Mức kịch khung, giam bằng bao lâu khi vi phạm nồng độ cồn năm 2023?

Thứ Sáu, 01/12/2023 - 10:43

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.

Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy

Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau. Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

- Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

- Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

- Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 - 600.000 đồng.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Có cần thay cả cặp lốp ô tô hay không?

Nhiều chủ xe ô tô bị sự cố cần phải thay lốp xe mới, nhưng chủ xe băn khoăn không biết có nên thay thế một chiếc lốp hỏng hay thay cả cặp…

Có nên mua xe điện làm xe dịch vụ?

Dưới đây là những lưu ý khi mua xe điện để sử dụng vào việc chạy xe dịch vụ.

Mua bảo hiểm vật chất ô tô, những lưu ý để bảo đảm quyền lợi

Bảo hiểm vật chất ô tô là trang bị cần thiết để hạn chế tối đa thiệt hại về mặt tài chính khi xế cưng xảy ra va chạm.

Hai trường hợp được phép đỗ ô tô trên vỉa hè mà không sợ bị phạt

Luật giao thông đường bộ nêu rõ 'không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định…', tuy vậy thế nào là để xe trên hè phố trái quy định thì không nhiều người nắm được.

Có nên bỏ tiền triệu mang xe đi phay la-zăng?

Chiếc VinFast Lux A2.0 sau một thời gian sử dụng bị xước khá nhiều ở la-zăng. Liệu tôi có nên bỏ 4-5 triệu đi ra tiệm phay la-zăng cho mới?

Có thể bạn quan tâm

  • VF 3: Thuê Pin xe điện có bao gồm bảo hiểm?
    VF 3: Thuê Pin xe điện có bao gồm bảo hiểm?
    Một số người đặt câu hỏi, nếu mua xe điện VF 3 theo hình thức thuê pin thì khối pin có được bảo hiểm theo xe hay không
  • Tại sao bạn nên cân nhắc mua một chiếc SUV hạng D?
    Tại sao bạn nên cân nhắc mua một chiếc SUV hạng D?
    Mặc dù không phải là phân khúc được quan tâm nhiều nhất hiện nay nhưng các mẫu SUV hạng D vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Đối với những gia đình đông thành viên thì việc lựa chọn một chiếc xe luôn phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Không gian rộng rãi, giá cả phải chăng, nhiều trang bị tiện nghi và vận hành đủ tốt để phù hợp với những chuyến du lịch trải nghiệm.
  • Có nên lái xe khi bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp?
    Có nên lái xe khi bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp?
    Khi tài xế sử dụng giấy phép lái xe tích hợp và vi phạm luật giao thông, nếu bị tạm giữ giấy phép lái xe mô-tô, tức là không còn có giấy phép lái xe ô tô để sử dụng khi tham gia giao thông.
  • Tính năng ACC trên ô tô là gì? hoạt động thế nào?
    Tính năng ACC trên ô tô là gì? hoạt động thế nào?
    ACC thường được định nghĩa là kiểm soát lưu lượng hành trình điện tử, kiểm soát hành trình quán tính, kiểm soát hành trình tích hợp và kiểm soát hành trình Radar.