Hướng dẫn tự thay lốp dự phòng ô tô đơn giản, ai cũng có thể làm được

Thứ Bảy, 30/03/2024 - 15:40

Khi dùng xe ô tô để di chuyển không thể tránh khỏi việc lốp xe có thể bị thủng, rách hoặc xì hơi... và bắt buộc phải thay lốp dự phòng. Dưới đây là hướng dẫn cách thay lốp xe ô tô dự phòng đơn giản và chi tiết từng bước.

Khi dùng xe ô tô để di chuyển quãng đường xa không thể tránh khỏi việc lốp xe có thể bị thủng, rách hoặc xì hơi do các vật nhọn, kim loại, đinh, đá sỏi văng trúng. Khi tình huống xảy ra chủ xe cần thay lốp dự phòng ngay để tránh ảnh hưởng đến kết cấu mâm xe. Dưới đây là cách thay lốp xe ô tô dự phòng đơn giản, dễ thực hiện chủ xe cần lưu lại ngay.

Hướng dẫn thay lốp dự phòng ô tô đơn giản, dễ thực hiện

 

Cách thay lốp ô tô dự phòng

Bước 1: Tìm vị trí an toàn để chuẩn bị thay lốp xe

Khi xe ô tô bị thủng lốp, đừng cố di chuyển tìm kiếm tiệm sửa xe ngay cả khi trên xe không có lốp dự phòng vì khi di chuyển với một chiếc lốp rỗng mâm xe rất dễ bị móp, méo và mất kết cấu ban đầu. Trong trường hợp xe không trang bị sẵn lốp dự phòng thì hãy gọi điện ngay cho cứu hộ. Nếu xe có lốp dự phòng thì nhanh chóng tìm cho mình một vị trí an toàn để chuẩn bị thay lốp dự phòng. Các vị trí an toàn là không ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông, nếu trên trường cao tốc phải dừng đỗ ở những khu vực cho phép dừng đỗ, tuyệt đối không dừng đỗ trên cầu, giao lộ đông đúc.

Tìm vị trí bằng phẳng để chuẩn bị thay lốp xe

Lưu ý: khi đậu hoặc đỗ xe ngoài đường cần phải để biến cảnh báo phía sau xe cách xa 10m để thông báo cho các phương tiện khác đồng thời bật đèn khẩn cấp, chọn khu vực bằng phẳng để thay lốp.

Bước 2: Lấy vật dụng hoặc đá ven đường để chèn vào bánh xe

Sau khi tìm được vị trí thích hợp và cảnh báo đến các phương tiện khác hãy lấy vật dụng có sẵn hoặc đá ven đường để chèn vào các bánh xe tránh việc đang thay lốp thì xe bị trôi về phía sau gây nguy hiểm cho những người khác.

Lấy vật dụng hoặc đá ven đường để chèn vào bánh xe

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ để thay lốp xe

Để thay lốp xe ô tô cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Lốp xe dự phòng cùng kích thước
  • Bộ dụng cụ thay lốp được tặng kèm theo xe hoặc chủ xe mua để sẵn trong xe
  • Kích thủy lực

Chuẩn bị dụng cụ để thay lốp xe

Sau khi chuẩn bị xong dụng cụ, chủ xe tiến hành thay lốp dự phòng cho xe.

Bước 4: Đặt kích thủy lực vào sát khung gầm

Ngay tại vị trí cần thay lốp, chủ xe đặt kích nằm vuông góc với mặt đất và phía trên đặt kích tiếp xúc với các phần kim loại chắc chắn dưới gầm xe để tiến hành nâng gầm xe lên.

Lưu ý với chủ xe, phần đầu kích tiếp xúc với xe phải đặt ở bề mặt kim loại, tuyệt đối không đặt kích vào các phần ốp nhựa, các ống dẫn tránh tình trạng vỡ, bể.

Chuẩn bị dụng cụ để thay lốp xe

Nếu không có kinh nghiệm đặt kích nâng gầm xe, chủ xe có thể lần xem các rãnh được nhà sản xuất thiết kế sẵn trên thanh kim loại cách lốp xe 20cm.

