Honda CR-V thường gặp những lỗi gì
Thứ Tư, 17/07/2024 - 08:20
Lịch sử triệu hồi xe Honda CR-V
Honda CR-V ra mắt lần đầu tại Việt Nam năm 2008 thuộc thế hệ thứ 3 trên thế giới, là một mẫu xe SUV hạng C của thương hiệu Honda đến từ “xứ Hoa anh đào”. Honda CR-V tại Việt Nam dường như miễn nhiễm với hai từ “triệu hồi” dù liên tục bị người dùng phản ánh về chất lượng cũng như các lỗi trong quá trình sử dụng. Sau đây, cùng điểm qua một số lỗi thường gặp trên mẫu xe này.
Lỗi túi khí Takata
Kể từ khi được giới thiệu đến khách hàng tại Việt Nam, Honda CR-V không gặp bất kỳ trường hợp triệu hồi nào khác ngoài lỗi túi khí Takata. Cụ thể, đợt triệu hồi đầu tiên là 142 xe Honda CR-V được sản xuất từ 4/6/2013 – 21/1/2014, nhằm thay thế bộ thổi túi khí phía trước của người lái.
Đợt triệu hồi thứ hai diễn ra từ 20/11/2015 cũng với lỗi tương tự. Đợt triệu hồi này khá lớn với 3.436 xe Honda CR-V sản xuất trong nước từ 16/10/2008 – 14/11/2010 và một số ít xe Honda CR-V nhập khẩu trong năm 2008.
Ngoài ra Honda CR-V còn thêm 3 lần triệu hồi nữa với lỗi túi khí Takata trước khi triệu hồi 1 chiếc cuối cùng, vì “hi hữu” lắp nhầm trở lại cụm bơm túi khí Takata đáng ra phải bị thu hồi.
Cụm bơm túi khí Takata có áp suất của bộ thổi khí khi bị kích hoạt quá lớn. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, lực thổi từ đó có thể gây vỡ chính bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ khác, và các mảnh vỡ tiềm ẩn nguy cơ gây thương vong cho người lái cũng như hành khách trên xe. Đây cũng là lỗi của bên sản xuất cụm bơm túi khí Takata, và không phải là một lỗi của Honda.
Ngoài ra trên thị trường ô tô thế giới trong năm 2019, Honda CR-V cũng liên tục bị triệu hồi vì các lỗi dưới đây
Lỗi vặt trên xe Honda CR-V
Ngoài lỗi cụm bơm túi khí, Honda CR-V còn gặp khá nhiều lỗi khi sử dụng thực tế, nhưng không được nhà sản xuất Nhật Bản triệu hồi.
Lỗi khóa cứng chân phanh
Đây là lỗi gần đây nhất của Honda CR-V khiến khá nhiều chủ xe lo sợ. Lỗi khóa cứng chân phanh xảy ra khi người lái sử dụng chế độ cruise control trên cao tốc và đặt nhẹ bàn chân lên bàn đạp phanh.
Lỗi này được cộng đồng những người sử dụng Honda CR-V đánh giá rất nguy hiểm, vì chỉ xảy ra khi đi trên các đoạn đường tốc độ cao và kích hoạt điều khiển hành trình cruise control. Chính vì vậy, người lái sẽ bị bất ngờ khi phanh giảm tốc độ nhưng bàn đạp lại bị khóa cứng và không thể đạp phanh.
Với trường hợp này, Honda Việt Nam lý giải thói quen đặt nhẹ chân của người sử dụng lên bàn đạp phanh, vô tình khiến cảm biến vấn đề bất thường với hệ thống trợ lực phanh hoạt động. Và hệ thống trợ lực phanh sẽ chuyển đổi sang một hệ thống khác để thay thế nhằm đảm bảo an toàn. Trường hợp này sẽ làm khách hàng có cảm giác không thoải mái khi đạp phanh.
Honda Việt Nam kết luận không phải là lỗi chất lượng và khuyến cáo khách hàng không đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh liên tục trong suốt quá trình lái xe. Với những xe đã gặp hiện tượng trên, hãng xe Nhật Bản đã cài đặt lại phần mềm ECU để tránh tái diễn hiện tượng khóa cứng chân phanh trên.
Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh
Hiện tượng gỉ sét dưới gầm xe
Sau một thời gian ngắn sử dụng, các chi tiết bên dưới gầm xe Honda CR-V bị gỉ sét, dù xe không lội hay ngâm trong nước. Các chi tiết bị gỉ sét nhiều nhất chính là khớp nối thanh giằng phía sau và vòng đệm trục lap dẫn động. Rất nhiều người dùng đã phản ảnh vấn đề này đến nhà sản xuất. Tuy nhiên, Honda Việt Nam cho biết hiện tượng trên hoàn toàn bình thường.
Cụ thể, Honda Việt Nam cho rằng, việc gỉ sét không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống treo. Ngoài ra, khả năng chống gỉ có thể đáp ứng được các điều khiện khắc nghiệt hơn so với thông thường. Mức độ gỉ sét cũng sẽ khác nhau tùy theo độ ẩm, hàm lượng muối trong không khí và môi trường nước.
Giải trình trên của Honda khiến khách hàng sử dụng không đồng tình. Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, việc gỉ sét các chi tiết dưới gầm xe ô tô sau thời gian sử dụng là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên việc gỉ sét dưới gầm xe chỉ sau vài tháng sử dụng là điều đáng xem xét về chất lượng.
