5 'gạch đầu dòng' quan trọng không nên bỏ qua khi mua ô tô cũ

Thứ Năm, 07/09/2023 - 10:03

Đừng phó thác hoàn toàn cho hãng hay thợ, chỉ với một số kiến thức cơ bản, bạn cũng có thể tự mình kiểm tra xe cũ trước khi quyết định có 'chốt đơn' hay không.

1. Kiểm tra màu sơn, thân vỏ, khoang động cơ và gầm xe

Khi mua xe cũ mà hình thức quá mới cũng đáng ngại, bởi có thể đó là xe từng bị đâm đụng nghiêm trọng, đã được vào lại vỏ. Tuy nhiên, nhiều thợ xe cũng đủ "khôn" để chỉ tân trang ở mức vừa phải, không khiến khách hàng nghi ngờ.

Xe cũ thường được sơn sửa để trông như mới, dễ hấp dẫn khách hàng hơn (Ảnh minh họa: Nhật Minh).

Khi đi mua xe cũ, tốt nhất nên kiểm tra màu sơn dưới trời nắng to, để có thể dễ dàng phát hiện những chỗ sơn khác màu hoặc bề mặt sơn lỗi lõm không đều (nếu có). Bên cạnh đó, cần chú ý xem các khe hở, rãnh chỉ trên thân xe có đều không, để phát hiện xe từng đâm đụng mạnh, đã qua đại tu.

Nếu phát hiện có những chỗ han gỉ trên nóc xe, khoang động cơ, bên trong vòm bánh xe hoặc bên dưới thảm sàn thì không nên mua, vì nhiều khả năng xe từng bị ngập nước. Kiểm tra bên dưới gầm xe cũng nhằm mục đích tương tự.

Khoang động cơ là khu vực dễ khiến người mua xe thông thường bối rối vì có nhiều chi tiết phức tạp, không phải ai cũng đánh giá được tình trạng. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra mức độ sạch bẩn của khoang máy, tình trạng của các con ốc,...

Dù không phải thợ chuyên nghiệp, nhưng khi đi xem ô tô cũ, bạn nên mở khoang máy và quan sát các chi tiết bên trong để đánh giá tình trạng xe (Ảnh minh họa: Nhật Minh).

Khoang động cơ quá sạch so với tuổi đời xe sẽ là điểm cần đặt dấu hỏi. Ngoài ra, những xe từng bị ngập nước, hoặc đã qua đại tu, thì toàn bộ ốc máy sẽ không còn nguyên bản, mà có dấu vết trầy xước. 

2. Xem kỹ lịch sử bảo dưỡng, sửa chữa

Nếu một chiếc xe cũ có lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng rõ ràng, kèm theo hóa đơn, biên nhận, thì rất đáng cân nhắc, vì đó là dấu hiệu cho thấy chủ xe cẩn thận, có trách nhiệm.

Hồ sơ này cũng sẽ đảm bảo rằng xe không bị tua công-tơ-mét.

3. Kiểm tra nội thất và tất cả các tính năng 

Việc trước tiên khi ngồi vào trong xe là xem các chi tiết nội thất có quá bẩn, ghế da có "nát" quá không. Một chiếc xe ít đi hoặc được chăm sóc kỹ thì sau 5 năm sử dụng, mặt đệm ghế vẫn còn khá căng, sạch sẽ.

Ngoài ra, hãy chú ý các dấu hiệu ẩm mốc - chỉ dấu của xe từng bị ngập nước.

Hãy kiểm tra dấu hiệu ẩm mốc của nội thất (Ảnh minh họa: Nhật Minh).

Tuy nhiên, một chiếc xe cũ mà có nội thất quá mới cũng rất đáng ngờ, bởi có thể nó đã được làm lại toàn bộ để "xóa dấu vết" đâm đụng hoặc ngập nước.

Kế đến, hãy bật thử từng chức năng để kiểm tra, như đèn điều hòa, cửa kính, gạt nước, cần điều khiển xi-nhan, đèn nội thất, đèn cụm điều khiển, khóa cửa, đài...

Nếu điều hòa không mát, ồn, hoặc phả mùi khó chịu thì không nên mua chiếc xe đó vì việc sửa chữa điều hòa ô tô có thể rất đắt.

4. Xem kỹ tình trạng lốp

Tuổi lốp: Hãy tìm năm sản xuất và kiểm tra xem tất cả các lốp có cùng năm sản xuất không. Việc này sẽ cho bạn biết lốp còn cũ hay mới, có được thay cùng một thời điểm không.

Tình trạng lốp: Thành lốp bị mòn hoặc phồng không an toàn để sử dụng, đồng thời cho thấy chủ cũ không chăm sóc tốt cho xe. Lốp quá mòn cũng là dấu hiệu của việc xe không được bảo dưỡng định kỳ.

Lốp là bộ phận duy nhất của ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nên có thể nói lên nhiều điều về tình trạng xe (Ảnh minh họa: WapCar).

Nếu có dấu hiệu mòn quá mức ở mặt trong hoặc ngoài của lốp, thì đó là dấu hiệu của việc xe không được cân bằng độ chụm của bánh và đảo lốp định kỳ, hoặc có vấn đề ở hệ thống treo.

Lốp khác nhau: Thông thường lốp xe được thay theo cặp trước/sau hoặc cả 4 bánh cùng lúc, nên nếu bạn thấy một trong 4 lốp khác thương hiệu thì đó là dấu hiệu của một chiếc xe có vấn đề lớn về kỹ thuật hoặc chủ xe thiếu chăm sóc kỹ lưỡng.

5. Lái thử

Tốt nhất là lái thử xe trên nhiều loại đường khác nhau (đường đô thị, đường cao tốc, đường quê,...) và thử nhiều kiểu lái khác nhau (tăng/giảm tốc đột ngột, lên dốc, khởi động giữa dốc,...) để đánh giá chính xác tình trạng cũng như khả năng vận hành của xe.

Nếu vì lý do gì đó mà bạn không thể lái thử xe đường dài, việc chạy lòng vòng cũng có thể giúp phát hiện các vấn đề trục trặc của xe, như tiếng động lạ ở động cơ, tay lái bị lạng, xe rung lắc dù mặt đường tương đối phẳng,... 

Đặc biệt, nếu bên bán tuyệt đối không cho bạn lái thử xe thì hãy lập tức dừng giao dịch.

Theo Dân Trí

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Những mẫu xe đời cổ tiên phong cho phong trào chơi off-road

Từ Land Rover Defender đến Jeep Wrangler, những mẫu SUV, bán tải cổ điển dưới đây đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người chơi off-road.

Các đời xe Kia K5: lịch sử hình thành, các thế hệ

Kia K5 là phiên bản ô tô hạng trung do Kia sản xuất từ năm 2000. Rất nhiều người dùng cho rằng đây là một dòng xe khá thú vị, khi trải qua rất nhiều tên gọi trên nhiều thị trường ô tô kể từ khi ra mắt lần đầu tiên.

Sự thật phía sau việc Nissan Kicks e-Power có giá bán từ 530 triệu đồng

Các thông tin về việc Nissan Kicks e-Power có giá bán chỉ từ 530 triệu đồng khiến không ít người xôn xao, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua với mức giá đó.

Các đời xe Toyota Wigo: lịch sử hình thành, các thế hệ

Toyota Wigo thuộc danh sách xe ô tô đã qua sử dụng và mua lại bán chạy nhất tại rất nhiều thị trường. Toyota Wigo thể hiện bản chất của một chiếc xe cỡ nhỏ nhanh nhẹn, giá cả phải chăng và cảm giác lái thú vị. Tuy vậy, trang bị và tiện nghi trên xe vẫn chưa được đánh giá cao.

Các đời xe Peugeot 2008: lịch sử hình thành, các thế hệ

Peugeot 2008 là một chiếc crossover cỡ nhỏ (phân khúc B) đến từ nhà sản xuất ô tô Pháp. Được giới thiệu tại Triển lãm Ô tô Geneva 2013 và được xếp nằm dưới dòng 3008, đời xe đầu tiên của 2008 đã thay thế Peugeot 207 SW, vì Peugeot không phát hành phiên bản 208 để kế nhiệm.

Xem nhiều nhất

  • Các đời xe Mercedes-Benz C-Class: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
    Các đời xe Mercedes-Benz C-Class: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
    Mercedes Benz C-Class là một trong những “chiến binh” đã góp công đưa Mercedes Benz trở thành thương hiệu ô tô nổi tiếng toàn cầu ngày nay. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, không có gì ngạc nhiên khi doanh thu và số lượng xe bán của Mercedes Benz C-Class luôn nằm trong top đầu ở phân khúc xe hạng sang tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.