BYD thay đổi chiến lược, trực tiếp phân phối xe tại Australia
Thứ Ba, 27/05/2025 - 19:36 - loanpd
Theo Drive, BYD vừa xác nhận sẽ tiếp quản hoạt động nhập khẩu và phân phối xe trực tiếp cho khách hàng Australia, thay vì thông qua đại lý EVDirect như giai đoạn trước.
Động thái này sẽ giúp BYD kiểm soát chặt chẽ hơn dải sản phẩm của mình tại Australia, hiện bao gồm các mẫu xe như Atto 3, Seal, Sealion 6, Sealion 7, Dolphin cùng với bán tải Shark. Nhiều mẫu xe mới cũng dự kiến được BYD ra mắt khách hàng Australia trong thời gian tới.
Chuyên trang Drive cho rằng quyết định của nhà sản xuất ôtô Trung Quốc ở thời điểm này cũng là phù hợp với tham vọng sớm ra mắt thương hiệu xe sang Denza, dự kiến vào cuối năm nay.
Sự thay đổi trong hoạt động cũng được kỳ vọng sẽ giúp BYD gặt hái thành công với thương hiệu YangWang, vốn đang được thử nghiệm tại Australia bằng mẫu SUV cỡ lớn YangWang U8.
Sau chuyển đổi, BYD vẫn tiếp tục duy trì mảng bán lẻ của mình với 91 trung tâm dịch vụ, trải nghiệm trên khắp lãnh thổ Australia.
EVDirect cũng sẽ không hoàn toàn nằm ngoài hoạt động bán lẻ của BYD. Theo Drive, đơn vị này đã cùng Eagers Automotive thành lập một liên doanh mang tên EV Dealer Group Pty Limited, hoạt động với vai trò giám sát các cửa hàng BYD tại Australia.
Đầu năm ngoái, EVDirect tuyên bố đang tìm cách tăng gấp đôi doanh số BYD tại Australia trong giai đoạn 2024-2025, nhắm mục tiêu doanh số lũy kế khoảng 50.000 xe vào năm sau để đưa BYD lọt top 10 hãng xe bán chạy nhất xứ sở chuột túi, vượt qua Nissan và Isuzu.
Tính đến cuối tháng 4, BYD đã bán được 11.974 xe, vẫn đúng tiến độ hoàn thành mục tiêu doanh số lũy kế 36.000 xe cho đến năm 2026. So với mục tiêu ban đầu, kỳ vọng doanh số mà BYD đặt ra tại Australia đã giảm khoảng 30%.
Theo Drive, quá trình chuyển đổi hoạt động của BYD tại Australia đã được chuẩn bị trước và diễn ra trong một thời gian khá dài. Australia được xem là một trong những thị trường ô tô nước ngoài thành công nhất của BYD.
Từ năm ngoái, BYD đã tiến hành tuyển dụng ồ ạt, bao gồm một nhân sự cao cấp ở mảng hậu mãi và một cho mảng PR. Hãng xe Trung Quốc cũng lập kế hoạch sản phẩm nhằm củng cố hoạt động hậu cần trước khi chính thức tiếp quản quyền phân phối từ EVDirect.
Mở rộng chiến lược toàn cầu
Việc BYD tự mình đảm nhận phân phối tại Australia cho thấy hãng đang ngày càng chủ động kiểm soát hệ thống kinh doanh quốc tế, thay vì phụ thuộc vào các đối tác địa phương như trước đây. Trước đó, BYD cũng đã triển khai mô hình tương tự tại một số thị trường châu Âu và Đông Nam Á.
Australia là một trong những thị trường quan trọng với BYD, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến xe điện nhờ chính sách hỗ trợ từ chính phủ và cơ sở hạ tầng sạc đang được đầu tư mạnh. Trong năm 2024, BYD liên tục lọt vào top các thương hiệu xe điện bán chạy nhất tại quốc gia này.
Việc trực tiếp phân phối tại Australia không chỉ giúp BYD tăng cường năng lực cạnh tranh, mà còn thể hiện tham vọng trở thành thương hiệu xe điện toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ như Tesla, Hyundai hay MG.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Xu hướng tích hợp trang bị cao cấp trên các mẫu xe phổ thông ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và những chiến lược kinh doanh thông minh của các hãng xe hơi, nhiều tính năng vốn chỉ xuất hiện trên các dòng xe cao cấp nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của các mẫu xe phổ thông tại thị trường Việt từ hạng A đến hạng C.
Honda Trung Quốc ứng dụng AI để giảm 30% nhân sự
Hai phân khúc ô tô nóng nhất Việt Nam: Những cuộc đua doanh số đầy gay cấn
Ô tô tại Việt Nam đang bán chạy hơn 2023
Nửa cuối 2023: Thời điểm tốt nhất để mua xe sang
Nửa cuối năm 2023, người dùng có thể tranh thủ hưởng “lợi kép” từ chương trình ưu đãi của các hãng xe sang lẫn quy định giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
-
Những mẫu ô tô mới sắp ra mắt tại Việt Nam: Danh sách đáng chờ đợi 2025Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón nhận loạt sản phẩm mới đa dạng, trải dài từ các mẫu xe điện giá rẻ, SUV cỡ nhỏ cho tới những dòng xe siêu sang, hứa hẹn tạo nên sự sôi động mạnh mẽ ở nhiều phân khúc khác nhau.
-
Chiến lược điện hóa Toyota: Bước ngoặt lớn thay đổi ngành ô tôToyota đang điều chỉnh chiến lược điện hóa nhằm đơn giản hóa danh mục sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng với xu hướng và nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường xe điện toàn cầu.
-
Doanh nghiệp Việt trước thách thức chuẩn hóa hạ tầng trạm sạc xe điệnThị trường trạm sạc xe điện tại Việt Nam đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi xu hướng chuyển dịch tiêu dùng sang các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đặc biệt là xe điện (EV). Sự bùng nổ nhu cầu này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hạ tầng sạc mà còn mở ra cơ h
-
Xe Hàn gặp khó tại Việt Nam: Khi đối thủ không chỉ là ôtô NhậtCuộc cạnh tranh doanh số giữa các thương hiệu ôtô Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam đang dần mất đi sức nóng, trong bối cảnh thị trường ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi mới gia nhập và mở rộng ảnh hưởng.
-
Màu xanh được Toyota lựa chọn cho các phiên bản đặc biệtHãng Nhật ra mắt màu xanh nổi bật cho riêng phiên bản TRD Pro của các mẫu 4Runner, Tacoma, Tundra và Sequoia vào mùa thu năm nay.