Các giải pháp độ đèn tăng sáng ô tô và sử dụng lâu dài

Thứ Hai, 17/06/2024 - 16:04

Hệ thống đèn chiếu sáng là bộ phận quan trọng trên ô tô. Đặc biệt là với những người thường xuyên lái xe vào buổi tối, chạy đường dài. Nếu đèn xe nguyên bản quá tối, hãy tham khảo các giải pháp sau. 

Hệ thống chiếu sáng phía trước của ô tô gồm đèn pha và đèn gầm. Vì vậy, khi cần tăng sáng sẽ can thiệp chủ yếu vào hai bộ phận này. Tùy từng dòng xe, nhu cầu và chi phí đầu tư để cân nhắc nâng cấp đèn pha hay đèn gầm.

1. Các giải pháp độ đèn pha tăng sáng

Đèn pha: Là loại đèn chiếu sáng xa với tình năng giúp người lái có tầm nhìn xa hơn, chủ động xử lý các vấn đề trên đường. Đây cũng là loại đèn có tình năng cảnh bảo tình trạng giao thông cũng như các chướng ngại vật.

Trường hợp đèn pha nguyên bản là đèn halogen, dùng chóa thường thường, pha-cos chung 1 bóng.

Giải pháp được nhiều người lựa chọn là độ bi vào chóa, tùy chọn bi LED, bi laser hoặc bi xenon. Khi có bi cầu projector, ánh sáng có đường cắt sắc nét, độ chụm tốt và luồng sáng tập trung đi xa. Chi phí thấp nhất để nâng cấp theo cách này là từ 6 triệu đồng.

Nguyên lý hoạt động của bi cầu (Projector) là tập hợp ánh sáng chiếu từ bóng đèn thông qua thấu kính hình cầu, mọi ánh sáng đi qua đây được điều chỉnh để tập trung tại phía trước đầu xe, tạo một mặt cắt tốt tránh tình trạng làm chói mắt người đi đối diện. Màn trập được sử dụng để đèn hoạt động tại hai chế độ khác nhau là đèn pha hoặc đèn cos. Khi tài xế sử dụng đèn pha, màn trập sẽ được kéo xuống dưới giúp phát sáng tối đa ánh sáng của bóng đèn và ngược lại khi sử dụng đèn cos, màn trập sẽ được đẩy lên làm giảm ánh sáng chiếu ra xa gây chói mắt cho người đi ngược chiều.

Về cơ bản, bi xenon, bi LED và bi laser có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự nhau, khác biệt duy nhất là ở nguồn sáng. Bi xenon sử dụng nguồn sáng rời là bóng xenon, có thể dễ dàng thay đổi nếu bị hỏng, chi phí lắp đặt tiết kiệm. Bi LED và bi Laser dùng nguồn sáng liền chip LED và mắt laser, nếu bị hỏng sẽ phải thay nguyên cụm, chi phí lắp đặt cao hơn.

1 bộ bi laser cho ô tô Bi cầu sau khi được độ vào đèn pha

Trường hợp đèn pha nguyên bản là đèn halogen, dùng 2 bóng riêng biệt.

Cách đơn giản nhất là thay bóng LED ở bên pha, thay bóng xenon ở bên cos. Bóng LED thường sáng tức thì, không có độ trễ, thích hợp để nháy pha khi cần xin vượt, chuyển làn. Bóng xenon dùng bên cos để đi trong phố, cường độ sáng lớn hơn bóng halogen nguyên bản, không gây chói cho người đối diện. Chi phí nâng cấp trên dưới 1 triệu đồng.

Bóng đèn xenon có tuổi thọ cao hơn 4 lần bóng halogen, ánh sáng xenon tốt hơn từ 3 – 5 lần ánh sáng halogen, thường được chia theo dải sáng như sau:

- Ánh sáng xenon 3000K ánh sáng vàng phần lớn sử dụng lắp cho đèn gầm ô tô, nhằm mục đích phá sương.

- Ánh sáng 4300K ánh sáng trắng vàng, ánh sáng nắng ban ngày rất phù hợp để sử dụng trong mọi thời tiết cũng như sử dụng lắp cho bóng đèn cos.

