Tại sao nước làm mát ô tô có nhiều màu?

Thứ Tư, 27/09/2023 - 11:52

Những loại nước làm mát ô tô có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi loại đều được pha chế đặc biệt để giữ cho động cơ có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài.

Những loại nước làm mát ô tô có nhiều màu sắc khác nhau và mỗi loại đều được pha chế đặc biệt để giữ cho động cơ có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài.

Nước làm mát ô tô có 3 dòng chính phân theo thành phần cấu tạo chất lỏng và dung môi pha chế, gồm công nghệ axit vô cơ (IAT - Inorganic Additive Technology), axit hữu cơ (OAG - Organic Additive Glyxerin) và axit hữu cơ lai vô cơ (HOAT - Hybrid Organic Additive Technology).

Nước mát công nghệ axit vô cơ (IAT) thường có màu xanh lá cây nhạt có khả năng bảo vệ các bộ phận kim loại nhưng đã bị các hãng loại bỏ từ cách đây hai thập niên do gây cặn lắng dưới đáy bình.

Nước mát công nghệ axit vô cơ (IAT) thường có màu xanh lá cây nhạt

Loại nước mát công nghệ axit hữu cơ (OAG) được sử dụng trong hầu hết các xe ô tô đời mới trên toàn thế giới, có nhiều màu từ cam, đỏ tươi, đỏ, xanh lam và xanh lá cây đậm. Loại này có chứa chất phụ gia hữu cơ đặc biệt để chống gỉ và ăn mòn, thời gian sử dụng dài hơn có thể đến 15 vạn kilomet (hoặc 3 năm) mới phải thay. Công nghệ nước làm mát hữu cơ thường được các hãng xe Nhật như Honda, Mitsubishi, Nissan và Toyota sử dụng.

Loại nước làm mát sử dụng công nghệ axit hữu cơ lai (HOAT) là sự pha trộn giữa chất làm mát IAT và OAT, giúp kéo dài nhất thời gian sử dụng, có thể lên đến 20 vạn kilomet (hoặc 5 năm). Chất làm mát HOAT có các màu vàng, xanh ngọc, hồng, xanh lam hoặc tím. Thường được sử dụng bởi các nhà sản xuất xe hơi lớn ở châu Âu, Mỹ.

Về màu sắc của nước làm mát, đơn giản chỉ là do chất phụ gia tạo màu kết hợp với chất chống đông, giúp chất lỏng không bị đóng băng vào mùa đông. Về màu sắc, các hãng xe dùng để phân biệt với màu nước rửa kính và các loại chất lỏng khác trên xe, tránh đổ nhầm.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lý do xe số tự động giật, khựng khi chuyển số

Các xe sử dụng hộp số tự động bị giật hoặc khựng vào thời điểm chuyển số có thể do thiếu dầu, chi tiết hao mòn, hư hại.

Xe ô tô bị bó phanh sau ngập nước và cách xử lý

Sau khi xe tiếp xúc với nước ngập, má phanh có thể bị nở ra, dẫn đến tình trạng bàn đạp phanh trở nên nhỏ hơn bình thường, gây ra hiện tượng phanh bị bó cứng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phanh của xe mà còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn nghiêm trọng trong quá trình điều khiển.

Dấu hiệu nhận biết thước lái ô tô bị hỏng

Thước lái ô tô bị hỏng cần phải được phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời để không làm ảnh hưởng các bộ phận khác trên xe hoặc dẫn tới nguy cơ gây tai nạn.

Hướng dẫn kiểm tra ắc quy ô tô theo từng bước

Ắc quy ô tô là bộ phận lưu trữ điện năng, giúp cho ô tô khởi động và hoạt động các thành phần chức năng khác khi động cơ tắt. Vì sự nạp và xả liên tục của nó, và theo thời gian, ắc quy sẽ trở nên kém đi, tức lưu trữ và xả

Những dấu hiệu cần biết khi lọc xăng ô tô bị tắc

Lọc xăng ô tô bị bẩn và bị tắc nghẽn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như sức mạnh của động cơ giảm sút, khó khởi động, nguy cơ chết máy và âm thanh kêu lạ phát ra từ phần động cơ.

Có thể bạn quan tâm

  • Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.
  • Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Sau khi nước lũ rút tại các tỉnh miền Bắc, hàng loạt ô tô bị ngập sâu sẽ cần được đưa đến các gara để tiến hành sửa chữa và phục hồi. Đây là giai đoạn quan trọng mà các chủ xe phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý kịp thời nhằm khôi phục hoạt động của xe và ngăn chặn những hư hỏng nghiêm trọng về sau.
  • Một số cách kiểm tra mức dầu hộp số trên ô tô
    Một số cách kiểm tra mức dầu hộp số trên ô tô
    Việc thay dầu động cơ định kỳ và đúng thời điểm, tuân thủ theo số km quy định, không chỉ giúp xe duy trì sự bền bỉ mà còn đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng.
  • Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Việc bơm lốp xe quá căng có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng. Đầu tiên, lốp xe quá căng có thể dễ dàng bị nổ, tạo ra tình huống nguy hiểm trên đường. Thứ hai, áp suất lốp cao sẽ làm giảm lực kéo của xe, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phản ứng của xe trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nguy cơ trượt nước cũng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đường ướt, khiến cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái.
  • Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?
    Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?
    Ô tô điện cần kiểm tra đường điện cao áp, vỏ hộp pin và một số hệ thống khác để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.