Số phận ngắn ngủi của Studebaker Mỹ nổi tiếng một thời

Thứ Hai, 03/07/2023 - 00:00

Từng là biểu tượng của xe Mỹ với hàng loạt kỷ lục được xác lập, thế nhưng Studebaker Avanti R2 đời 1963 chỉ như một chút ánh sáng loé lên rồi nhanh chóng vụt tắt.

Hãng xe từng nổi tiếng tại Mỹ là Studebaker đã biến mất kể từ năm 1967 và cho đến ngày nay, ít người còn nhớ đến cái tên này. Tuy nhiên, một "siêu phẩm" để lại cho hậu thế của hãng xe Mỹ chính là chiếc Studebaker Avanti R2 1963.

Vào những năm 50-60 của thế kỷ trước, hãng Studebaker phải vật lộn trong "cuộc" chiến giữa 3 ông lớn là GM, Ford và Chrysler.

Đầu năm 1961, hãng xe có chủ tịch mới - Sherwood Egbert, một người không có chuyên môn hay kinh nghiệm gì trong lĩnh vực ô tô. Việc của Sherwood Egbert chủ yếu là cơ cấu lại Studebaker để nó tập trung vào các dòng xe tải.

Nhưng ngay sau khi tiếp quản, Sherwood Egbert đã ra "tối hậu thư" cho nhóm kỹ sư gồm Raymond Loewy, Tom Kellog, Bob Andrews và John Ebstein thiết kế một chiếc ô tô cao cấp, sang trọng nhưng phải nhỏ gọn chỉ trong 40 ngày. Và Studebaker Avanti R2 đã ra đời sau đó.

Studebaker Avanti có thiết kế kiểu "nêm" 2 cửa đặc trưng của những chiếc xe Mỹ thập niên 60. Không chỉ đẹp, Avanti còn rất mạnh mẽ. Mẫu xe này sử dụng khối động cơ V8 4,7 lít, cho công suất 290 mã lực, kết hợp với hộp số tự động 3 cấp. Avanti R2 từng đạt tốc độ tới 170,8 dặm/giờ (khoảng 275km/h).

Nó cũng phá vỡ không dưới 29 kỷ lục tốc độ tại đường đua Bonneville Salt Flats và được giới chuyên môn đánh giá là một biểu tượng mới của ngành chế tạo ô tô nước Mỹ đầu những năm 1960. Doanh số tốt cũng giúp Avanti phần nào cứu được cả hãng xe Studebaker.

Tuy vậy, không may cho hãng Studebaker nói chung và mẫu xe Avanti nói riêng là Chủ tịch Sherwood Egbert đã phát hiện mình bị ung thư vào năm 1962 và mất sau đó vài năm. Năm 1967, cái tên Studebaker cũng biến mất khỏi bản đồ sản xuất ô tô nước Mỹ.

Trở lại với mẫu Avanti R2, dù khá thành công ngay trong năm đầu ra mắt nhưng mẫu xe này vẫn bị ngừng sản xuất năm 1963 với khoảng 6.000 chiếc được xuất xưởng trong suốt vòng đời. Chính vì lẽ đó, mẫu Avanti R2 thường được gắn với con số 1963 dù nó lần đầu xuất hiện từ 1961.

Cho đến nay, Studebaker Avanti 1963 vẫn được giới chơi xe cổ trên khắp thế giới săn mua với giá lên tới vài chục nghìn USD, dù vào thời điểm thập niên 60, chiếc xe này chỉ có giá 4.000 USD. Nhiều người cảm thấy nuối tiếc cho một mẫu xe sang trọng, chất lượng nhưng "đoản mệnh".

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cận cảnh chiếc Alfa Romeo 4C Unica độc nhất vô nhị

Hãng xe Italy vừa trình làng Alfa Romeo 4C Unica với số lượng chỉ một chiếc toàn cầu, sau khi dòng xe thể thao cỡ nhỏ này dừng sản xuất vào năm 2020.

Lotus Exige Cup 430 Type 25 xuất hiện tại TP HCM, hiếm hơn cả siêu xe triệu đô

Chiếc xe thể thao Lotus Exige Cup 430 Type 25 dù có giá không quá đắt nhưng độ hiếm hơn nhiều chiếc siêu xe, hypercar tại Việt Nam.

Mansory nâng cấp Land Rover Defender với diện mạo hầm hố, mạnh như siêu xe

Hãng độ Mansory đã ra mắt gói độ mới dành cho Land Rover Defender, mang phong cách hầm hố, thể thao nhưng có phần rườm rà đặc trưng của thương hiệu độ xe nước Đức.

McLaren 750S của đại gia mảng blockchain Đỗ Dũng, tiền biển số đắt hơn xe BMW 320i

Chiếc McLaren 750S đầu tiên tại Việt Nam vừa được 'đeo' biển trắng của đại gia mảng Blockchain - Đỗ Dũng, riêng tiền biển số quy đổi đã hơn giá một chiếc BMW 320i.

Làm giàu từ biển số xe: Bí quyết thành công không thua kém bất động sản

Một phương thức đầu tư không kém phần hấp dẫn như đầu tư vào bất động sản là mua bán biển số ô tô. Giá trị của biển số xe tăng lên đáng kể khi chúng có tuổi đời lâu và mang tính độc đáo. Mới đây, một biển số xe độc đã được bán với giá lên tới 1,68 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm