Cách hiểu và nhớ ý nghĩa của 64 đèn báo trên táp lô xe ô tô

Thứ Tư, 20/12/2023 - 16:49

cách nhận biết và nhớ ý nghĩa của đèn báo rất quan trọng, nó giúp cho người lái xe biết được tình trạng của xe để chủ xe có thể điều chỉnh

Với xe ô tô thường sẽ có mỗi đèn báo được thiết kế trên bảng điều khiển và đều mang một ý nghĩa, chức năng riêng. Việc hiểu đúng ý nghĩa của những đèn báo đó không phải là chuyện đơn giản ngay cả đối với những tài xế kinh nghiệm lâu năm. Chính vì vậy mà cách nhận biết và nhớ ý nghĩa của đèn báo thật sự rất quan trọng, nó giúp cho người lái xe biết được tình trạng của xe để chủ xe có thể điều chỉnh.

  • Ý nghĩa các đèn cảnh báo trên xe ô tô bạn cần biết
  • Cách nhận biết các nút điều khiển trên xe ô tô
  • Sử dụng đèn xi nhan báo rẽ thế nào cho đúng cách?

Có rất nhiều lý do khách quan mà chủ quan khiến người sử dụng xe không hiểu hết các ký hiệu đèn báo vì có rất nhiều loại đèn báo trên xe ôtô hiện nay, cùng với sự không đồng nhất về vị trí xuất hiện và cách ký hiệu của các hãng. Thậm chí cùng một dòng xe thuộc một thương hiệu cũng có sự khác biệt về đèn báo khi phân phối ở từng khu vực trên toàn cầu.

Với những đèn báo sẽ giúp cho người lái biết được vấn đề của xe đang gặp phải mà kịp thời xử lý, để tránh những tình trạng xấu xảy ra cho xe và người lái. Hơn nữa, nắm bắt được ý nghĩa của các đèn báo từ đó sẽ có những khắc phục kịp thời, tránh tình trạng xe hư hỏng khi đang di chuyển trên đường. Với những ký hiệu được tổng hợp thành 64 ký hiệu đèn khác nhau xuất hiện ở táp-lô xe hơi thường xuất hiện trên các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới.

Danh mục bài viết

  • Các ý nghĩa của 64 biểu tượng trên bảng táp lô xe hơi các chủ xe nên biết
    • Đèn cảnh báo phanh tay
    • Đèn cảnh báo nhiệt độ
    • Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp
    • Đèn cảnh báo trợ lực lái điện
    • Đèn cảnh báo túi khí
    • Đèn cảnh báo lỗi ắc-quy, máy giao điện
    • Đèn báo khoá vô-lăng
    • Đèn báo bật công tắc khoá điện
    • Đèn báo chưa thắt dây an toàn
    • Đèn báo cửa xe mở
    • Đèn báo nắp cốp
    • Đèn báo cốp xe mở
  • Các ký hiệu cần phải thông báo và lỗi xe cần phải kiểm tra

Các ý nghĩa của 64 biểu tượng trên bảng táp lô xe hơi các chủ xe nên biết

Thường các biểu tượng sẽ có ý nghĩa riêng kèm theo các ký hiệu trên bảng táp lô để người lái biết khi xe có gặp phải vấn đề nào đó hay không? người lái cũng cần nên nhớ và hiểu các biểu tượng có ý nghĩa gì để bạn biết khi các đèn báo bật.

Đèn cảnh báo phanh tay

Khi đèn phanh tay bật giúp cảnh báo người lái vẫn đang trong chế độ kích hoạt phanh tay (phanh tay cơ hoặc phanh tay điện tử).

Đèn cảnh báo nhiệt độ

Cảnh báo nhiệt độ động cơ nóng quá mức so với mức tiêu chuẩn, do các nguyên nhân như: hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc, bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục, làm cho động cơ ngốn xăng dầu nhiều hơn.

Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp

Đối với đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp được bật báo hiệu cho người lái về tình trạng bôi trơn của động cơ và cần được xử lý ngay, bởi khi để lâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành động cơ…

Đèn cảnh báo trợ lực lái điện

Cảnh báo cho người lái các Cảm biến (sensor) trợ lực có thể bị lỗi hoặc hỏng, hệ thống trợ lực lái điện EPS gặp trục trặc và cần được kiểm tra gấp.

Đèn cảnh báo túi khí

Hệ thống túi khí đang xảy ra lỗi và có thể sẽ dẫn tới hiện tượng túi khí không được kích hoạt khi xe xảy ra va chạm.

Đèn cảnh báo lỗi ắc-quy, máy giao điện

Đèn cảnh báo lỗi ắc-quy, máy giao điện khi bật sẽ báo cho người lái biết xe đang gặp các sự cố ở hệ thống ắc quy, hệ thống máy phát. Với những lỗi này, tài xế cần mang đi sửa chữa ngay lập tức vì những sự cố này có thể khiến xe không thể nổ máy được.