Sau khi tìm được nơi đặt kích nâng gầm hãy giữ nguyên kích ở vị trí đó, chưa đến lúc nâng gầm xe lên

Bước 5: Nới lỏng đai ốc ở lốp xe

Sử dụng công cụ đã chuẩn bị sẵn, có thể sử dụng ống tuýp hoặc loại ống tuýp chữ thập sẽ dễ nới lỏng các ốc vít ở bánh xe. 

Nới lỏng đai ốc ở lốp xe

Nếu dùng lực vặn mạnh không được chủ xe có thể tìm điểm tựa và dùng chân đạp mạnh để nới lỏng ốc vít ra, hoặc dùng áp suất từ bình hơi (nếu có). Lưu ý là chỉ nới lỏng chứ không vặn hẳn ốc vít ra.

Bước 6: Nâng gầm xe lên bằng kích thủy lực

Sau khi ốc vít được nới lỏng, lúc này chủ xe nâng gầm xe lên 2cm so với mặt đất để việc thay lốp dễ dàng hơn. Lúc nâng xe lên, đảm bảo xe luôn ở trạng thái chắc chắn không lắc lư, nếu xe bị lắc lư chủ xe cần hạ kích xuống và chọn lại vị trí đặt kích sao cho không lắc lư nữa.

Nâng gầm xe lên bằng kích thủy lực

Bước 7: Tháo lốp ra khỏi xe

Sau khi nâng được gầm xe lên chủ xe tháo hết ốc vít đã nới lỏng trước đó và tiến hành nhấc bánh xe ra khỏi trục. Lưu ý chủ xe, lúc này không tháo rời bánh ra khỏi vị trí mà nhấc nhẹ ra khỏi trục nhưng vẫn đặt ở phía dưới gầm xe để không may kích bị lỗi vẫn có bánh xe chịu lực lại.

Tháo lốp ra khỏi xe

Bước 8: Lắp lốp xe dự phòng vào

Sau khi tháo bánh xe ra khỏi xe, chủ xe tiến hành lắp bánh xe dự phòng vào đúng vị trí trục của lốp xe vừa tháo ra. Lưu ý lắp đúng hướng, nắp van luôn hướng ra bên ngoài.

Lắp lốp xe dự phòng vào

Bước 9: Lắp ốc vít 

Sau khi lắp bánh xe vào trục, chủ xe tiến hành lắp lại ốc vít đã tháo trước đó và để hờ như vậy, chỉ cần cố định được bánh x, chúng ta sẽ siết nó lại sau. 

Lắp hờ ốc vít 

Bước 10: Hạ gầm xe và siết ốc vít thật chặt

Sau khi cố định được lốp xe vào vị trí, chủ xe tiến hành hạ gầm xe xuống sao cho lốp dự phòng chạm mặt đất và bắt đầu siết các ốc vít xung quanh lại thật chặt như lúc ban đầu, dùng chân đạp để ốc được siết chặt hơn. Siết ốc khi bánh xe đặt trên một bề mặt phẳng sẽ giúp cho việc cân bằng và giúp cho xe không bị rung lắc.

Hạ gầm xe và siết ốc vít thật chặt

Bước 11: Thu dọn dụng cụ thay lốp, biển cảnh báo và tắt đèn khẩn cấp

Sau khi lắp lốp xe dự phòng và siết ốc vít chắc chắn, chủ xe tiến hành thu dọn dụng cụ và tắt đèn khẩn cấp cũng như thu hồi biển cảnh báo và đi đến garage hoặc điểm vá lốp gần nhất để vá hoặc thay lốp mới.

Lưu ý về lốp dự phòng trên ô tô

Sau khi thay lốp dự phòng chủ xe có thể sử dụng chúng từ 5 - 6 năm kể từ ngày sản xuất. Tuyệt đối không dự dụng lốp dự phòng đã quá 10 năm kể từ ngày sản xuất. Tham khảo thêm về cách đọc các thông số lốp để biết lốp quá hạn sử dụng chưa.

Xem kỹ thông số năm sản xuất trên lốp dự phòng

 

Trên lốp dự phòng các nhà sản xuất đều khi rõ tốc độ đối đa khi chạy xe bằng lốp dự phòng, cần tuân thủ đúng quy định này để đảm bảo an toàn khi lái xe.

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

“Áo choàng” cách nhiệt giúp xe điện mát như trong phòng điều hòa

Một chiếc áo phủ lên xe điện là ý tưởng của các nhà khoa học ở Đại học Thượng Hải, nhằm bảo vệ hiệu suất khối pin và giữ cho cabin xe mát lạnh.

Khi mùa hè đến những hạng mục xe cần được bảo dưỡng

Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, bạn nên bảo dưỡng xe cẩn thận để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình cũng như tiết kiệm chi phí.

Những lý do sau đây mà bạn nên đọc sách hướng dẫn sử dụng xe dù chỉ một lần

Vì nhiều người dùng hầu như không bao giờ đụng đến nó, rất có thể cuốn sách hướng dẫn này sẽ nằm trong cốp xe hoặc hộc chứa đồ nhiều năm. Tuy nhiên, mọi chủ xe đều nên đọc sách này ít nhất một lần trong quá trình sử dụng xe.

Hướng dẫn kiểm tra ắc quy ô tô theo từng bước

Ắc quy ô tô là bộ phận lưu trữ điện năng, giúp cho ô tô khởi động và hoạt động các thành phần chức năng khác khi động cơ tắt. Vì sự nạp và xả liên tục của nó, và theo thời gian, ắc quy sẽ trở nên kém đi, tức lưu trữ và xả

Những dấu hiệu nhận biết khi khung gầm ô tô xảy ra sự cố

Khung gầm ô tô là một bộ phận lớn bao quát cả chiếc xe. Do đó, yếu tố này nên được chú ý và bảo dưỡng đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

  • Hệ thống làm mát trên xe ô tô thường gặp những hỏng hóc sau đây
    Hệ thống làm mát trên xe ô tô thường gặp những hỏng hóc sau đây
    Hệ thống làm mát động cơ là một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với mỗi chiếc xe ô tô.
  • Các giải pháp độ đèn tăng sáng ô tô và sử dụng lâu dài
    Các giải pháp độ đèn tăng sáng ô tô và sử dụng lâu dài
    Hệ thống đèn chiếu sáng là bộ phận quan trọng trên ô tô. Đặc biệt là với những người thường xuyên lái xe vào buổi tối, chạy đường dài. Nếu đèn xe nguyên bản quá tối, hãy tham khảo các giải pháp sau. 
  • Trước mỗi chuyến đi nhất định phải kiểm tra 4 dung dịch này trên xe
    Trước mỗi chuyến đi nhất định phải kiểm tra 4 dung dịch này trên xe
    4 loại dung dịch cần kiểm tra bao gồm dầu phanh, nước làm mát, nước rửa kính và nhớt máy, các loại dung dịch này đều nằm dưới nắp ca pô.
  • Ô tô máy dầu thường gặp những lỗi gì?
    Ô tô máy dầu thường gặp những lỗi gì?
    Động cơ xe máy dầu phổ biến ở các dòng xe chuyên dụng, xe tải, bán tải, xe cỡ lớn… nhờ ưu điểm ít tiêu hao nhiên liệu, máy khỏe và bền. Cùng điểm qua những lỗi thường gặp trên xe ô tô máy dầu và cách khắc phục.
  • Xử lý tình huống xăng dầu đổ vào nội thất xe ô tô?
    Xử lý tình huống xăng dầu đổ vào nội thất xe ô tô?
    Trước tiên, hãy tắt máy ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Sau đó, mở tất cả các cửa xe để thông gió, giúp giảm bớt mùi xăng dầu và tránh nguy cơ cháy nổ. Tiếp theo, sử dụng khăn giẻ thấm hút càng nhiều xăng dầu càng tốt. Sau khi đã thấm hút xong, hãy dùng dung môi hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch khu vực bị đổ, đảm bảo không để lại vết bẩn và mùi khó chịu. Việc xử lý kịp thời và đúng cách sẽ giúp bảo vệ nội thất xe cũng như đảm bảo an toàn cho bạn và hành khách.