Xéc măng động cơ là gì và những điều cần biết về xéc măng của ô tô

Thứ Sáu, 22/12/2023 - 15:18

Xéc măng động cơ là một chi tiết quan trọng bên trong động cơ ô tô, chúng còn được biết đến với tên gọi là bạc piston, tên tiếng anh của chúng là segment. Bởi chúng đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng, và hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nên được thiết kế rất bền vững và cứng cáp.

Những thông tin cần biết về xéc măng động cơ ô tô

Ở bài viết này, VATC sẽ giúp các bạn sẽ hiểu rõ được toàn bộ thông tin về xéc măng ô tô mà bạn cần tìm hiểu về yêu cầu, phân loại, chức năng, nguyên lý, những dấu hiệu hư hỏng, các phương pháp kiểm tra, cũng như cách lựa chọn và thay thế xéc măng phù hợp nhất. Chúng ta cùng bắt đầu nào:

Yêu cầu của vật liệu chế tạo xéc măng ô tô

Như đã nói, với điều kiện làm việc thực sự khắc nghiệt của segment, vì vậy mà vật liệu để chế tạo xéc măng cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Hệ số giãn nở nhiệt và hệ số ma sát nhỏ.
  • Có độ cứng, sức bền phù hợp trong điều kiện ma sát giới hạn.
  • Tính đàn hồi và sự ổn định trong điều kiện nhiệt cao phải tốt.

Xéc măng

Do đó mà chúng ta sẽ thường gặp những segment có chất liệu bằng hợp kim, gang xám.

Xéc măng động cơ ô tô có bao nhiêu loại

Các loại xéc măng? Xéc măng có 2 loại chính là loại Dầu và loại Khí. Trong đó loại xéc-măng khí lại được chia làm 3 loại là loại có vát mặt trên, loại côn và loại côn cắt phía dưới; còn xéc măng dầu cũng được chia làm 2 loại là loại có lò xo và loại 3 vòng.

Phân loại Xéc măng

Chức năng chính của xéc măng

Segment có 4 chức năng chính như sau:

  • Duy trì sự nén khí giữa thành xilanh với piston.
  • Tạo lớp màng bôi trơn giữa piston và xi lanh.
  • Làm chi tiết truyền nhiệt trung gian cho piston ra xilanh.
  • Ngăn không cho piston gõ (va đập) vào thành xilanh.

Nguyên lý hoạt động của xéc măng động cơ

Luôn có xu hướng bung ra để ôm sát thành xi lanh, khi động cơ hoạt động thì xéc măng liên tục di chuyển lên xuống trong chu trình nạp-nén-nổ-xả:

  • Ở kỳ hút: xéc măng động cơ có xu hướng di chuyển lên trên, nằm sát ở “cạnh trên” rãnh xéc măng.
  • Ở kỳ xả và nén: xéc măng có xu hướng di chuyển xuống dưới, nằm sát ở “cạnh dưới” rãnh xéc măng.
  • Khi xéc măng nằm ở “giữa rãnh” hoàn toàn, thì chúng không nằm sát “cạnh” nào cả, khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao thì lúc này xéc măng động cơ sẽ lắc qua lại và di chuyển tự do trong rãnh của xéc măng.
  • Ở kì nổ: cả xéc măng và piston đều đi xuống, áp suất nén trong động cơ sẽ đẩy xéc măng xuống “cạnh dưới” của rãnh xéc măng. Lúc này khí nén sẽ đi vào khoảng trống ở phần trên rãnh xéc măng, rồi đẩy mạnh xéc măng áp sát vào lòng xi lanh. Ở giai đoạn này, xéc măng sẽ bung ra mạnh nhất để làm tăng tối đa độ kín.

nguyên lý hoạt động của xéc – măng

Trong quá trình hoạt động khắc nghiệt như vậy, dù được chế tạo bởi những vật liệu tốt, nhưng lâu ngày xéc măng sẽ bị hỏng và gây ra nhiều hiện tượng hư hỏng, chúng ta phải thay thế.

Dấu hiệu cho thấy xéc măng động cơ cần được thay thế

Nằm tận bên trong động cơ, nên chúng ta không thể mở ra dễ dàng như những chi tiết khác để kiểm tra, vì vậy, để nhận biết được xéc măng ô tô có gặp phải vấn đề hay không, các bạn hãy tham khảo những dấu hiệu sau:

  • Khi khí thải, khói xả ra quá nhiều.
  • Dầu bôi trơn có dấu hiệu hao hụt nhanh.
  • Động cơ tăng tốc yếu.
  • Công suất động cơ thấp.

Dấu hiệu kiểm tra và thay thế

Tuy 4 nguyên nhân trên cũng có thể xảy ra nếu những bộ phận khác trên hệ thống động cơ gặp vấn đề. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ xung quanh động cơ và các chi tiết như bugi, hệ thống phun nhiên liệu, các chỗ chảy dầu ở động cơ… và những hư hỏng ở động cơ ô tô trước khi quyết định “rã máy”.

Cách lựa chọn mua xéc măng ô tô

Hiện nay chúng ta rất dễ để có thể chọn mua xéc măng động cơ ô tô, nhưng việc mua xéc măng mới để thay thế sẽ phụ thuộc vào chế động gia công lại thành xilanh.

Cách lựa chọn xéc – măng

Nếu xilanh mòn không đáng kể: các bạn có thể sử dụng xéc măng loại tiêu chuẩn phù hợp với độ mòn, côn, độ lệch trong khoảng cho phép.

Nếu xilanh đã gia công lại với đường kính khác lớn hơn: thì các bạn cần xác định chính xác kích cỡ để chọn mua phù hợp. Xéc măng có độ côn tiêu chuẩn khoảng 0,13 – 0,23nm, nếu độ côn vượt quá mức cho phép, cần chọn lại xéc măng ô tô và gia công lại xilanh để chúng tương thích.

Hướng dẫn thay xéc măng động cơ cơ bản

Bước 1: Tháo xéc măng động cơ cũ ra khỏi Kingston

Dùng dụng cụ: Thước lá, kìm mũi nhọn để tháo (không để làm xước piston)

Bước 2: Làm sạch rãnh xéc măng

vệ sinh kỹ lại

Bước 3: Tra dầu

tra dầu

Bước 4: Lắp xéc măng ô tô mới vào rãnh

Lắp xéc măng dưới cùng trước, sau đó ở giữa và cuối cùng là xéc măng khí

Bước 5: Định vị các rãnh

Khi định vị các rãnh, các bạn lưu ý những thông số sau:

  • Khe xéc măng hơi trên cùng có độ lệch góc 45 độ với trục chốt của piston.
  • Khe xéc măng hơi thứ 2 lệch với khe xéc măng hơi trên đó 180 độ, cũng có độ lệch góc 45 độ với trục chốt của piston.
  • 2 xéc măng dầu lệch xéc măng hơi góc 45 độ, cũng có độ lệch góc 45 độ với trục chốt của piston.
Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cảm biến khối lượng khí nạp MAF: Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động

Cảm biến khối lượng khí nạp - MAF (Mass Air Flow Sensor) là cảm biến vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ ô tô. Để hiểu chi tiết về cảm biến

Mitsubishi Xpander: Lịch sử hình thành các đời xe trên thế giới và Việt Nam

Mitsubishi Xpander là dòng xe MPV 7 chỗ được nhiều người dùng ưa chuộng đến từ thương hiệu Nhật Bản. Mẫu xe đạt 9 giải thưởng quan trọng đến từ các tạp chí về xe uy tín và liên tiếp lọt vào Top đầu doanh số bán xe trong nhiều tháng liền. Là mẫu xe bán chạy thứ 4 trên toàn cầu trong năm 2018 và 2019.

Động Cơ Không Trục Cam: Freevalve – Camless Piston Engine

Freevalve/Camless Piston Engine có nghĩa là động cơ piston không có cam hoặc động cơ van xupap tự do là động cơ có xupap (Poppet valve) được đóng/mở bằng cơ cấu truyền động điện từ, thủy lực khí nén hoặc kết hợp thay vì sử dụng cam thông thường

Vì sao thiết kế chân phanh, chân ga ô tô gần nhau?

Chắc hẳn có khá nhiều tài xế thắc mắc rằng vì sao chân ga và chân phanh xe số tự động nằm một bên?

Cách phân biệt dòng xe và các phân khúc xe ô tô tại Việt Nam

Phân hạng các phân khúc xe ô tô tại Việt Nam thường dựa trên dung tích xi-lanh và giá bán mà phân loại ô tô thành các phân khúc ( A, B, C,...) hay các dòng xe ( Sedan, Hatchback, SUV, Crossover,...)

Có thể bạn quan tâm

  • Các đời xe Ford Everest: lịch sử hình thành, các thế hệ
    Các đời xe Ford Everest: lịch sử hình thành, các thế hệ
    Ford Everest là mẫu SUV cỡ D được Ford Motor Company sản xuất từ năm 2003. Được thiết kế và cung cấp chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Sau hơn 20 năm gia nhập vào thị trường xe hơi, Ford Everest đã trải qua 3 thế hệ nâng cấp với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau.
  • Hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDWS)
    Hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDWS)
    Hệ thống cảnh báo lệch làn đường là một tính năng an toàn hữu ích trên hầu hết xe hơi đời mới. Hệ thống này sử dụng bộ cảm biến và camera để phát hiện khi xe di chuyển ra khỏi làn đường mà không có bất kỳ tín hiệu nào thông báo cho các phương tiện khác về sự thay đổi hướng đi và cảnh báo tài xế.
  • Công nghệ phủ nano trên kính ô tô có đáng tin cậy?
    Công nghệ phủ nano trên kính ô tô có đáng tin cậy?
    Phủ nano cho kính ô tô là một giải pháp được nhiều chủ xe lựa chọn để giảm thiểu tình trạng bám nước và bụi bẩn. Tuy nhiên, công nghệ này có độ bền không cao và giá thành khá đắt.
  • Ưu và nhược điểm về cần số núm xoay trên ô tô đời mới
    Ưu và nhược điểm về cần số núm xoay trên ô tô đời mới
    Cần số dạng núm xoay thường gặp trên các dòng xe sang vì loại cần số này có tính thẩm mỹ cao và khiến không gian hàng ghế trước thoáng hơn. Tuy nhiên, kiểu chuyển số này vẫn có những ưu và nhược điểm người dùng cần phải lưu ý.
  • Kính chỉnh điện ô tô: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, một số lỗi thường gặp
    Kính chỉnh điện ô tô: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, một số lỗi thường gặp
    Kính chỉnh điện ô tô hoạt động dựa trên cơ chế mô tơ, giúp lái xe dễ dàng đóng, mở cửa sổ mà không cần tốn sức lực.