiện xe đang khởi hành hoặc di chuyển ở tốc độ thấp. Hành động này giúp tách hoàn toàn động cơ khỏi hộp số, giảm áp lực lên bộ đồng tốc và bánh răng, từ đó hạn chế mài mòn và kéo dài tuổi thọ của các chi tiết cơ khí.

Một số tài xế giàu kinh nghiệm đôi khi áp dụng kỹ thuật “đồng tốc”  sang số mà không cần đạp côn hoàn toàn, dựa trên việc đồng bộ vòng tua máy và tốc độ xe. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật nâng cao, đòi hỏi độ chính xác cao và nếu thực hiện sai, có thể gây mài mòn nghiêm trọng cho đồng tốc và bánh răng hộp số. Vì thế, theo anh Dũng – một chuyên gia kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm sửa chữa xe ô tô, việc đạp hết hành trình chân côn và chỉ đặt chân lên bàn đạp côn khi thực sự cần chuyển số vẫn là lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.

Nghỉ tay trên cần số sẽ khiến các cơ cấu sang số luôn chịu lực tác động.

Một thói quen khá phổ biến ở người điều khiển xe số sàn  đặc biệt là những mẫu xe cỡ nhỏ không trang bị bệ tỳ tay trung tâm – là việc thường xuyên đặt tay lên cần số ngay cả khi không có nhu cầu chuyển số. Hành động này tưởng như vô thưởng vô phạt, nhưng trên thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng lâu dài cho hệ thống truyền động.

Cần số được liên kết trực tiếp với cơ cấu chuyển số bên trong hộp số thông qua trục điều khiển. Khi người lái đặt tay lên cần số một cách liên tục, dù với lực nhẹ, vẫn sẽ tạo ra áp lực không cần thiết lên hệ thống cơ khí bên trong. Lực này có thể khiến cần số lệch khỏi vị trí trung tính (vị trí nghỉ), làm các bánh răng và bộ đồng tốc bên trong bị mài mòn do phải chịu tải liên tục dù không hoạt động.

Theo các chuyên gia kỹ thuật, hệ thống cơ cấu cài số và bộ truyền bánh răng trong hộp số được thiết kế để chỉ chịu lực khi thực hiện thao tác sang số. Việc tác động lực liên tục ngoài thiết kế sẽ làm giảm tuổi thọ của các chi tiết này theo thời gian, dẫn đến hiện tượng vào số khó, kẹt số hoặc thậm chí là hư hỏng hộp số.

Do đó, để đảm bảo độ bền của hộp số và vận hành xe một cách chuyên nghiệp, tài xế nên tập thói quen chỉ đặt tay lên cần số khi thực sự cần chuyển số, và nên đưa tay về vô-lăng hoặc bệ tỳ tay sau mỗi thao tác.

Về số lùi khi xe đang chuyển động

Trong quá trình điều khiển xe số tự động tại các khu vực chật hẹp hoặc mật độ giao thông cao, không ít tài xế có thói quen chuyển số từ tiến (D) sang lùi (R) – hoặc ngược lại – khi xe vẫn đang di chuyển mà chưa dừng hẳn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong thao tác lái xe.

Việc thay đổi hướng truyền động khi xe chưa hoàn toàn dừng lại sẽ khiến mô-men xoắn trong hộp số bị đảo chiều đột ngột. Áp lực này tác động trực tiếp lên cụm bánh răng hành tinh và các bộ ly hợp thủy lực bên trong hộp số tự động, gây ra hiện tượng mài mòn, nứt gãy, thậm chí là phá hủy cấu trúc hộp số nếu lặp lại nhiều lần. Để đảm bảo độ bền cơ học và an toàn vận hành, người lái cần tuyệt đối đảm bảo xe phải dừng hoàn toàn trước khi chuyển đổi giữa số tiến và số lùi.

Cần lưu ý dừng hẳn xe mới từ số R sang số D hoặc ngược lại.

Ngoài ra, để tối ưu hiệu suất và tuổi thọ của hộp số, tài xế cũng cần chủ động lựa chọn cấp số phù hợp với điều kiện địa hình. Ví dụ, khi vận hành trên các cung đường đèo dốc, thay vì chỉ sử dụng số D, người điều khiển nên chuyển sang chế độ số tay (M) hoặc sử dụng lẫy chuyển số (paddle shift) nhằm tận dụng khả năng hãm động cơ (engine braking). Điều này không chỉ giúp kiểm soát tốc độ chính xác hơn mà còn giảm tải cho hệ thống phanh, đồng thời duy trì mô-men xoắn phù hợp để đảm bảo xe luôn có lực kéo đủ mạnh trong những tình huống leo dốc hoặc xuống dốc kéo dài.

Việc hiểu và sử dụng hộp số đúng kỹ thuật trong từng tình huống – từ việc quay đầu trong phố nhỏ, đỗ xe dốc, đến lái xe đường đồi núi – không chỉ giúp bảo vệ hệ thống truyền động, tiết kiệm nhiên liệu mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn và nâng cao tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống truyền động của xe.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tài xế bất ngờ bị đột quỵ, khách đi cùng nên làm gì

Sau vụ việc thương tâm về một tài xế tuyến Tp. HCM - Bình Thuận bất ngờ lên cơn co giật và không may qua đời đã nhưng trước đó vẫn kịp dừng xe khiến không ít người tỏ lòng xót thương.

Những điều mà ai cũng phải biết về ghế ngồi trên ô tô

Để có trải nghiệm thoải mái khi lái xe, điều quan trọng đầu tiên là cần có một chiếc ghế êm ái. Ghế xe hơi gồm hai phần chính: các lớp đệm trên mặt ghế và phần tựa lưng. Ghế của xe thể thao thường êm ái hơn so với xe SUV, do đó lái xe SUV dễ bị lắc lư và mệt mỏi trong các hành trình dài.

Bí kíp để lái xe đi đường đèo dốc, sương mù an toàn

Khi lái xe trên các con đường đèo dốc, dù là tài xế giàu kinh nghiệm hay người lái mới, điều quan trọng là phải luôn chú ý quan sát và thật cẩn trọng. Không nên chủ quan, bởi vì những đoạn đường này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, đòi hỏi sự tập trung tối đa và kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi cùng.

Ưu điểm và nhược điểm của gương cầu lồi

Theo nhiều chủ xe ô tô gắn gương cầu lồi trên xe, loại gương này có giúp mang lại góc chiếu rộng hơn, tăng tối đa tầm quan sát. Người lái có thể dễ dàng thấy được những vùng không gian mà trước đây không thể nhìn thấy trên gương chiếu hậu.

Sau khi ăn rượu nếp bao lâu có thể lái xe mà không bị phạt nồng độ cồn?

Vào dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), nhiều người vẫn vô tư 'diệt sâu bọ' rồi lái xe mà quên mất rằng trong rượu nếp (còn được gọi là cơm rượu nếp) có cồn.

Có thể bạn quan tâm