3 dấu hiệu cho thấy bộ điều khiển của hệ thống phanh ABS gặp vấn đề
Thứ Ba, 19/12/2023 - 15:25 - hoangvv
Cấu tạo của hệ thống phanh ABS trên ô tô gồm có 4 bộ phận là cảm biến tốc độ, cảm biến giảm tốc, bộ chấp hành phanh và bộ điều khiển ABS. Trong đó, bộ điều khiển ABS được xem là "bộ não" trung tâm kiểm soát hệ thống phanh.
Sự khác biệt giữa xe có phanh ABS và không có phanh ABS là khả năng chuyển hướng xe khi phanh gấp
Bộ điều khiển ABS là gì?
Bộ điều khiển ABS là một bộ vi xử lý điện chịu trách nhiệm giám sát và vận hành hệ thống chống bó cứng phanh ABS của xe, bằng cách điều chỉnh áp suất thủy lực được phân bổ đến cụm phanh ở mỗi góc bánh xe tương ứng, giúp ngăn chặn tình trạng phanh bị bó cứng trong trường hợp xe dừng đột ngột hoặc khẩn cấp.
Mô-đun ABS thường được đặt ở bên trong khoang lái thường ở phía bên ghế phụ
Bộ điều khiển ABS trên hầu hết các loại xe đều được đặt trong khoang động cơ và thông thường, chúng được bắt vít ở khu vực phía hành khách phía trước của khoang động cơ.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ hệ thống điện tử nào, bộ điều khiển ABS thông thường cũng không tránh khỏi những hỏng hóc theo thời gian. Điều này càng làm tăng tầm quan trọng của việc có thể nhận biết các dấu hiệu khác nhau liên quan đến lỗi bộ điều khiển ABS.
Cách nhận biết bộ điều khiển ABS gặp vấn đề
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc trung tâm dịch vụ Auto i-Tech (Hà Nội) cho biết bộ điều khiển ABS về bản chất là rất khó hỏng và thường tồn tại suốt đời xe nhưng đôi khi chúng vẫn bị lỗi vì nhiều lý do.
Một trong những yếu tố chính là do va đập. Trong trường hợp tác động không phải là nguyên nhân gây ra lỗi bộ điều khiển ABS thì sự xâm nhập của nước, ăn mòn hoặc quá tải điện sẽ là thủ phạm chính.
Vì vậy, khi bộ điều khiển ABS bị lỗi, người dùng có thể phát hiện ra điều này bằng 3 dấu hiệu đơn giản như sau.
1. Đèn ABS bật sáng
Vì hệ thống phanh ABS của xe sẽ luôn tự kiểm tra sau mỗi lần khởi động nguồn điện trên xe nên các lỗi thích hợp sẽ được lưu trữ khá nhanh khi có phát sinh.
Đèn ABS bật sáng cảnh báo hệ thống phanh đang gặp vấn đề
Sau khi lỗi loại này được lưu trữ, đèn cảnh báo ABS sẽ bật sáng trên bảng điều khiển của xe, từ đó cảnh báo người lái về vấn đề hiện tại.
2. Xảy ra tình trạng khoá phanh
Đôi khi, bộ điều khiển ABS có thể bị lỗi theo cách gây ra tình trạng phanh vô ý, nhiều trường hợp xảy ra một cách cực đoan khiến người điều khiển giật mình, chẳng hạn như phanh của xe bị bó cứng khi vận hành.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là những trường hợp này thường không liên tục và xảy ra mà không có cảnh báo trong quá trình phanh thông thường.
3. Mất nhiều lực để phanh xe
Nếu người lái nhận thấy xe của mình đột nhiên cần phải dùng một lực đạp phanh mạnh hơn để dừng xe lại thì bộ điều khiển ABS của hệ thống phanh có thể đã đang gặp vấn đề.
Phải dùng nhiều lực hơn để phanh cho thấy mô-đun ABS đang có vấn đề
Điều này thường xảy ra khi mạch khí nén cung cấp cho các bầu phanh đi qua bộ điều khiển ABS không thể điều chỉnh chính xác áp suất phanh thủy lực như trước đây.
Xem thêm:
Chi phí thay thế bộ điều khiển ABS có đắt không?
Mặc dù người dùng vẫn có thể lái một chiếc xe bị lỗi bộ điều khiển ABS nhưng chắc chắn chiếc xe đó sẽ không thể vận hành an toàn như thiết kế ban đầu. Thế nên, khi phát hiện bộ điều khiển ABS gặp lỗi, hãy đưa xe đến một gara ô tô để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế chúng.
Chi phi thay thế mô-đun ABS thường dao động từ 15-20 triệu đồng dành cho những mẫu xe phổ thông
Anh Thắng cho biết: "Chi phí thay thế bộ điều khiển ABS của xe có thể khác nhau đáng kể tùy theo kiểu dáng và thương hiệu. Với những xe phổ thông, chi phí thay thế một bộ mô-đun ABS mới sẽ dao động trong khoảng từ 15-20 triệu đồng, trong khi với những dòng xe cao cấp, chi phí này có thể lên tới 50-60 triệu đồng. Việc thay thế mô-đun ABS mất từ khoảng 1-2 tiếng tùy thuộc vào thiết kế của mỗi nhà sản xuất."
"Một số nhà sản xuất yêu cầu phải hoàn thành quy trình xả khí cho hệ thống phanh ABS sau khi thay thế mô-đun ABS. Điều này thường đòi hỏi phải sử dụng máy quét chẩn đoán chuyên nghiệp", vị kỹ sư này nói thêm.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Bí quyết kiểm tra hệ thống cảnh báo trên ô tô mà mọi tài xế cần biết
Ưu nhược điểm của 6 bộ lốp chuyên cho xe SUV và bán tải chạy trên đường xấu
Những bộ lốp tiêu chuẩn sẽ không thể đáp ứng được cho những chuyến phiêu lưu địa hình và đó là lúc chiếc xe SUV hay bán tải của bạn cần một bộ lốp tốt hơn.
Lợi ích của cản xe ô tô
Đánh lái ra khỏi chỗ đỗ thế nào để không va quẹt?
Làm sao để dừng một chiếc xe bị mất phanh?
Có thể bạn quan tâm
-
Mẹ Bầu Lái Xe: Cần Lưu Ý Gì Để Đảm Bảo An Toàn?Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ chủ động cầm lái để phục vụ nhu cầu di chuyển cá nhân. Tuy nhiên, khi mang thai – một hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thử thách – việc lái xe có thể trở nên khó khăn hơn do những thay đổi về thể chất và tâm lý. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình di chuyển, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các mẹ bầu cần ghi nhớ.
-
Vô lăng rung lắc khi lái xe Nguyên nhân chính và cách xử lý triệt đểTrong quá trình vận hành ô tô, không ít tài xế gặp phải hiện tượng vô lăng bị rung lắc, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và tiềm ẩn nguy cơ an toàn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và giải pháp khắc phục hiệu quả là gì?
-
Lái xe đêm khi du xuân: Những nguy cơ tiềm ẩn và cách giữ an toànKhởi hành du xuân vào đêm khuya hoặc lúc trời mới sáng tỏ giúp tiết kiệm thời gian, nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm và kỹ năng lái xe trong điều kiện ánh sáng yếu.
-
Những vị trí cấm ô tô quay đầu dù không có biển báo tài xế cần lưu ýMặc dù không có biển cấm quay đầu ô tô, nhưng nếu tài xế thực hiện quay đầu xe tại những vị trí dưới đây, họ vẫn có thể bị xử phạt nặng theo quy định của Nghị định 168.
-
Bí quyết lái xe trên cát: Tránh sa lầy, chinh phục mọi địa hìnhKhông giống như lái xe trên đường nhựa, điều khiển phương tiện trên cát yêu cầu tài xế phải trang bị kỹ năng vững vàng nhằm tránh nguy cơ sa lầy hoặc gây ra những sự cố không mong muốn.