Hộp số xe điện hoạt động khác với xe xăng, dầu truyền thống như thế nào?

Thứ Ba, 17/10/2023 - 14:43 - hoangvv

Bạn đã bao giờ tự hỏi hộp số trên xe điện được thiết kế và hoạt động có sự khác biệt như thế nào so với hộp số tự động trên xe động cơ xăng truyền thống.

Khi xe điện dần trở nên phổ biến, những người lái xe cũng cần phải hiểu, ít nhất ở mức độ cơ bản về cách thức hoạt động của xe điện (EV). Các xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE) hiện nay đang sử dụng các loại hộp số từ hộp số tự động, số tay hoặc hộp số vô cấp CVT để duy trì vòng tua động cơ tối ưu.

Trong khi đó, xe điện sử dụng năng lượng từ động cơ điện hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy hộp số trên xe điện hoạt động như thế nào?

Hộp số trên xe điện có kích thước nhỏ, nhẹ và độ tin cậy cao.

Đầu tiên, nhiều người có thể thắc mắc liệu xe điện có hộp số hay không. Theo Edmunds, câu trả lời ngắn gọn là có, xe ô tô điện có hộp số. Điều đó nói lên rằng, hộp số xe điện (hộp số EV) khác với hộp số xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống (hộp số ICE) ở một số điểm.

Sự khác biệt chính là xe điện sử dụng hộp số 1 cấp, trong khi xe chạy bằng xăng, đầu sử dụng hộp số nhiều cấp. Nhưng hầu hết các nhà sản xuất ô tô lại sử dụng các thuật ngữ khác nhau để đặt trên cho hộp số trên xe điện của mình.

Các thuật ngữ khác cho hộp số EV bao gồm hộp số giảm tốc hoặc truyền động trực tiếp, song về cơ bản chúng đều đề cập đến cùng một điều, đó là 1 cấp.

Ở trên xe điện, hộp số 1 cấp này sẽ giúp giảm tốc độ vòng tua máy cao của động cơ điện xuống mức phù hợp với lốp xe ở tốc độ mong muốn. Mặc dù một số xe điện được là không có hộp số thì nhà sản xuất đó có thể đang đề cập đến một chiếc xe có hộp số giảm tốc, về cơ bản thực hiện các chức năng tương tự như hộp số tự động 1 cấp.

Hộp số của xe EV khác với hộp số trên xe ICE như thế nào?

Động cơ điện có vòng tua cao hơn nhiều so với động cơ xăng và tạo ra mô-men xoắn cực đại ngay từ 0 vòng/phút cho tới 10.000 vòng/phút trong một số trường hợp. Điều này lý giải tại sao những chiếc xe điện thường đạt tốc độ rất nhanh chỉ trong vài giây, bất chấp trọng lượng nặng hơn đáng kể so với xe chạy xăng dầu truyền thống.

Hộp số tự động truyền thống nhiều cấp nặng hơn, tốn kém chi phí sửa chữa hơn

Ngược lại, động cơ đốt trong tạo ra công suất ở vòng tua máy cao hơn và cần nhiều tỷ số truyền để vừa đạt tốc độ cao vừa tránh động cơ quay quá mức, thường sẽ giới hạn ở một phạm vi vòng tua máy tối ưu.

Hộp số một cấp nếu sử dụng cho động cơ đốt trong sẽ chỉ giữ cho động cơ duy trì ở dải vòng tua mô-men xoắn nhất định để xe di chuyển mà không bị chết máy nhưng cũng không đạt đủ tốc độ để lái xe khi tham gia giao thông. Đó là lý do tại sao hầu hết các xe ICE đều sử dụng hộp số sàn và tự động nhiều cấp hoặc hộp số CVT.

Hộp số EV đơn giản hơn nhiều so với hộp số nhiều cấp của xe sử dụng động cơ đốt trong. Nhờ đó, kích thước hộp số của xe điện nhỏ gọn và ít bộ phận chuyển động hơn, đồng thời có độ tin cậy và dễ bảo trì. Ngoài ra, hộp số EV có thể tăng tốc nhanh hơn, êm ái và êm ái hơn so với hộp số của xe ICE vì không phải chuyển số.

Các loại hộp số EV

- Hộp số 1 cấp: Bất kể các nhà sản xuất ô tô gọi hộp số EV là gì thì hầu hết đều là hộp số 1 cấp. Nếu xe điện có 2 động cơ điện thì sẽ có 2 hộp số, một ở trục bánh trước và một ở trục bánh sau. Những hộp số này vẫn có một bánh răng ở mỗi trục, nhưng được hoạt động đồng bộ và vẫn được coi là hộp số 1 cấp.

- Hộp số 2 cấp: Hộp số 2 cấp cho xe điện phức tạp hơn hộp số 1 cấp và hiếm gặp. Nhiều năm trước, khi chiếc Tesla Roadster nguyên bản đang được phát triển, hãng đã thử nghiệm hộp số sàn 2 cấp. Thiết kế tỏ ra quá phức tạp và cuối cùng họ đã phải chuyển sang sử dụng hộp số 1 cấp. Hiện tại, chỉ có Porsche Taycan và Audi e-tron GT là xe điện có hộp số 2 cấp.

Hộp số EV 2 cấp trên Porsche Taycan

Cấp số đầu tiên để xử lý khả năng tăng tốc tối đa, còn cấp số thứ 2 nhằm cung cấp tốc độ tối đa và hiệu quả cao hơn khi di chuyển trên đường cao tốc. Hầu hết các xe điện đều không hoạt động hiệu quả ở dải tốc độ cao khi chạy trên đường cao tốc, nhưng hộp số 2 cấp lại làm được.

Tương lai của hộp số EV

Tesla đã trực tiếp nhận ra mức độ phức tạp ngày càng tăng cao đi kèm với hộp số nhiều cấp trên xe điện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hộp số EV không thể có nhiều bánh răng hơn.

Tập đoàn ô tô Stellantis đã trình diễn một mẫu concept Jeep Wrangler Magneto có hộp số sàn EV 6 cấp vào năm ngoái. Hộp số sàn 6 cấp của Wrangler Magento cho phép người lái chọn tỷ số truyền phù hợp với địa hình phía trước.

CNN cho biết Toyota cũng đã nộp bằng sáng chế một dạng hộp số sàn 6 cấp giả lập mới dành cho xe điện với các đặc tính chuyển số có cảm giác như trên một chiếc xe ICE.

Thế nhưng vẫn chưa có bất kỳ mẫu xe điện nào được đưa vào sản xuất vì chi phí và độ phức tạp có thể cao và mối quan tâm chung về hộp số sàn ngày nay là tương đối thấp. Vì những yếu tố này, nhiều người vẫn cho rằng hộp số EV 1 cấp chắc chắn sẽ trở thành tiêu chuẩn trong tương lai gần.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Động cơ Turbo tăng áp kép là gì? Phân biệt Bi-Turbo và Twin Turbo?

Khi tìm hiểu các thông tin về một chiếc xe nào đó, chúng ta thường được đọc rất nhiều về cụm từ Động cơ Turbo tăng áp kép. Vậy đây là loại động cơ như thế nào

Các đời xe Hyundai SantaFe: lịch sử hình thành, các thế hệ

Hyundai SantaFe là mẫu xe SUV hạng D phát triển dựa trên nền tảng của Hyundai Sonata, được đặt tên dựa theo thành phố SantaFe ở tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ. Hyundai SantaFe được giới thiệu lần đầu tiên là vào năm 2001, tính đến nay đã trải qua 4 thế hệ nâng cấp và phát triển. Đây cũng là mẫu SUV đầu tiên của nhà Hyundai.

EV từ A đến Z: Tìm hiểu các thành phần Xe điện

Cơ chế hoạt động của xe điện khác với động cơ đốt trong. Ở đây chúng ta khám phá các thành phần chính của EV như một cách để giải thích các đặc điểm cơ bản của nó. Xe điện (EV) đang ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hiện đại; Khả năng

Hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDWS) là gì

Hệ thống cảnh báo lệch làn đường là một tính năng an toàn hữu ích trên hầu hết xe hơi đời mới. Hệ thống này sử dụng bộ cảm biến và camera để phát hiện khi xe di chuyển ra khỏi làn đường mà không có bất kỳ tín hiệu nào thông báo cho các phương tiện khác về sự thay đổi hướng đi và cảnh báo tài xế.

Đèn pha và đèn cốt (cos) khác nhau như thế nào

Đèn pha và đèn cos là gì và khác nhau như thế nào, cấu tạo đèn và các loại đèn phổ biến trên xe ô tô hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn thay nhớt ô tô tại nhà Đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí
    Hướng dẫn thay nhớt ô tô tại nhà Đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí
    Việc thay dầu động cơ, cùng với một số hạng mục bảo dưỡng cơ bản, từ lâu đã được nhiều tài xế và chủ xe tự thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo chiếc xe luôn vận hành ổn định. Vậy quy trình thay dầu động cơ gồm những bước nào và cần lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước thay dầu động cơ ô tô một cách đúng kỹ thuật, giúp bạn thực hiện dễ dàng và hiệu quả ngay tại nhà.
  • Kiểm tra khí thải ô tô: Hướng dẫn bảo dưỡng giúp xe đạt chuẩn dễ dàng
    Kiểm tra khí thải ô tô: Hướng dẫn bảo dưỡng giúp xe đạt chuẩn dễ dàng
    Theo chia sẻ từ Giám đốc một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, để đảm bảo xe vượt qua bài kiểm tra khí thải một cách thuận lợi, chủ xe cần đặc biệt chú trọng đến công tác bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể, cần thực hiện thay dầu động cơ, vệ sinh hoặc thay lọc gió, lọc nhiên liệu (lọc xăng), đồng thời làm sạch kim phun và buồng đốt theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc này không chỉ giúp động cơ vận hành tối ưu mà còn giảm thiểu lượng khí thải độc hại, góp phần đảm bảo xe đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khí thải hiện hành.
  • Những điều cần biết để bảo quản ô tô khi để xe lâu ngày
    Những điều cần biết để bảo quản ô tô khi để xe lâu ngày
    Xe hơi không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là tài sản giá trị cần được bảo dưỡng kỹ lưỡng. Khi không sử dụng lâu, như trong các chuyến công tác dài ngày, việc bảo dưỡng xe là rất quan trọng để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt khi sử dụng lại.
  • 7 sai lầm cần tránh khi mua xe ô tô lần đầu
    7 sai lầm cần tránh khi mua xe ô tô lần đầu
    Khi mua xe ô tô lần đầu, điều quan trọng là phải giữ vững lập trường và quan điểm cá nhân, đồng thời lựa chọn mẫu xe phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình để tránh những hối tiếc trong tương lai.
  • 12 trường hợp cấm vượt xe mà tài xế hay quên, vi phạm là mất tiền
    12 trường hợp cấm vượt xe mà tài xế hay quên, vi phạm là mất tiền
    Mặc dù đoạn đường không có biển cấm vượt xe (P.125, P.126), nhưng trong một số tình huống hoặc vị trí nhất định, người điều khiển phương tiện vẫn bị cấm thực hiện hành vi vượt xe.