Sự khác nhau giữa bình xăng con và phun xăng điện tử?

Thứ Hai, 24/07/2023 - 09:26

Chế hoà khí (bình xăng con) hiện vẫn được sử dụng trong các động cơ xe nhỏ, động cơ cũ. Còn phun xăng điện tử là một hệ thống hoà khí được sử dụng trên các dòng xe máy và ô tô hiện đại.

Chế hòa khí (hay còn gọi là bình xăng con) là dụng cụ dùng để trộn không khí với các nhiên liệu theo tỉ lệ thích hợp. Sau đó, nó cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng và hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Bộ chế hoà khí hiện vẫn được sử dụng trong các động cơ xe nhỏ, động cơ cũ.

Phun xăng điện tử là một hệ thống hoà khí được sử dụng trên các dòng xe máy và ô tô hiện nay. Xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử sẽ không sử dụng bình xăng con (không có hệ thống bộ chế hòa khí). Hệ thống phun xăng điện tử có khả năng giúp giảm đáng kể lượng khí thải ra môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, vận hành êm ái, khởi động tốt.

Cách hoạt động của bình xăng con và phun xăng điện tử

Bình xăng con (chế hòa khí)

Gió sẽ được hút thông qua họng gió phía sau của chế hòa khí, đồng thời tiết diện gió cũng sẽ bị thu hẹp dần. Nó được thiết kế giống như một cái phễu đi qua cửa xoay được làm bằng kim loại hay còn gọi là bướm ga.

Trong quá kéo ga, bướm ga sẽ được mở ra cho không khí đi vào buồng đốt, tiếp tục xăng sẽ được hút từ buồng không có phao xăng và zicler (gic-lơ). Phao xăng đóng vai trò trong việc kiểm soát lượng xăng ở trong phễu, gic-lơ có vai trò đưa 1 lượng xăng nhất định theo một nấc và độ lớn của gic-lơ đi qua đường gió.

Ngay lập tức xăng sẽ được bơm vào buồng đốt kết hợp với không khí để tạo ra hỗn hợp gồm xăng, gió. Bởi xăng có đặc điểm là tương đối nhẹ, dễ bay hơi nên sẽ được hút ra họng khuyết tán chính là nơi chứa áp suất chân không, khi đi vào trong xilanh sẽ được sấy nóng.

Phun xăng điện tử

Quy trình tạo hỗn hợp không khí – nhiên liệu ở bộ phun xăng điện tử diễn ra khá đơn giản nhờ có một bộ bơm xăng và kim phun. Lúc kéo ga xe, bơm xăng điện tử hoạt động, bơm xăng thẳng tới buồng đốt thông qua đầu kim phun.

Bởi được phun ra bởi áp suất cao và khoảng lượng chính xác bằng điện tử thông qua kim phun nên xăng sẽ được chia nhỏ, bay hơi kết hợp cùng không khí tạo ra hòa khí bên trong buồng đốt.

Vậy nên chọn mua xe máy có động cơ dùng bình xăng con hay phun xăng điện tử?

Với xe máy dùng bình xăng con (chế hòa khí): Có giá thành thấp, cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, chi phí sửa chữa thấp. Với cùng một dung tích động cơ thì xe dùng chế hòa khí sẽ hao nhiên liệu hơn, khó khởi động hơn khi trời lạnh, ô nhiễm hơn so với phun xăng điện tử.

Phun xăng điện tử: Cấu tạo phức tạp hơn nên giá thành cao hơn, nếu có hư hỏng thì sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn. Tối ưu lượng xăng sử dụng trong những điều kiện vận hành khác nhau. Phun xăng điện tử tiết kiệm nhiên liệu hơn so với động cơ dùng bộ chế hòa khí. Khả năng đáp ứng nhu cầu vận hành linh hoạt hơn.

Nếu bạn chỉ cần sự lành tính và ưu tiên về vấn đề hợp túi tiền thì nên chọn động cơ dùng chế hòa khí khi mua xe. Ngược lại, nếu tài chính của bạn thoải mái hơn, nhu cầu cao về xe như muốn xe chạy linh hoạt hơn, tiết kiệm xăng hơn thì phun xăng điện tử là sự lựa chọn phù hợp.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lái xe không uống rượu kiện Bảo hiểm BSH ra toà vì bị từ chối bồi thường

Bệnh viện xác định lái xe tự gây tai nạn có nồng độ cồn ở ngưỡng cho phép của người không uống rượu bia nhưng bảo hiểm vẫn từ chối bồi thường.

Đổ lẫn xăng RON 95 và 92 có ảnh hưởng gì cho xe không?

Việc đổ lẫn xăng RON 95 và 92 có thể gây ra bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng nào cho động cơ hay không? Và cách lưu ý cho việc tránh nhầm lẫn khi đổ lẫn xăng.

Có cần thay cả cặp lốp ô tô hay không?

Nhiều chủ xe ô tô bị sự cố cần phải thay lốp xe mới, nhưng chủ xe băn khoăn không biết có nên thay thế một chiếc lốp hỏng hay thay cả cặp…

Sử dụng ô tô điện và xe xăng dầu: Loại nào tốn kém hơn?

Được coi là xu thế của tương lai, xe điện được quảng cáo với mức bảo dưỡng thấp hơn 40% so với ô tô xăng, dầu truyền thống.

Không khởi động được ô tô vì hết điện ắc-quy, phải làm gì?

Khi xe bị hết điện ắc-quy, cần xác định đúng nguyên nhân, qua đó có cách khắc phục hiệu quả để tránh 'tiền mất, tật mang'.

Có thể bạn quan tâm