Tìm hiểu về bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc
Thứ Năm, 03/08/2023 - 17:09
Bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc là 2 loại hình bảo hiểm phổ biến đối với những người sử dụng ô tô. Chúng có giá trị và ý nghĩa rất lớn mà nhiều người vẫn chưa nhận thấy được.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được quy định theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới. Quy định này có hiệu lực từ 1.3.2021 và thay thế Quy định số 103/2008/NĐ-CP và Quy định số 214/2013/NĐ-CP.
Loại bảo hiểm này áp dụng đối với mọi chủ xe khi tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân (bên thứ ba – người bị va chạm) trong trường hợp chủ phương tiện gây ra tai nạn.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc có phạm vi bồi thường thiệt hại về tính mạng, tay chân của người ngồi trong xe do xe cơ giới gây ra; thiệt hại ngoài hợp đồng về tính mạng và tài sản của bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
Bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc là 2 loại hình bảo hiểm phổ biến đối với những người sử dụng ô tô
Số tiền trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc phải trả là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn (thương tật cá nhân) và 50 triệu đồng/1 vụ (thiệt hại về tài sản).
Ngoài bảo hiểm bắt buộc, còn có một số loại bảo hiểm khác mang tính chất tự nguyện. Có thể kể đến Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe, Bảo hiểm vật chất xe ôtô, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa, Bảo hiểm ôtô hai chiều.
"Tùy vào nhu cầu thực sự và khả năng tài chính của từng chủ xe để mua các loại bảo hiểm xe tự nguyện. Chẳng hạn, Bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự chủ yếu cần thiết cho các xe làm công việc kinh doanh, vận chuyển, xếp dỡ hàng. Nếu như mình mua xe để phục vụ gia đình, đi lại bình thường thì theo tôi, mua loại bảo hiểm này là chưa được hợp lý” – luật gia Nguyễn Gia Hải (Công ty Luật TNHH Thái Hà) cho biết.
Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe là một hình thức bảo hiểm tự nguyện dành cho người lái xe và những người cùng ngồi trên xe khi chịu thiệt hại về tính mạng, thân thể do tai nạn giao thông, phạm vi và quyền lợi được chi trả tùy vào chính sách của công ty bảo hiểm và quyền lợi của gói bảo hiểm đã đăng ký mua.
Bên cạnh đó, bảo hiểm xe tự nguyện còn có Bảo hiểm vật chất xe ôtô (còn được gọi là bảo hiểm thân vỏ) để bảo vệ thân vỏ và máy móc, thiết bị xe. Nếu xảy ra tai nạn, phía dịch vụ bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi phí để khắc phục các thiệt hại như trầy xước vỏ, cháy nổ, mất cắp, móp vỏ… Phạm vi và giá trị chi trả sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm đã mua.
Với bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện, bên bảo hiểm sẽ trả lại phần chênh lệch số tiền mà chủ xe đã bồi thường cho người bị hại dựa trên mức độ lỗi trong vụ tai nạn và số tiền mà chủ xe tham gia vào bảo hiểm.
Ngoài ra, bảo hiểm xe tự nguyện còn có Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa. Loại bảo hiểm này có phạm vi những thiệt hại về hàng hóa do tai nạn gây ra bởi chủ xe trong quá trình vận chuyển. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những chi phí cần thiết và hợp lý cho chủ hàng theo quy định của Luật dân sự.
Bảo hiểm ôtô hai chiều là cách gọi không chính thức của loại bảo hiểm sẽ được chi trả cho bất cứ vụ tai nạn nào xảy ra, gồm hai loại hình là bảo hiểm trách nhiệm dân sự ôtô và bảo hiểm vật chất xe ôtô.
Chủ xe sẽ được chi trả khi gặp phải các tình huống không mong muốn như: Va chạm, trộm cắp, thiên tai, chẳng hạn như lũ lụt, bão, lửa... đặc biệt là khi vụ tai nạn liên quan đến chủ xe và các bên thứ ba. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường mức giá trị phụ thuộc vào gói bảo hiểm được chủ xe đã mua trước đó.
Tin cũ hơn
Mấy cọng dây cao su treo ở các bánh xe tải để làm gì?
Lắp thêm bộ đá cốp cho xe hơi nên hay không?
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, nhiều chủ xe có sở thích độ thêm đá cốp điện ô tô cho dòng xe của mình.
Giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm có phải thi lại không?
Những lưu ý khi thuê ôtô tự lái đi chơi lễ quốc khánh 2/9
Tại sao lốp dự phòng ô tô luôn nhỏ hơn lốp chính?
Có thể bạn quan tâm
-
Nút bấm khẩn cấp trên trụ sạc xe điện có tác dụng gì?Nút khẩn cấp (Emergency Stop) trên trụ sạc xe điện giúp ngắt tạm thời dòng điện truyền đến xe, được dùng khi có sự cố không thể kiểm soát như chập điện hoặc cháy nổ.
-
Ô tô của bạn thường được hãng bảo hành những gì?Bảo hành ô tô là một yếu tố mà các chủ phương tiện luôn chú ý, đặc biệt là sau khi mua xe mới hoặc khi xe gặp sự cố. Vậy, những bộ phận nào trên ô tô thường được bảo hành miễn phí?
-
Xe Hybrid hay điện: lựa chọn nào tiết kiệm hơn?Để tối ưu hóa chi phí vận hành, nhiều khách hàng hiện đang cân nhắc giữa việc mua xe điện và xe hybrid.
-
Dầu ô tô đi lâu gấp 10 lần dầu xe máy, lý do tại sao?Xe máy thường có khả năng giải nhiệt kém hơn so với ô tô, điều này phần nào là do vòng tua máy thường cao hơn. Một yếu tố quan trọng khác là độ bền của dầu máy, mà ở xe máy thường không đạt được mức như ở ô tô.
-
Pin ô tô chưa cạn có nên sạc không?Khách hàng mới sử dụng ô tô điện thường băn khoăn về việc có nên sạc xe khi pin chưa cạn hoàn toàn hay không.