- Ánh sáng 6000k ánh sáng trắng xanh phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ cao, phù hợp cho những xe chỉ có nhu cầu chạy trong thành phố.

Nếu có nhu cầu cao hơn, chủ xe có thể độ thêm bi cầu ở bên cos, tùy chọn bi LED, bi laser hoặc bi xenon.

Đèn xe nguyên bản là halogen, có bi cầu bên cos

Với cấu tạo này, giải pháp đơn giản nhất là thay bóng halogen ở bi cầu bằng bóng xenon tăng sáng, kết hợp thay bóng LED bên pha. Cần sáng hơn, có thể độ lại bi ở bên cos để có ánh sáng tốt nhất.

Đèn xe nguyên bản là đèn LED, có bi cầu

Các dòng xe ở phân khúc 800 triệu - 1 tỷ thường trang bị đèn pha LED có bi cầu, ví dụ như Mazda CX-5, Hyundai Tucson. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng và tầm chiếu của đèn nguyên bản chỉ dừng ở mức cơ bản, thậm chí là tối so với tiêu chuẩn của rất nhiều người. Giải pháp nâng cấp là thay bi cầu nguyên bản, thay bằng bi pha mới (bi LED, bi laser, bi xenon).

Như vậy, để tăng sáng cho đèn pha ô tô sẽ có 2 cách cơ bản là thay bóng xenon/bóng LED hoặc độ thêm bi xenon/bi LED/bi laser. Ưu điểm của việc thay bóng là đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp. Nhược điểm là chất lượng (cường độ sáng và tầm chiếu xa) chỉ cải thiện ở mức cơ bản. Ưu điểm của độ bi là chất lượng vượt trội hơn rất nhiều, tuy nhiên chi phí cao hơn và thi công cầu kì hơn. Đặc biệt, khi độ bi cầu cho đèn pha cần mở đèn, yêu cầu tay nghề kĩ thuật cao.

Bên cạnh đó, còn có thêm một giải pháp nữa là độ đèn pha LED nguyên bộ

Đèn pha LED nguyên bộ là giải pháp vừa tăng sáng, vừa tăng tính thẩm mỹ cho xe hơi. Các mẫu đèn pha LED nguyên bộ được thiết kế có kích thước đúng bằng đèn pha nguyên bản của xe. Tuy nhiên, cấu tạo có thêm phần bi cầu, đi kèm bóng xenon hoặc bóng LED để tăng cường độ và tầm chiếu sáng. Ưu điểm lớn nhất của đèn pha LED nguyên bộ là lắp đặt đơn giản, dễ dàng "về zin". Chi phí để nâng cấp đèn pha LED nguyên bộ có giá bán trung bình từ 8 triệu đồng.

 

 

2. Các giải pháp độ đèn gầm tăng sáng

Đèn gầm hay còn gọi là đèn sương. Nhiệm vụ chính là gia tăng khả năng nhận biết đối với các phương tiện phía trước cũng như phía sau trong điều kiện thời tiết không tốt.

Đèn gầm ô tô bố trí ở vị trí cản trước, sử dụng bóng halogen hoặc đèn LED, ánh sáng chỉ dừng ở mức trung bình. Có 2 giải pháp độ đèn gầm thường được áp dụng là thay bóng đèn nguyên bản bằng bi projector, tùy chọn bi xenon hoặc bi LED. Đặc điểm chung của hai loại bi gầm này là đều sử dụng ở 2 chế độ pha-cos theo đèn pha xe. Bi gầm LED có thể kết hợp hai màu trắng/vàng trong cùng 1 bộ. Màu trắng sử dụng khi đi phố, chạy cao tốc. Màu vàng phá sương dùng lúc đi đèo hoặc trời mưa. Ngoài ra, bi LED cũng sáng tức thì, không có độ trễ như bi xenon. Chi phí để nâng cấp bi gầm ô tô từ 2,5 triệu đồng.

Đèn gầm nguyên bản trên Toyota Vios 2019 Bi gầm độ trên Toyota Vios 2019 1 bộ bi gầm cho ô tô

Lý do không dùng bóng LED hay Xenon mà chỉ dùng Bi LED hoặc Bi Xenon là vì nếu bóng LED hay bóng Xenon kết hợp với choá truyền thống sẽ tản xạ nhiều, dễ gây chói mắt người đối diện, nên cần có bi cầu Projector để luồng sáng tập trung.