Đèn báo khoá vô-lăng

Cảnh báo cho tài xế về việc hệ thống trợ lực lái của vô-lăng đang gặp trục trặc và vô-lăng sẽ bị khóa chặt lại giống như lúc tắt máy xe.

Đèn báo bật công tắc khoá điện

Đèn báo bật công tắc khóa điện được bật cảnh báo người lái đang bật công tắc khóa điện.

Đèn báo chưa thắt dây an toàn

Đây làm cảnh báo người lái cần cài dây an toàn ngay lập tức. Hiện nay, một số hãng xe đã áp dụng chế độ chỉ kích hoạt túi khí khi dây an toàn đã được cài. Bạn cần lưu ý điều này để đảm bảo an toàn cho bản thân và hành khách trên xe.

Đèn báo cửa xe mở

Khi đèn báo mở cửa bật sáng thì đây là cảnh báo cửa ra vào của xe hiện đang mở hoặc chưa đóng chặt. Người lái cần kiểm tra trước khi xe lăn bánh để đảm bảo an toàn cho phương tiện và người đi đường.

Đèn báo nắp cốp

Khi đèn báo này phát sáng là xe hiện đang mở hoặc chưa được đóng chặt. Người lái cần kiểm tra lại trước khi xe lăn bánh.

Đèn báo cốp xe mở

Người lái khi phát hiện thấy đèn xe báo cốp xe bị mở và chưa đóng chặt, thì người lái cần phải đóng cốp thì đèn báo sẽ tắt.

Các ký hiệu cần phải thông báo và lỗi xe cần phải kiểm tra

Đối với những ký hiệu này thường được báo bằng đèn màu xanh lá cây hoặc màu xanh da trời

37. Đèn báo nhấn chân côn: Thông báo việc tài xế đạp chân côn chưa đúng cách, bị dính chân côn hoặc chân côn chưa sát.

38. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: Thông báo việc nước rửa kính của xe hiện đang ở mức thấp và cần được bổ sung.

39. Đèn sương mù (sau): Thông báo việc đèn sương mù phía sau đang trong trạng thái bật.

40. Đèn sương mù (trước): Thông báo việc đèn sương mù phía trước đang trong trạng thái bật.

41. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình: Thông báo việc chức năng điều khiển hành trình (Cruise Control) đang được kích hoạt.

42. Đèn báo nhấn chân phanh: Nhắc nhở việc người lái cần nhấn mạnh vào chân phanh để kích hoạt khởi động xe.

43. Đèn báo nhiên liệu: Cảnh báo dung tích nhiên liệu sắp cạn và cần được bổ sung.

44. Đèn báo rẽ: Thông báo đèn xi-nhan đang được bật.

45. Đèn báo chế độ lái mùa đông: Thông báo việc chiếc xe của bạn đang trong chế độ lái mùa đông (đường có băng tuyết và trơn trượt).

46. Đèn báo thông tin: Thông báo việc chiếc xe của người lái đang thông tin bằng tín hiệu hoặc hiển thị trên bảng điện tử.

47. Đèn báo trời sương giá: Thông báo việc cảm biến thời tiết của xe phát hiện thời tiết bên ngoài đang có sương giá.

48. Đèn báo khoá điều khiển từ xa: Cảnh báo việc chìa khoá (smartkey) sắp cạn pin và cần được thay thế.

49. Đèn cảnh báo khoảng cách: Cảnh báo việc khoảng cách của xe đang quá gần xe phía trước.

50. Đèn cảnh báo bật đèn pha: Thông báo việc đèn pha đang trong trạng thái bật, điều này có thể gây mất tầm nhìn của xe ngược chiều hoặc vi phạm luật giao thông nếu đang đi trong đô thị/khu vực dân cư.

51. Đèn báo thông tin đèn xi-nhan.

52. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác: Cảnh báo việc bộ chuyển đổi xúc tác đang gặp trục trặc. Nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống đánh lửa bị yếu khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết.

53. Đèn báo phanh đỗ xe: Thông báo việc phanh tay đang hoạt động.

54. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe: Thông báo việc các cảm biến trước, sau và xung quanh xe đang hoạt động để hỗ trợ việc đỗ xe.

55. Đèn báo xe cần bảo dưỡng: Thông báo về việc chiếc xe cần được bảo dưỡng sau thời gian dài sử dụng.

56. Đèn báo nước lọt vào bộ lọc nhiên liệu: Cảnh báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu.

57. Đèn báo tắt hệ thống túi khí: Cảnh báo hệ thống túi khí đang bị tắt.

58. Đèn báo sửa xe: Thông báo việc một bộ phận bất kỳ trên xe đang gặp sự cố và cần được kiểm tra.

59. Đèn báo bật đèn cos: Thông báo việc đèn chiếu sáng gần đang kích hoạt.

60. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn: Thông báo việc hệ thống lọc gió của xe đang bị bẩn.

61. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu: Thông báo việc xe đang kích hoạt chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu.

62. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo: Thông báo việc xe đang kích hoạt hệ thống hỗ trợ đổ đèo.

63. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu: Cảnh báo việc bộ lọc nhiên liệu đang gặp sự cố và cần được kiểm tra.

64. Đèn báo giới hạn tốc độ: Cảnh báo việc xe có thể đang chạy quá tốc độ.

Với người lái xe thì đây là những ký hiệu quan trọng, để người lái nhận biết và khắc phục tình trạng xe khi có vấn đề. Hơn nữa, người lái cần phải ghi nhớ những ký hiệu để phân biệt cũng như ý nghĩa của các đèn báo khi lái xe ô tô. Với bài viết trên cũng có thể giúp người nhận biết được phần nào, ngoài ra người lái thấy xe không nhận được tín hiệu hoặc không sáng đèn thì nên đưa xe vào gara để kiểm tra và khắc phục tình trạng đó nhé.

 

Chia sẻ

Tags:

Tin cũ hơn

Các đời xe Mazda CX-30: lịch sử hình thành, các thế hệ

Mazda là thương hiệu xe Nhật Bản luôn nỗ lực trong việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm, nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị nhất. Minh chứng là dòng xe CX của Mazda hiện đang “tham chiến” trong phân khúc SUV.

Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Jeep Wrangler

Lịch sử của thương hiệu Jeep, vốn có nguồn gốc từ hai mẫu xe quân sự Willys MB và Ford GPW được phát triển đặc biệt cho Thế chiến II. Tên gọi đầy đủ của mẫu xe này là US Army Truck, 1/4-ton, 4×4, Command Reconnaissance, nhưng trong thực tế, nó nhanh chóng được các binh lính gọi đơn giản là "Jeep".

Lịch sử hình thành các đời xe Nissan X-trail

Nissan X-Trail là một mẫu crossover SUV nhỏ gọn mang tính biểu tượng, được sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản từ năm 2000.

Xéc măng động cơ là gì và những điều cần biết về xéc măng của ô tô

Xéc măng động cơ là một chi tiết quan trọng bên trong động cơ ô tô, chúng còn được biết đến với tên gọi là bạc piston, tên tiếng anh của chúng là segment. Bởi chúng đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng, và hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nên được thiết kế rất bền vững và cứng cáp.

Lịch sử hình thành và các đời xe Subaru Forester

Subaru Forester, một mẫu SUV cỡ nhỏ danh tiếng từ thương hiệu ô tô Nhật Bản, đã được giới thiệu lần đầu vào năm 1997, và phát triển dựa trên nền tảng của Subaru Impreza. Với hơn hai thập kỷ trên thị trường, Forester đã trở thành biểu tượng cho sự bền bỉ, an toàn và hiệu suất vượt trội của Subaru.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Mitsubishi
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Mitsubishi
    Thương hiệu Mitsubishi có nguồn gốc sâu xa từ những năm đầu của thời kỳ Meiji tại Nhật Bản, được sáng lập bởi Yataro Iwasaki. Biểu tượng của Mitsubishi là sự kết hợp đầy ý nghĩa từ hai gia huy: "sangaibishi" – lá dẻ nước ba tầng của gia tộc Iwasaki, và "mitsuganshiwa" – ba lá sồi đại diện cho gia tộc Yamanouchi, các lãnh chúa phong kiến của gia tộc Tosa.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng Jaguar
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng Jaguar
    Jaguar là một thương hiệu mà những người đam mê sưu tầm xe hơi không thể không biết tới. Thương hiệu này đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành công nghiệp ô tô nhờ vào những dòng xe mang thiết kế độc đáo, sang trọng, và đặc biệt là những mẫu xe được sản xuất giới hạn, tạo ra sức hút riêng biệt đối với giới thượng lưu.
  • Công nghệ cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau RCTA là gì
    Công nghệ cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau RCTA là gì
    Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau là công nghệ an toàn, hữu ích trong những trường hợp lùi xe từ điểm đỗ bị khuất tầm nhìn, khó quan sát các phương tiện.
  • Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Lexus
    Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Lexus
    Lexus, thương hiệu xe hơi hạng sang của Nhật Bản, ra đời vào năm 1989 như một bước đi chiến lược của Tập đoàn Toyota nhằm mở rộng thị phần trong phân khúc xe cao cấp.
  • Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Chevrolet Colorado
    Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Chevrolet Colorado
    Chevrolet Colorado không chỉ là một mẫu bán tải thông thường, mà còn là một phần quan trọng trong danh mục sản phẩm của General Motors, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xe có khả năng vượt địa hình và chuyên chở hàng hóa tại các khu vực địa hình phức tạp như bang Colorado, Hoa Kỳ.