Những phụ kiện ô tô tốn tiền nên tránh

Thứ Bảy, 04/05/2024 - 18:46

Nhiều người thường lắp thêm các phụ kiện ô tô để cải thiện khả năng vận hành của xe nhưng điều đó chưa hẳn đã đem lại lợi ích, thậm chí chúng còn có thể gây hư hại cho xe.

Lắp thanh cân bằng cho khoang động cơ

Thanh cân bằng hay còn gọi là thanh giằng cho ô tô là một trang bị có thể có sẵn theo xe hoặc phụ kiện ô tô lắp thêm. Thanh cân bằng được lắp đặt ở nhiều vị trí của khung xe để gia tăng độ ổn định thân xe, giảm lực cản và khả năng vặn xoắn của khung xe.

Theo khảo sát của VietNamNet, lựa chọn chủ yếu của khách hàng Việt là thanh cân bằng lắp ở trong khoang động cơ, mức giá dao động từ 2.000.000 đồng cho tới vài triệu đồng, tùy từng thương hiệu. Do trang bị này thường chỉ xuất hiện trên các mẫu xe thể thao, hiệu suất cao nên khi lắp vào xe phổ thông, nhiều người cho rằng chúng ít nhiều giúp cho khoang động cơ trông có cảm giác thể thao.

Thanh cân bằng được lắp trong khoang động cơ của Mazda 3. Ảnh: Ultra Racing

Theo chuyên gia đào tạo lái xe an toàn Nguyễn Hồng Vinh, để chiếc xe vận hành ổn định điều cốt lõi đầu tiên vẫn phải đến từ chiếc xe vốn đã có một bộ khung gầm, hệ thống treo và các tính năng an toàn đủ tốt. Với các xe thể thao, hiệu suất cao, các hãng đã thiết kế thanh cân bằng để tối ưu cảm giác lái cũng như độ cứng vững.

Trong khi đó, một xe phổ thông muốn đạt ổn định như vậy, người dùng cần phải lắp nhiều thanh cân bằng ở các vị trí khác nhau trên khung xe. Còn nếu chỉ lắp thêm một thanh cân bằng ở trong khoang động cơ, điều này chắc chắn sẽ không thể đem lại hiệu quả rõ rệt, nếu không muốn nói là không cần thiết, anh Vinh chia sẻ.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia ô tô cho rằng gắn thêm thanh cân bằng có thể ảnh hưởng đến kết cấu kỹ thuật của xe, nhà sản xuất hoàn toàn có thể từ chối bảo hành nếu xảy ra vấn đề liên quan đến vận hành.

Vật liệu chống ồn rẻ tiền

Tiếng ồn là thứ mà những người đi xe phổ thông đa phần đều gặp phải. Do đó, nắm bắt được tâm lý này, các đơn vị chăm sóc xe và kinh doanh phụ kiện ô tô thường tư vấn khách hàng khắc phục bằng việc lắp đặt các vật liệu cách âm chống ồn, có thể giảm ồn lên từ 45-80%.

Thế nhưng, sau một thời gian lắp chống ồn, đã có không ít chủ xe đã phải tháo gỡ. Không những vậy, các khu vực dán tấm chống ồn trên xe còn gây đọng nước khiến khung xe dễ mọt và hoen gỉ, hỏng các linh kiện của xe khiến cho chủ xe rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".

Để cách âm cho xe, vật liệu tốt và tay nghề thợ giỏi là 2 yếu tố quyết định rất lớn đến chất lượng của xe. Ảnh: Scar Workshop

Anh Chu Văn Thưởng, chủ cửa hàng chuyên về âm thanh ô tô Scar Workshop cho biết: "Để làm cách âm cho một chiếc xe, chi phí sẽ dao động từ 20-30 triệu đồng. Với những xe phổ thông bình dân, nhiều chủ xe có thể sẽ chỉ lựa chọn các sản phẩm giá rẻ chỉ vài triệu đồng, chất lượng không đảm bảo nên dễ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng."

Chưa kể, nhiều chủ xe thường có tâm lý khảo giá, sau đó chọn nơi có chi phí rẻ nhất. Trong quá trình lắp đặt, các nơi làm rẻ sẽ thường dùng vật liệu chống ồn giả, hàng nhái kém chất lượng. Cộng thêm trình độ của thợ không đảm bảo do không được đào tạo bài bản nên hoàn toàn có thể dẫn đến các sự cố kể trên.

Vì vậy, người dùng hãy chủ động lựa chọn những cơ sở có uy tín. Nên nhớ việc cách âm, chống ồn cho xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và để đạt được chất lượng cách âm như mong muốn, mức giá sẽ không hề rẻ, anh Thưởng nhấn mạnh.

Đệm cao su giảm chấn cho giảm xóc

Trong vài năm trở lại đây, nhiều người sử dụng biết đến miếng đệm cao su giảm chấn lắp vào giảm xóc của xe. Theo những lời của người bán, miếng đệm cao su giảm chấn chỉ có giá từ 200.000-3.000.000 đồng. Tác dụng của phụ kiện này giảm sự rung lắc cho xe khi đi trên đường gập ghềnh, tăng khoảng sáng gầm xe, giúp giảm xóc cứng cáp và tăng tuổi thọ cho bộ phận này.

Miếng đệm cao su được lắp vào khoảng trống của lò xo để tăng khả năng chịu tải. Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch nhận xét mặt trái của việc lắp thêm miếng đệm cao su giảm chấn là khi chở tải nhẹ sẽ làm tăng thêm chiều cao thân xe, khiến xe thiếu độ ổn định, gây mất an toàn khi vào cua. Bên cạnh đó, lắp thêm miếng đệm cao su giảm chấn không đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất sẽ khiến xe nhiều khả năng bị từ chối đăng kiểm.

Một khía cạnh kỹ thuật nữa mà người dùng cần quan tâm là khi lắp miếng đệm cao su này vào lò xo sẽ khiến chiều dài làm việc của lò xo bị ngắn lại, độ cứng của lò xo tăng lên, tần số dao động tự do của lò xo tăng lên, dẫn tới sẽ phá vỡ sự ổn định tổng thể của hệ thống treo, vị kỹ sư này nói thêm.

Do đó, việc lắp miếng đệm cao su giảm chấn vào bộ lò xo cần có sự tư vấn của chuyên gia, nếu không việc tự ý lắp thêm phụ kiện này sẽ trở thành hành động vô bổ, thậm chí còn gây mất an toàn cho xe của bạn.

Bọc trần xe nilon

Trên các dòng xe phổ thông hiện nay, trần xe chủ yếu được sử dụng bằng vải nỉ. Đây là vật liệu có giá thành rẻ, có khả năng tiêu âm và cách nhiệt hiệu quả. Thế nhưng, vật liệu này thường nhanh bị bám bẩn, giữ mùi và nhanh cũ theo thời gian khiến chiếc xe có thể bị giảm giá trị khi chủ xe có nhu cầu chuyển nhượng.

Bọc trần xe bằng nilon được nhiều người sử dụng vì giá thành rẻ. Ảnh: Oto360

Vì vậy, nhiều chủ xe, đặc biệt là người dùng xe để chạy dịch vụ thường lựa chọn bọc trần xe bằng nilon, ngoài ra cũng còn có thêm các chất liệu khác như giả da simili, da tổng hợp PU hoặc da lộn. Nhưng nilon vẫn được nhiều người lựa chọn hơn cả nhờ giá rẻ, khoảng từ 300.000-500.000 đồng, không bám bẩn, bám mùi và dễ vệ sinh. Ngoài ra, khi cần về nguyên bản để chuyển nhượng, người dùng có thể tháo bỏ một cách dễ dàng.

