Các yếu tố làm giảm hiệu suất của hệ thống phanh ô tô

Thứ Hai, 15/01/2024 - 09:28

Phanh là bộ phận giúp kiểm soát ô tô, đảm bảo an toàn cho xe, trong quá trình vận hành những sai lầm có thể gây hại và làm giảm hiệu suất của hệ thống phanh xe.

Phanh là thiết bị cơ học tạo ra ma sát để hãm chuyển động của bánh xe. Hệ thống phanh giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo chủ ý người lái. Do đó hệ thống phanh ô tô cần đạt những tiêu chuẩn an toàn chuyển động,

 Những yếu tố làm giảm hiệu quả và hiệu suất của hệ thống phanh ô tô.

Vậy những yếu tố nào làm giảm hiệu quả và hiệu suất của hệ thống phanh ô tô?

Thường xuyên phanh gấp

Khi phanh gấp, đạp phanh liên tục bằng lực có thể gây ra lực lớn làm cho hệ thống phanh bị căng, dẫn đến má phanh và đĩa phanh nhanh bị mòn hơn. Nhiệt sinh ra trong quá trình xe phanh gấp có thể làm giảm tuổi thọ tổng thể của phanh.

Đặc biệt người lái phải thật cẩn trọng khi xe ở tốc độ cao, vì điều này có thể làm tăng đáng kể lực cản khi phanh trong trường hợp dừng khẩn cấp. Để tránh, giảm thiểu các tác động bất lợi, người lái xe nên chủ động dự đoán và theo dõi các điều kiện giao thông, áp dụng phanh trước.

Liên tục tăng tốc khi đường tắc

Việc liên tục tăng tốc khi gặp các tình huống giao thông đông đúc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phanh xe, người lái nên chỉ đạp ga nhẹ để đuổi kịp xe phía trước thay vì tăng tốc nhanh rồi đột ngột phanh. Nếu đột ngột phanh quá nhiều lần, có thể dẫn đến hệ thống phanh bị cháy, hoạt động kém hiệu quả.

Rà phanh khi xuống dốc, đổ đèo

Khi rà phanh đổ đèo, xuống dốc, khi người lái đạp phanh liên tục có thể dẫn đến tích tụ nhiệt nguy hiểm, dễ làm má phanh xe cong vênh hoặc thậm chí có thể gây cháy. Điều này có thể dẫn đến phanh bị hỏng và không sử dụng được gây ra mối đe dọa đáng sợ với sự an toàn của người lái và hành khách trên xe.

Để đảm bảo an toàn, người sử dụng xe nên chuyển sang chế độ bán tự động đối với các loại xe dùng hộp số tự động, đối với xe số sàn thì nên chuyển về số thấp.

Ngoài ra người lái phải luôn tuân theo nguyên tắc lên dốc số nào, xuống dốc số đó, điều này giúp cho hệ thống chuyển động của xe sẽ hãm tốc độ ô tô lại, giúp hệ thống phanh giảm bớt áp lực

Không bảo dưỡng phanh định kỳ

Việc không thay dầu phanh, bảo dưỡng định kỳ có thể gây ra hư hỏng trên dây phanh, dầu phanh cũ hút hơi ẩm có thể khiến xi lanh chính, đường phanh và pít tông bị ăn mòn, gây hậu quả nghiệm trong làm hiệu quả phanh bị giảm, thậm chí có thể mất phanh hoàn toàn.

VÌ vậy để đảm bảo an toàn cho xe, phanh xe, chủ xe nên thay dầu phanh, bảo dưỡng theo định kỳ.

Kéo phanh tay khi xe chưa dừng hẳn

Phanh tay của ô tô được thiết kế để giữ ô tô khi xe dừng hẳn, vì vậy nếu sử dụng phanh tay khi ô tô chưa dừng hẳn, sẽ khiến lực phanh tác động lên hai bánh sau, gây ra hiện tượng trượt bánh, mất lái.

Không hạ phanh tay khi xe đang di chuyển

Một số tài xế thường quên hạ phanh tay nhưng vẫn cho chạy xe, điều này khiến guốc phanh và má phanh vẫn còn áp sát vào đĩa phanh, tạo ra ma sát rất lớn, khiến cho má phanh bị cháy.

Thông thường khi gặp trường hợp này, một số dòng xe sẽ phát tín hiệu bằng đèn cảnh báo bật sáng trên đồng hồ, để nhắc nhở người điều khiển xe. Ngoài ra việc không hạ phanh tay khi xe di chuyển, có thế dẫn tới làm hỏng các hệ thống cảm biến gắn trên bộ phận này như hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Trường hợp tệ nhất là khi phát sinh mức nhiệt cao khiến dầu phanh sôi, dẫn đến phanh mất tác dụng hoàn toàn.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tầm quan trọng của việc đảo lốp xe định kỳ

Việc này sẽ giúp cho xe có khả năng vận hành cân bằng hơn, chống được trơn trượt, mất lái cũng như kéo dài tuổi thọ của cả bộ lốp xe.

Giải mã 4 loại mùi khét thường gặp trong xe và cách khắc phục đơn giản

Khi bạn phát hiện mùi khét lạ trong ô tô, đây là dấu hiệu cần xem xét các vấn đề nghiêm trọng và cần phải giải quyết ngay lập tức. Không nên xem nhẹ bất kỳ mùi khét nào sau đây, vì chúng có thể tiềm ẩn các vấn đề lớn.

Hậu quả khi không bảo dưỡng xe ô tô đúng hạn

Bảo dưỡng ô tô định kỳ là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn bảo vệ bản thân và xế yêu của mình. Nếu bỏ qua quy trình bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Cần kiểm tra hạng mục gì trên ô tô sau hành trình dài ngày

Sau kỳ nghĩ Tết Âm lịch dài ngày, những xưởng gara, trung tâm dịch vụ đã đi vào hoạt động cũng là lúc chủ xe nên kiểm tra lại một số hạng mục để chiếc xe luôn vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Xe ô tô không thể đề nổ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một chiếc xe ô tô không thể đề nổ là vấn đề khá phổ biến và gây khó chịu cho không ít chủ xe. Dấu hiệu để nhận biết lỗi này có thể đến từ một số tiếng động đặc trưng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách làm sạch khoang máy ô tô an toàn, hiệu quả mà không dùng nước
    Cách làm sạch khoang máy ô tô an toàn, hiệu quả mà không dùng nước
    Việc vệ sinh khoang máy ô tô mà không cần sử dụng nước mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Phương pháp này không chỉ giúp bảo vệ các bộ phận quan trọng khỏi nguy cơ ẩm ướt hay hư hỏng do tiếp xúc với nước mà còn góp phần duy trì hiệu suất tối ưu của động cơ. Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả, giúp kéo dài tuổi thọ của các hệ thống điện và cơ khí bên trong khoang máy, đồng thời tránh được những rủi ro không mong muốn do nước gây ra.
  • Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.
  • Cách kiểm tra điều hoà ô tô chuẩn nhất
    Cách kiểm tra điều hoà ô tô chuẩn nhất
    Hệ thống điều hòa ô tô là một bộ phận cần thiết, đòi hỏi phải được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ, bởi tần suất hoạt động của nó gần như liên tục.
  • Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý
    Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý
    Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.
  • Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ tối ưu cho pin xe điện, mức sạc lý tưởng nên duy trì trong khoảng 20-80%. Ngoài ra, quá trình sạc từ 80% đến 100% không chỉ mất nhiều thời gian hơn mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của pin trong dài hạn.