Những lỗi phổ biến khiến bạn mất quyền đền bù bảo hiểm ô tô

Thứ Hai, 01/07/2024 - 08:51

Việc mua bảo hiểm ô tô là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu thiệt hại khi xe gặp rủi ro hay tai nạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bảo hiểm cũng sẽ chi trả hoặc đền bù cho người sở hữu xe trong mọi tình huống.

Mua bảo hiểm xe ô tô là một cách giúp giảm bớt đi những tổn thất khi phương tiện bị hư hỏng, tai nạn. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm cũng đền bù, chi trả cho bạn.

Bài viết mới cập nhật:

Theo đó, Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vừa mới được chính phủ ban hành và có hiệu lực kể từ tháng 3/2021, thay thế cho Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, quy định về các trường hợp chủ phương tiện không được đền bù khi mua bảo hiểm ôtô như sau:

1. Lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, lái xe sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

2. Lái xe chưa đủ hoặc đã quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

3. Người lái xe không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tảy xóa, hết hạn sử dụng tại thời điểm gây ra tai nạn, hoặc giấy phép lái xe không phù hợp với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe.

5. Các trường hợp, hành động cố ý gây thiệt hại cho chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

6. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy, không chấp hành trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

7. Những thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

8. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

9. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

10. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

11. Những hư hỏng, hao mòn tự nhiên của xe trong quá trình sử dụng.

12. Những hư hỏng do khuyết tật, mất giá trị, giảm dần chất lượng cho dù có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

13. Những hư hỏng hoặc tổn thất thêm do sửa chữa.

14. Những thiệt hại về điện hoặc máy móc… mà không phải do tai nạn gây ra.

15. Hao mòn săm lốp, bạt thùng xe, đề can, chụp đầu trục bánh xe, các chắn bùn xe, chữ nhãn hiệu, biếu tượng nhà sản xuất trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng một nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.

16. Mất cắp bộ phận của xe (Trừ khi có thoả thuận khác).

17. Xe sau khi sửa chữa trùng tu, đại tu, hoặc cải tạo mới theo quy định phải đăng kiểm lại mà chưa đi đăng kiểm lại theo quy định của Nhà Nước .

18. Xe gặp tổn thất, hư hỏng do hoạt động trong vùng đang bị ngập nước (Trừ khi có thoả thuận khác).

Lưu ý: Tất cả các trường hợp trên đều sẽ được nhân viên bảo hiểm tư vấn khi bạn mua bảo hiểm, ngoài ra cũng sẽ được ghi rõ trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Do đó trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm, hãy tham khảo thật kỹ.

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Dưới 18 tuổi phải làm gì để được đứng tên chủ sở hữu phương tiện giao thông

Thời điểm hiện tại có thể xem là thời gian vàng để sở hữu xe máy hay xe ô tô, tuy nhiên người dưới 18 tuổi liệu có thể đứng tên loại tài sản này không?

Khi công ty bảo hiểm đánh đố chủ xe

Công ty Bảo hiểm hàng không Thăng Long yêu cầu chủ xe phải tự thu thập kết luận điều tra của công an, dù vụ việc không có quyết định khởi tố.

Sử dụng ô tô điện và xe xăng dầu: Loại nào tốn kém hơn?

Được coi là xu thế của tương lai, xe điện được quảng cáo với mức bảo dưỡng thấp hơn 40% so với ô tô xăng, dầu truyền thống.

VinFast VF 5 di chuyển được bao nhiêu km sau mỗi lần sạc đầy?

Khi Pin xuống 10% quãng đường di chuyển được 319km... nếu kiệt Pin có thể đạt được khoảng 350km, xa hơn so với nhà sản xuất công bố

Xe đã qua nhiều chủ đều không sang tên, cũng không tìm được người đứng tên trên giấy tờ phải làm sao?

Sau ngày 15/8, các chủ xe phải tiến hành định danh biển số xe theo người. Tuy nhiên, hiện giờ nhiều người đang sử dụng xe mà giấy tờ xe đứng tên chủ cũ.

Có thể bạn quan tâm

  • Những điều cần làm để được bảo hiểm bồi thường tối đa khi xe ngập nước
    Những điều cần làm để được bảo hiểm bồi thường tối đa khi xe ngập nước
    Hàng năm vào mùa bão lũ, tình trạng xe ngập nước xảy ra rất phổ biến, nhất là với các tỉnh miền Trung và tại các thành phố lớn có hệ thống thoát nước kém như Hà Nội và TP.HCM. Vậy khi ô tô không may bị ngập nước, chúng ta cần làm những gì để được bảo hiểm bồi thường mức cao nhất?
  • Tài xế gác chân lên cửa khi đang lái xe có bị phạt?
    Tài xế gác chân lên cửa khi đang lái xe có bị phạt?
    Có nhiều tài xế, có thể do thói quen hoặc muốn thể hiện tính cá nhân, thường không ngần ngại đặt chân lên cửa kính hoặc bảng điều khiển của xe khi đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, liệu hành vi này có bị phạt hay không là một vấn đề cần được xem xét.
  • Mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô: bí quyết để an tâm sử dụng xế hộp
    Mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô: bí quyết để an tâm sử dụng xế hộp
    Bạn có biết mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô là gì và ảnh hưởng của nó đến việc đền bù khi bạn cần sử dụng bảo hiểm như thế nào không? Việc lựa chọn mức khấu trừ bảo hiểm phù hợp là điều quan trọng.
  • 19 trường hợp ôtô đã cải tạo vẫn được đăng kiểm
    19 trường hợp ôtô đã cải tạo vẫn được đăng kiểm
    Kể từ ngày 15/2/2024, sẽ có 19 trường hợp cải tạo và độ xe ô tô được phép đăng kiểm mà không cần lập hồ sơ thiết kế. Đây là một thay đổi quan trọng, mang lại sự thuận tiện lớn cho các chủ xe. Các chủ xe nên lưu ý những trường hợp này để tận dụng quy định mới, giúp việc cải tạo và đăng kiểm xe trở nên dễ dàng hơn.
  • Gương cầu lồi 360 độ có tác dụng xóa điểm mù trên ô tô?
    Gương cầu lồi 360 độ có tác dụng xóa điểm mù trên ô tô?
    Dưới góc nhìn của một chuyên gia có kinh nghiệm, việc gắn thêm gương cầu lồi 360 độ trên gương chiếu hậu nhằm giảm thiểu điểm mù ở vị trí 2 góc phần tư sau xe là một giải pháp phổ biến và hữu ích. Tuy nhiên, liệu gương này có thực sự giúp xóa điểm mù hoàn toàn hay không, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.