Khi độ bi gầm, những xe đã có hốc đèn sẵn thì chỉ cần lắp thêm bi vào. Với những xe chưa hốc đèn thì cần làm thêm mặt dưỡng để đặt bi.

3. Lưu ý khi thực hiện các giải pháp tăng sáng ô tô

Hệ thống đèn ô tô có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cho người điều khiển xe có thể quan sát để lái xe một cách an toàn nhất. Việc thực hiện các giải pháp tăng sáng ô tô là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi tiến hành lắp đèn tăng sáng cần chú ý:

Thứ nhất: Chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu, tài chính cũng như dòng xe mình đang sở hữu để đảm bảo an toàn.

Thứ hai: Tìm đến các gara, xưởng sửa chữa uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao để thực hiện việc thay thế đèn tăng sáng ô tô một cách an toàn, không làm mất thẩm mỹ của xe.

Thứ ba: Lựa chọn lắp đặt các loại đèn chính hãng, có đầy đủ bảo hành để đảm bảo vệ đồ bền cũng như được khắc phục rủi ro.

Chia sẻ

Tags:

Khác

Tin cũ hơn

Không ngồi cạnh hỗ trợ học viên, giáo viên dạy lái xe ô tô bị phạt bao nhiêu?

Tình trạng giáo viên dạy lái xe ô tô không ngồi cạnh hỗ trợ học viên diễn ra khá phổ biến trong quá khứ. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại về an toàn và hiệu quả trong quá trình học tập lái xe.

4 nguyên nhân khiến vòng tua máy cao ở chế độ không tải

Có nhiều nguyên nhân gây ra vòng tua máy cao ở chế độ không tải, khi gặp phải tình trạng này cần phải kiểm tra và sửa chữa ngay.

Tìm hiểu ưu và nhược điểm khi phủ nano cho kính xe hơi

Phủ nano cho kính xe hơi là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều chủ xe để tân trang thêm cho chiếc xe của mình. Việc phủ nano lên trên bề mặt kính mang tới rất nhiều lợi ích, song bên cạnh đó nó cũng có một vài nhược điểm.

Hệ thống làm mát trên xe ô tô thường gặp những hỏng hóc sau đây

Hệ thống làm mát động cơ là một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với mỗi chiếc xe ô tô.

Dấu hiệu nhận biết động cơ ô tô bị yếu, chủ xe cần lưu ý

Động cơ ô tô bị yếu sau khi sử dụng một thời gian dài, lúc này chủ xe cần phát hiện sớm và mang xe đi bảo dưỡng, thay mới các chi tiết đã không còn sử dụng được.

Có thể bạn quan tâm

  • Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.
  • Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Việc bơm lốp xe quá căng có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng. Đầu tiên, lốp xe quá căng có thể dễ dàng bị nổ, tạo ra tình huống nguy hiểm trên đường. Thứ hai, áp suất lốp cao sẽ làm giảm lực kéo của xe, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phản ứng của xe trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nguy cơ trượt nước cũng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đường ướt, khiến cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái.
  • Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Sau khi nước lũ rút tại các tỉnh miền Bắc, hàng loạt ô tô bị ngập sâu sẽ cần được đưa đến các gara để tiến hành sửa chữa và phục hồi. Đây là giai đoạn quan trọng mà các chủ xe phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý kịp thời nhằm khôi phục hoạt động của xe và ngăn chặn những hư hỏng nghiêm trọng về sau.
  • Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Hệ thống điện, bầu lọc gió, piston hay bugi là các bộ phận được kiểm tra đầu tiên nếu xe đã bị
  • Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Toyota Vios là một mẫu xe đại chúng tại Việt Nam, sở hữu đầy đủ các yếu tố như bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí mua xe cùng chi phí bảo dưỡng rất thấp. Vậy sau 10.000 km, Toyota Vios cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào và hết bao nhiêu tiền? chúng ta cùng tìm hiểu