Để khẳng định việc triệu hồi về vấn đề trên, Cục đăng kiểm cũng đưa ra khẳng định: “Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận thấy, giải trình của Công ty Honda Việt Nam về vấn đề an toàn là phù hợp. Tuy nhiên, hiện tượng gỉ sét bề mặt kim loại của khớp liên kết tay đòn của hệ thống treo nêu trên có ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ của xe”.
Do đó, việc gỉ sét chỉ ảnh hướng đến yếu tố thẩm mỹ của Honda CR-V. Để khắc phục triệt để hiện tượng gỉ sét trên, người dùng có thể cọ sạch phần gỉ sét và sơn chống gỉ nếu cần thiết. Ngoài ra, người dùng có thể tiếp tục sử dụng vì bộ phận này không tham gia vào hoạt động của hệ thống treo.
Tư vấn mua xe SUV, các dòng xe gầm cao 5 chỗ, 7 chỗ giá xe & ưu nhược điểm
Honda CR-V bốc cháy
Vào trưa 19/5/2019, một xe Honda CR-V tại Thành phố Nam định đã bốc cháy khi đang đỗ trước nhà. Thời điểm đó, thời tiết nắng nóng lên tới 40 độ C được cho là nguyên nhân gây vụ cháy này.
Theo lời kể của chủ xe, chiếc Honda CR-V sản xuất năm 2019 bỗng nổ lớn không lâu sau khi đỗ xe trước của nhà. Sau đó ngọn lửa bốc lên từ phía lốp trước bên phụ, lan dần lên phần kính lái và toàn bộ đầu xe. Xe tự bốc cháy mà không có bất kỳ sự can thiệp nào.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, thiết kế khoang động cơ của Honda CR-V 1.5L Turbo phía bánh lái bên phụ có các bộ phận như: Bình nước làm mát phụ, ống châm thêm nước rửa kính, cụm bơm dầu ABS, các đường ống điều hòa và cụm đèn. Do đó, vụ nổ có sức công phá lớn có thể không do phía nhà sản xuất.
Sau vụ cháy, xe được đưa về đại lý Honda để kiểm tra, đồng thời có sự vào cuộc của các kỹ thuật viên Honda Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận chính thức nào từ sự vụ trên. Và đây cũng là trường hợp xe Honda CR-V 2019 tự cháy duy nhất đến thời điểm hiện tại.
Nhìn chung, Honda CR-V là một dòng xe có độ hoàn thiện tương đối tốt và ít lỗi vặt sau thời gian sử dụng. Các sự cố trên cũng một phần nào hi hữu hoặc số lượng không nhiều các xe Honda CR-V mắc phải. Ngoài ra, hãng xe Nhật Bản cũng khá tích cực phản hồi đến khách hàng các vấn đề nếu có của Honda CR-V và một phần nào đáp ứng được yêu cầu từ phía người dùng.
Honda CR-V phiên bản hiện tại đang bán tại Việt Nam ra mắt vào ngày 25/10/2024, mẫu xe được tăng cường trang bị và công nghệ hơn phiên bản trước đó. Xe được phân phối gồm 3 phiên bản, giá bán niêm yết của Honda CR-V 2024 dao động từ 1,109 tỉ đến 1,310 tỉ đồng, màu trắng và đỏ thêm 5 triệu đồng.
Tin cũ hơn
Tài chính 700 triệu, nên mua Mitsubishi Xpander Cross hay Suzuki XL7?
Mercedes-Benz C 200 Avantgarde: Lựa chọn cho người lần đầu sở hữu xe sang
SUV tầm giá 700 triệu: Chọn Mitsubishi Xforce hay Hyundai Creta?
Nên mua xe điện Wuling HongGuang hay KIA Morning khi ngân sách có gần 300 triệu?
3 mẫu sedan hạng C dưới 500 triệu đáng mua nhất
Có thể bạn quan tâm
-
Có 300 triệu đồng, nên mua VinFast VF 3 hay ô tô cũ đời sâu?Người mua ô tô lần đầu đang đứng trước lựa chọn mua xe rộng rãi nhưng nhiều rủi ro hỏng hóc hay một mẫu xe hoàn toàn mới nhưng lại chật chội hơn. Với mức giá tầm 300 triệu đồng, VinFast VF 3 đang được nhiều khách hàng nhắm đến.
-
Ô tô bị cây đè khi mưa bão có được công ty bảo hiểm đền bù?Cơn bão Yagi gây ra làm cho hàng loạt cây xanh gãy đổ, nhiều ô tô bị cây đè khiến nhiều chủ xe lo ngại về tài sản của mình. Trong tình huống này, bên bảo hiểm sẽ bồi thường ra sao.
-
Siêu xe Lamborghini Aventador mui trần kèm biển số tứ 9 được rao bán giá 22 tỷChiếc siêu xe Lamborghini từng của tay chơi Đắk Lắk xuất hiện trên thị trường xe cũ với giá bán lên tới 22 tỷ đồng, trong đó riêng biển số tứ quý 9 đã có giá hơn 4 tỷ.
-
Định giá ô tô cũ chính xác: Đâu là những yếu tố then chốt?Giá bán của một chiếc xe đã qua sử dụng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bao gồm tuổi đời, tình trạng tổng thể, lịch sử bảo dưỡng, số km đã đi và cả thương hiệu, phiên bản, trang bị, tình trạng thị trường tại thời điểm định giá. Việc hiểu rõ và đánh giá chính xác các yếu tố này là chìa khóa để xác định giá trị thực tế của xe một cách hợp lý và công bằng.
-
Cần lưu ý những gì khi mua ô tô điện cũ?Việc mua một chiếc ô tô điện đã qua sử dụng có thể là một giải pháp hợp lý cho những người có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự đầu tư đáng giá, cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan.