So sánh Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium 2024 và Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport 2024 về thông số, động cơ, tiện nghi an toàn

Thứ Bảy, 12/10/2024 - 11:11

Mitsubishi Outlander và Mazda CX-5 là 2 mẫu SUV lý tưởng dành cho gia đình, được đánh giá rất cao trong phân khúc phân khúc Crossover hạng C tại thị trường Việt Nam bên cạnh Honda CRV.

Giá xe Mazda CX-5 hơn Mitsubishi Outlander khoảng 9 triệu đồng, Cụ thể:

  Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Giá niêm yết 950.000.000 959.000.000

 

Thông số kỹ thuật

Thông số Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Số chỗ ngồi 7 5
Dài x Rộng x Cao (mm) 4.695 x 1.810 x 1.710 4.590 x 1.845 x 1.680
Chiều dài cơ sở (mm) 2.670 2.700
Khoảng sáng gầm (mm) 190 200
Bán kính vòng quay (mm) 5,3 5,500
Dung tích bình nhiên liệu (lít) 63 58
Trọng lượng bản thân (kg) 1.535 1,570
Lốp, la-zăng 225/55R19 225/55 R9
Dung tích khoang hành lý (lít) 442

Chiếc Outlander dài hơn 105 mm, hẹp hơn 35 mm và cao hơn 30 mm so với Mazda CX-5. Nhờ vào kích thước nhỉnh hơn nên mẫu xe này có thể bố trí thêm hàng ghế thứ 3 với tổng 7 chỗ ngồi, trong khi CX-5 thì chỉ sở hữu tối đa là 5 chỗ.

Tuy kích thước có phần kém hơn so với đối thủ nhưng Mazda CX-5 lại nhỉnh hơn về chiều dài cơ sở với 2.700 mm (hơn đối thủ 30 mm), tạo nên một không gian rộng rãi và thoải mái hơn so với Outlander. Chưa hết, CX-5 còn sở hữu gầm xe cao hơn thuận tiện di chuyển trên những cung đường không bằng phẳng.

Ngoại thất

Cả hai mẫu xe được thiết kế theo hướng khá khác biệt. CX-5 sở hữu ngôn ngữ thiết kế KODO đặc trưng của Mazda, mang đến cái nhìn thể thao và phong cách trẻ trung hơn. Còn Outlander được áp dụng ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield của Mitsubishi, mang vẻ đẹp của sự điềm đạm có đồi phần thực dụng.

Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium

Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport

Cả hai mẫu xe sở hữu các đặc điểm về trang bị ngoại thất được đánh giá là khá đồng đều với hệ thống chiếu sáng dạng LED với tính năng tự động bật/tắt và cân bằng góc chiếu. Mazda CX-5 được tích hợp thêm công nghệ mở rộng góc chiếu theo góc đánh lái trong khi Outlander được tích hợp tính năng rửa đèn, thuận tiện khi di chuyển trên những cung đường xấu, nhiều bùn đất.

Đuôi xe Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport

Đuôi xe Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium

Riêng Mazda CX-5 2.5 trang bị ống xả kép phía sau cùng la-zăng có kích thước 19 inch. Trong khi đó, Mitsubishi Outlander 2.4 thì sử dụng ống xả dạng thường ở cản sau và la-zăng hợp kim có kích thước 18 inch nhỏ hơn 1 inch so với đối thủ.

Thông số Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Đèn chiếu xa LED, thấu kính LED
Đèn chiếu gần LED
Đèn ban ngày LED
Cảm biến đèn pha và gạt mưa tự động
Đèn pha tự động bật/tắt
Đèn sương mù LED
Gương chiếu hậu chỉnh, gập điện, tích hợp báo rẽ Có, tích hợp sưởi gương
Tay nắm cửa ngoài Mạ crôm Cùng màu thân xe
Mâm đúc hợp kim 18 inch 19 inch
Anten vây cá, cánh lướt gió
Cửa sau đóng mở bằng điện

Mâm xe 19inch trên Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport

Mâm xe 18inch trên Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium

Nội thất

Cả Mazda CX-5 và Mitsubishi Outlander đều sở hữu thiết kế nội thất tương đồng với diện mạo bên ngoài. CX-5 mang đến sự tinh thế và sang trọng khi sở hữu màn hình giải trí đặt nổi trên táp-lô trong khi Outlander sở hữu các đặc điệm có phần thực dụng của bảng táp-lô được thiết kế theo phong cách bất đối xứng.

Thông số Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Số chỗ ngồi 7 5
Cửa sổ trời
Vô lăng bọc da
Vô lăng Tích hợp Nút điều khiển âm thanh, Đàm thoại rảnh tay, Ga tự động, Hệ thống kiểm soát hành trình.
Chất liệu bọc ghế Da
Ghế tài xế Chỉnh điện 10 hướng – Chỉnh điện- Nhớ vị trí (Option)
Hệ thống sưởi ấm hàng ghế trước Không
Hàng ghế sau – Hàng ghế 2 gập 60:40- Hàng ghế 3 gập 50:50 – Gập phẳng, tỷ lệ 4:2:4- 3 tựa đầu
Gương chiếu hậu trong chống chói tự động Không
Bảng đồng hồ tài xế LCD 7inch Analog & Digital 7 inch
Khởi động nút bấm
Gương chiếu hậu trong xe chống chói tự động
Tựa tay hàng ghế trước
Tựa tay hàng ghế sau

Ghế lái của cả hai đều được trang bị chỉnh điện 10 hướng ở hàng ghế đầu và chỉnh tay 4 hướng ở ghế hành khách. Ngoài ra, ở chiếc Mitsubishi Outlander còn được tích hợp thêm tính năng sưởi ghế.

Vô-lăng điều khiển và cụm đồng hồ đo ở cả hai mẫu xe được đánh giá là khá tương đồng.

Nội thất Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium

Nội thất Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport

Tiện nghi

Màn hình thông tin giải trí trên mẫu xe của hãng Mazda được đánh giá có phần nhỉnh hơn so với đối thủ khi được trang bị hệ thống điều khiển Mazda Connect cùng hệ thống 10 loa Bose tiêu chuẩn. Còn Outlander có màn hình cảm ứng được bố trí nằm gọn trong taplo và chỉ được tích hợp Apple CarPlay/Android Auto.

Thông số Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Điều hòa Tự động 2 vùng độc lập
Cửa gió điều hoà hàng ghế sau
Số lượng loa 6 10
Hệ thống âm thanh Bluetooth/USB/AUX, Android Auto/Apple Carplay với màn hình cảm ứng Bluetooth/USB/AUX, đầu DVD với màn hình cảm ứng 7 inch
Hệ thống Mazda connect Không
Đèn trang điểm trên tấm che nắng Không
Khởi động bằng nút bấm
Cửa sổ Tự động lên xuống 1 chạm lên/xuống chống kẹt Chỉnh điện 1 chạm tất cả các vị trí
Móc gắn ghế an toàn trẻ em Không

Bên cạnh đó các trang bị tiện nghi khác như nút bấm cùng chìa khóa thông minh, cửa sổ điện trượt lên xuống và chống kẹt, hệ thống điều hòa 2 vùng độc lập, cửa sổ trời, đều được tích hợp trên hai mẫu xe này.

Vận Hành

  • Mazda CX-5 2.5 Signature 2024 trang bị động cơ mới là loại Skyactiv-G 2.5 lít. Khối động cơ này tạo ra công suất tối đa 188 mã lực, mô men xoắn cực đại 252 Nm, kết hợp với hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Đặc biệt, ngoài 2 chế độ bình thường (Normal) và thể thao (Sport) trên Mazda CX-5 2.5 Signature 2024 còn được bổ sung thêm chế độ địa hình.
  • Mitsubishi Outlander sử dụng động cơ xăng 2.0L DOHC MIVEC (4B11). Động cơ này sản sinh công suất tối đa 145 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 196Nm tại 4.200 vòng/phút. Ngoài ra, với hộp số tự động vô cấp CVT và hệ dẫn động cầu trước FWD, Outlander 2024 cung cấp khả năng bám đường tốt hơn và hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu tối ưu hơn so với hộp số có cấp. Mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế của cả hai phiên bản trên đường hỗn hợp dao động từ 7 – 8 lít/100km.
Thông số Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Loại động cơ MIVEC 2.0 I4 Skactiv-G 2.5
Dung tích xy lanh (cc) 1.998 2.488
Nhiên liệu sử dụng Xăng
Dung tích bình nhiên liệu (L) 63 58
Công suất tối đa (HP/rpm) 145/6000 188/6.000
Mô men xoắn cực đại (Nm/rpm) 196/4200 252/4.000
Hộp số Số tự động vô cấp (CVT) INVECS III, tích hợp chế độ thể thao Tự động 6 cấp, tích hợp chế độ thể thao
Truyền động FWD (cầu trước) Gói AWD (4 bánh toàn thời gian)
Cỡ lốp 225/55R18 225/55R19
Phanh trước Đĩa thông gió
Phanh sau Đĩa thông gió Đĩa Đặc
Treo trước Kiểu MacPherson với thanh cân bằng MacPherson
Treo sau Đa liên kết với thanh cân bằng Liên kết đa điểm
Tay lái Trợ lực điện
Công nghệ tiết kiệm nhiên liệu I-stop Không
Hệ thống kiểm soát gia tốc mới Không

An toàn

Cả 2 đối thủ đều sở hữu chung khá nhiều trang bị an toàn như Hệ thống chống bó cứng phanh, cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, Phanh tay điện tử, Điều khiển hành trình, Camera lùi và Cảm biến hỗ trợ đỗ xe. Mitsubishi Outlander có 7 túi khí, nhỉnh hơn đối thủ 1 túi khí.

Mazda CX – 5 gây ấn tượng với các option (tùy chọn) tính năng an toàn như: Cảnh báo chệch làn đường LDWS, Hỗ trợ giữ làn đường LAS. Ngoài ra, Mazda CX – 5 còn vượt mặt đối thủ với Định vị vệ tinh, dẫn đường GPS, Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS và Camera 360 độ.

Thông số Mitsubishi Outlander 2.0 CVT Premium Mazda CX-5 Signature 2.5 Sport
Chống bó cứng phanh (ABS)
Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)
Phân phối lực phanh điện tử (EBD)
Cân bằng điện tử (VSC, ESP)
Kiểm soát lực kéo (chống trượt, kiểm soát độ bám đường TCS)
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Cảnh báo điểm mù
Cảm biến lùi
Camera lùi
Cảnh báo chệch làn đường
Hỗ trợ phanh tự động giảm thiểu va chạm
Cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi
Móc ghế an toàn cho trẻ em Isofix
Túi khí 7 6

Kết luận

Từ những đánh giá trên, chúng ta có thể thấy cả hai mẫu xe được thiết kế hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau. Với những khách hàng yêu chuộng những chiếc xe phong cách, thiết kế đẹp và sở hữu một động cơ mạnh mẽ thì Mazda CX-5 là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Và đối với những khách hàng ưa thích sự bện bỉ cùng phong cách điềm đạm cũng những tiện ích thực dụng thì Mitsubishi Outlander là một lựa chọn không tồi trong phân khúc SUV/Crossover tầm giá 1 tỷ.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

So sánh Mazda CX-5 và Toyota Corolla Cross 2024

Phân khúc SUV cỡ C luôn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ với những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu lớn. Trong số đó, Mazda CX-5 và Toyota Cross 2024 nổi lên như hai đối thủ đáng chú ý, gây ra không ít bối rối cho người tiêu dùng khi phải đưa ra quyết định lựa chọn.

So sánh các phiên bản xe Mitsubishi Attrage 2024: thông số, tiện ích, an toàn, động cơ

Mitsubishi Attrage là hãng xe sedan giá rẻ đến từ Nhật Bản. Với khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt, đây là mẫu xe lý tưởng cho nhu cầu di chuyển hàng ngày. Với lợi thế về giá bán, mẫu xe đươc rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hoặc kinh doanh.

So sánh GAC GS8 và Ford Everest - tân binh và ông kẹ, nên chọn xe nào?

Phiên bản GAC GS8 GT không chỉ sở hữu gói công nghệ hỗ trợ lái tiên tiến mà còn được nâng cấp đáng kể về nội thất, mang đến trải nghiệm vượt trội so với phiên bản tiêu chuẩn.

So sánh Hyundai Tucson 1.6 T-GDi và Ford Territory Titanium X 2024

Hyundai Tucson 1.6 T-GDi và Ford Territory Titanium X đều mang đến những trang bị cao cấp hàng đầu của từng dòng xe, khiến cho sự chênh lệch 50 triệu đồng trở thành một yếu tố khiến nhiều người phân vân. Để giúp người dùng đưa ra quyết định sáng suốt, hãy cùng so sánh hai phiên bản này.

So sánh Mazda CX-30 và Toyota Corolla Cross 2024: động cơ, nội thất, tiện nghi, an toàn

Hai năm trở lại đây, sự xuất hiện ồ ạt của Toyota Corolla Cross, Mazda CX-30, CX-3, KIA Seltos, Peugeot 2008... là minh chứng rõ nhất cho nhu cầu chọn ô tô SUV gầm cao của người Việt.  

Có thể bạn quan tâm

  • So sánh các phiên bản KIA Sportage 2024 mới ra mắt ở Việt Nam: thông số, động cơ, an toàn
    So sánh các phiên bản KIA Sportage 2024 mới ra mắt ở Việt Nam: thông số, động cơ, an toàn
    Sau 6 năm gián đoạn do doanh số không đạt yêu cầu, KIA Sportage đã trở lại thị trường Việt Nam với thế hệ mới. Mẫu SUV/Crossover hạng C này được cập nhật hoàn toàn về thiết kế và trang bị tiện nghi, và hiện đang cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Hyundai Tucson, Honda CR-V, Mazda CX-5 và Mitsubishi Outlander.
  • So sánh các phiên bản Hyundai Custin 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn
    So sánh các phiên bản Hyundai Custin 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn
    Hyundai Custin gia nhập thị trường Việt Nam gồm 3 phiên bản với giá bán từ 850 - 999 triệu đồng. Các phiên bản của Hyundai Custin có những khác biệt rõ rệt về tiện nghi, trang bị an toàn và sức mạnh động cơ, hướng tới những nhóm khách hàng khác nhau.
  • So sánh các phiên bản Toyota Corolla Cross 2024: thông số, động cơ, tiện nghi và an toàn
    So sánh các phiên bản Toyota Corolla Cross 2024: thông số, động cơ, tiện nghi và an toàn
    Toyota Corolla Cross 2024 được cung cấp với ba phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản có những điểm khác biệt rõ rệt về thiết kế ngoại thất, nội thất, khả năng vận hành và công nghệ an toàn. Các phiên bản này đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng cách mang đến các lựa chọn khác nhau về trang bị và tính năng.
  • So sánh 2 phiên bản Dynamic và Premium xe BYD Atto 3
    So sánh 2 phiên bản Dynamic và Premium xe BYD Atto 3
    việc BYD giới thiệu mẫu xe Atto 3 tại thị trường Việt Nam trong sự kiện “Tuần lễ BYD – TECHNOLOGY GREEN FUTURE” đã thu hút sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. BYD Atto 3 được phân phối với hai phiên bản là Dynamic và Premium, mang đến cho khách hàng Việt Nam những lựa chọn đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau về tiện nghi và tính năng.
  • So sánh các phiên bản Toyota Hilux 2024: thông số kỹ thuật, động cơ, tiện nghi, an toàn
    So sánh các phiên bản Toyota Hilux 2024: thông số kỹ thuật, động cơ, tiện nghi, an toàn
    Dù Toyota Hilux chưa thể soán ngôi đầu bảng của Ford Ranger, nhưng vẫn giữ vững được vị thế đáng nể trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt, tại khu vực ASEAN, Hilux đã chiếm 6,2% thị phần trong năm 2021, minh chứng cho sự hấp dẫn và tin cậy của dòng xe này đối với những khách hàng yêu thích xe bán tải.