Nhưng bên cạnh những ưu điểm này, anh Lê Đăng Trung, Giám đốc điều hành của trung tâm độ xe Chung Auto đánh giá việc bọc trần xe nilon cũng sẽ gây ra những phiền toái nhất định. Cụ thể, người ngồi bên trong xe sẽ cảm thấy khó chịu vì có cảm giác ồn và ù hơn bình thường.

Điều này xuất phát từ bề mặt nilon nhẵn nên không có khả năng tiêu âm, khi kéo căng sẽ tạo thành lớp màng rung khiến âm thanh bị dội trở lại tới tai người ngồi trong xe. Hơn nữa, trần xe thường có độ cong nên khi bọc nilon sẽ khó ôm sát vào bề mặt, ảnh hưởng đến độ thoáng của trần xe. Nilon là vật liệu dễ rách nên khi bị rách, chủ xe sẽ buộc phải đi bọc lại.

Đệm ở ghế sau

Không nên mua đệm ghế sau vì gây nguy hiểm, có thể khiến trẻ con, thú cưng lăn khỏi ghế mỗi khi xe tăng tốc, phanh đột ngột. Việc quan trọng nhất là thắt dây an toàn cho trẻ và người ngồi trên xe.

{keywords}
Không nên sử dụng đệm ghế sau khi xe di chuyển.

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Nắng nóng kéo dài, khách xếp hàng chờ sửa điều hòa ô tô

Đa số gara ô tô tại Hà Nội đều trong trạng thái đông khách, cánh thợ luôn tay luôn chân trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Dù chỉ là bộ phận nhỏ nhưng lọc dầu động cơ có vai trò rất quan trọng với quá trình vận hành xe

Lọc dầu ô tô có chức năng lọc dầu bôi trơn cho ô tô nói riêng, giúp xe vận hành trơn tru hơn trong quá trình sử dụng. Người dùng cần thay thế lọc dầu định kỳ và sử dụng lọc dầu chính hãng.

Những dấu hiệu cần biết khi lọc xăng ô tô bị tắc

Lọc xăng ô tô bị bẩn và bị tắc nghẽn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như sức mạnh của động cơ giảm sút, khó khởi động, nguy cơ chết máy và âm thanh kêu lạ phát ra từ phần động cơ.

“Áo choàng” cách nhiệt giúp xe điện mát như trong phòng điều hòa

Một chiếc áo phủ lên xe điện là ý tưởng của các nhà khoa học ở Đại học Thượng Hải, nhằm bảo vệ hiệu suất khối pin và giữ cho cabin xe mát lạnh.

Bảo dưỡng Honda CR-V sau 10.000 km gồm những hạng mục nào?

Để đảm bảo an toàn cũng như mức độ vận hành của xe một cách ổn định thì việc bảo dưỡng xe thường xuyên và định kỳ là một điều rất cần thiết khi sở hữu một chiếc ô tô bất kỳ. Honda CR-V cũng không nằm ngoại lệ. Vậy sau 10.000 km, cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào cho chiếc xe này?

Có thể bạn quan tâm

  • Láng đĩa phanh khắc phục phanh kêu phanh không ăn
    Láng đĩa phanh khắc phục phanh kêu phanh không ăn
    Sau nhiều năm sử dụng, đĩa phanh ô tô có thể bị xuất hiện vết xước và vết rãnh, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất phanh của xe. Khi gặp phải tình trạng này, việc thực hiện quá trình láng đĩa phanh trở nên cần thiết để khôi phục khả năng phanh và đảm bảo an toàn khi lái xe.
  • Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Sau khi nước lũ rút tại các tỉnh miền Bắc, hàng loạt ô tô bị ngập sâu sẽ cần được đưa đến các gara để tiến hành sửa chữa và phục hồi. Đây là giai đoạn quan trọng mà các chủ xe phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý kịp thời nhằm khôi phục hoạt động của xe và ngăn chặn những hư hỏng nghiêm trọng về sau.
  • Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.
  • Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý
    Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý
    Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.
  • Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?
    Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?
    Ô tô điện cần kiểm tra đường điện cao áp, vỏ hộp pin và một số hệ thống khác để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.