Vì sao chuyên gia khuyên không nên ngắt côn khi xe đang chạy?
Thứ Năm, 27/02/2025 - 11:16 - tienkm
Việc ngắt ly hợp (côn) khi xe đang di chuyển với tốc độ cao để tận dụng lực quán tính nhằm tiết kiệm nhiên liệu là một thói quen phổ biến ở nhiều tài xế lâu năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, hành động này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống phanh và bộ ly hợp mà còn tiềm ẩn rủi ro mất an toàn khi vận hành.
Động tác ngắt côn - vào số chính là điểm khác biệt nhất giữa lái xe số sàn và số tự động.
Kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên, Giám đốc Gara ô tô Kiên Phong (Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ với VietNamNet rằng, điều khiển xe số sàn đòi hỏi kỹ năng thao tác phức tạp hơn so với xe số tự động, trong đó, việc sử dụng ly hợp để sang số là điểm khác biệt cốt lõi. Theo ông, nhiều tài xế có kinh nghiệm vẫn tin rằng xe số sàn giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn nhờ khả năng kiểm soát trực tiếp quá trình vận hành. Điều này dẫn đến thói quen ngắt côn khi xe đạt tốc độ cao để xe lướt theo quán tính mà không chịu lực hãm từ động cơ.
Thói quen này thường bắt nguồn từ quá trình đào tạo lái xe số sàn. Trong điều kiện di chuyển ở tốc độ thấp, nếu không phối hợp nhịp nhàng giữa côn và ga, xe có thể bị chết máy, do đó, nhiều giảng viên hướng dẫn học viên theo nguyên tắc "côn – phanh – dừng lại". Chính điều này hình thành phản xạ ngắt côn khi giảm tốc, dù trong nhiều trường hợp không thực sự cần thiết.
Về lý thuyết, khi ngắt côn, vòng tua máy chỉ duy trì ở mức không tải, khoảng 700-800 vòng/phút, giúp tiêu hao nhiên liệu ít hơn so với khi giữ vòng tua ở mức trên dưới 2.000 vòng/phút. Trong một số trường hợp, như khi di chuyển trên đường thoáng hoặc giảm tốc độ từ từ, việc sử dụng quán tính có thể mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, theo kỹ sư Kiên, lạm dụng thao tác này sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến độ bền của động cơ, hộp số và đặc biệt là làm giảm khả năng kiểm soát phương tiện, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi vận hành.
Cấu tạo chung của bộ ly hợp ô tô.
Dưới góc độ kỹ thuật, kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên phân tích rằng, hệ thống ly hợp (côn) của xe số sàn được cấu tạo bởi ba bộ phận chính:
Cụm chủ động: Bao gồm bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép và giá đỡ lên vỏ ly hợp, đóng vai trò truyền động từ động cơ. Cụm bị động: Gồm đĩa ma sát (lá côn) và trục bị động, có nhiệm vụ tiếp nhận mô-men xoắn từ cụm chủ động và truyền đến hộp số. Cơ cấu ngắt ly hợp: Bao gồm bàn đạp, thanh nối, khớp trượt, các cần bẩy và lò xo ép, giúp kiểm soát việc ngắt hoặc kết nối lực truyền động. Khi tài xế đạp côn, đĩa ly hợp sẽ tách khỏi bánh đà, cắt đứt mô-men xoắn từ động cơ đến hệ truyền động, giúp xe không bị ghì bởi lực kéo của động cơ. Ngược lại, khi nhả côn, lực ép từ lò xo khiến đĩa ly hợp áp sát vào bánh đà, lực ma sát sinh ra giúp truyền động từ động cơ đến bánh xe, làm xe di chuyển.
Trong quá trình vận hành thực tế, khi tài xế liên tục đạp – nhả côn, sự chênh lệch tốc độ giữa trục khuỷu và đĩa ly hợp khiến bề mặt ma sát của lá côn bị “xoa” liên tục, dẫn đến:
Mài mòn nhanh lá côn: Việc ma sát liên tục làm tăng nhiệt độ, có thể dẫn đến cháy bề mặt ma sát của đĩa ly hợp.
Giảm tuổi thọ hệ thống lò xo ép: Khi bị tác động liên tục, lò xo ép có thể mất đàn hồi, khiến lực ép giảm, làm trượt côn, gây mất truyền động hiệu quả.
Tổn hại đến toàn bộ hệ thống truyền động: Nếu lá côn bị mòn hoặc cháy, quá trình truyền lực sẽ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của xe. Không chỉ gây hại cho hệ thống ly hợp, thói quen ngắt côn để xe trôi theo quán tính còn tạo áp lực lớn lên hệ thống phanh. Khi xe không còn lực hãm động cơ, tài xế phải phụ thuộc hoàn toàn vào phanh để giảm tốc, điều này dẫn đến:
Mòn nhanh má phanh: Hệ thống phanh bị quá tải, làm giảm tuổi thọ của má phanh và đĩa phanh.
Nguy cơ mất phanh: Khi phanh bị nóng quá mức do hoạt động liên tục, hiệu suất phanh suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát xe, đặc biệt trong tình huống khẩn cấp hoặc khi xuống dốc.
Lời khuyên từ chuyên gia
Kỹ sư Kiên nhận định: “Việc ngắt côn có thể giúp tiết kiệm một chút nhiên liệu, nhưng xét về tổng thể, chi phí thay thế hệ thống ly hợp hoặc phanh còn tốn kém hơn rất nhiều. Đặc biệt, thao tác này làm tăng nguy cơ mất phanh, dẫn đến rủi ro tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, đây là thói quen có hại nhiều hơn lợi.”
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, việc đạp côn chỉ nên thực hiện khi chuyển số hoặc khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy. Nguyên tắc giảm tốc an toàn cần tuân thủ là “phanh trước, côn sau”. Những tài xế có thói quen đạp côn trước rồi mới phanh nên điều chỉnh lại cách lái để đảm bảo an toàn và tối ưu độ bền của xe.
Tin cũ hơn
Ô tô càng hiện đại, chi phí sửa xe càng tốn kém
Trong tầm giá 1 tỷ đồng gợi ý cho bạn những chiếc SUV-CUV đáng mua
Giá khoảng 600 triệu đồng, Mazda 3 phải cạnh tranh với những mẫu xe nào?
Hết thời đắt khách, Lexus LX 600 giảm giá hàng tỷ đồng để tìm khách
Siêu xe Lamborghini Aventador mui trần kèm biển số tứ 9 được rao bán giá 22 tỷ
Có thể bạn quan tâm
-
Cruise Control: Bí Quyết Giảm Chi Phí Nhiên Liệu Mỗi Chuyến ĐiHiện nay, hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control đã trở thành trang bị phổ biến trên nhiều mẫu ô tô, nhưng không phải lúc nào người lái cũng tận dụng hết các tính năng hữu ích mà nó mang lại.
-
Mua xe cũ? Đừng chạm vào 5 đời xe Toyota Land Cruiser nàyToyota Land Cruiser đã xây dựng được danh tiếng vững chắc về độ tin cậy và tuổi thọ, khiến mẫu SUV này trở thành lựa chọn phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các đời xe của Land Cruiser đều duy trì được chất lượng vượt trội như vậy.
-
Toyota Corolla cũ: Những đời xe nên tránh để tránh rắc rốiToyota Corolla là mẫu xe giữ kỷ lục doanh số cao nhất trong lịch sử của Toyota, nhờ vào mức giá hợp lý và độ tin cậy đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, không phải thế hệ nào của Corolla cũng đạt chất lượng hoàn hảo.
-
Mua Honda Civic cũ? đây là 7 đời xe bạn cần tránhHonda Civic luôn được đánh giá cao nhờ độ tin cậy, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Tuy nhiên, không phải thế hệ nào của dòng xe này cũng đáp ứng được kỳ vọng về chất lượng và hiệu suất mà các chủ sở hữu mong muốn.
-
Bí quyết giữ giá xe cao khi bán lại: Những điều bạn cần biếtÔ tô là tài sản tiêu hao, luôn mất giá theo thời gian. Tuy nhiên, việc chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp xe duy trì được vẻ đẹp, độ bền và giữ giá trị trong suốt quá trình sử dụng.