Sau khi ăn rượu nếp bao lâu có thể lái xe mà không bị phạt nồng độ cồn?
Thứ Sáu, 21/07/2023 - 14:07 - Chưa có
Theo quy định xử phạt hành chính tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển ô tô tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn; còn đối với xe máy và motor, giới hạn cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1 lít khí thở.
Trong khi đó, rượu nếp lên men tự nhiên là thực phẩm có chứa cồn. Do đó, nếu bạn điều khiển phương tiện ngay sau khi ăn rượu nếp thì chắc chắn sẽ dính lỗi nồng độ cồn.
Cơm rượu nếp là món ăn truyền thống của người Việt trong ngày Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Linh Võ).
Vậy sau khi ăn rượu nếp bao nhiêu lâu mới có thể lái xe mà không lo bị phạt nồng độ cồn?
Theo các chuyên gia y tế, tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc nhiều yếu tố, như loại bia rượu, nồng độ cồn trong bia rượu/thực phẩm, uống lúc no hay đói, tuổi tác, giới tính, di truyền, cân nặng của người uống…
Có một điều chắc chắn là càng uống nhiều bia rượu hoặc ăn nhiều rượu nếp thì nồng độ cồn trong cơ thể càng cao.
Ngoài ra, nồng độ cồn còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý của từng người. Có người ăn uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml); 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml); 1 vại bia hơi (330ml); hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330ml).
Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và motor không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu.
Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất thêm 1-2 giờ nữa.
Những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong máu, sau 12-24 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở, sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu, và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo bằng ống thở. Như vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, ít nhất 24 giờ sau khi uống rượu bia hoặc sử dụng thực phẩm chứa cồn bạn hãy lái xe.
Với trường hợp nạp ít cồn vào cơ thể, như ăn một bát nhỏ rượu nếp hoặc uống vài chai bia thì cần tối thiểu 12 giờ để cơ thể đào thải cồn.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định cụ thể các mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông như sau:
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe đang chạy tốc độ cao không?
Chạy xe ô tô thế nào để tiết kiệm xăng trong ngày hè?
Mùa nắng nóng đang vào giai đoạn cao điểm, mỗi tay lái cần bỏ túi những bí quyết cần thiết, giúp chiếc xe hoạt động trơn tru và tiết kiệm nhiên liệu.
Những bí quyết “vàng” lái xe ô tô vào ban đêm an toàn
Lái xe ban đêm được xem như thử thách không chỉ đối với tay lái mới, mà ngay cả những người đã từng cầm lái lâu năm cũng phải e ngại.
Những quy tắc đỗ xe an toàn và lịch sự
Đỗ xe an toàn và lịch sự là một kỹ năng quan trọng đối với tài xế khi tham gia giao thông đô thị, dưới đây là một số quy tắc cơ bản để làm được điều này.
Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố dây đai an toàn ô tô bị kẹt
Có thể bạn quan tâm
-
Ôm cua đổ đèo: Đừng quá tự tin vào xe mạnh hay lái hay sai lầm chết ngườiDù sở hữu một chiếc xe được trang bị đầy đủ công nghệ an toàn, yếu tố then chốt để tránh tai nạn khi ôm cua đổ đèo vẫn nằm ở kiến thức và kỹ năng điều khiển của người lái. Việc hiểu rõ đặc điểm vận hành của xe, kết hợp với khả năng xử lý linh hoạt trong từng tình huống thực tế, sẽ giúp tài xế làm chủ quỹ đạo di chuyển và chủ động phòng tránh những rủi ro không mong muốn trên địa hình đèo dốc phức tạp.
-
Bí quyết trở thành tài xế giỏi: 9 nguyên tắc vàng bạn không nên bỏ quaCó thể bạn tự tin rằng mình là một "tay lái lụa", làm chủ kỹ thuật điều khiển xe một cách thuần thục. Nhưng hãy thử đối chiếu câu trả lời của bạn với kinh nghiệm thực tế từ những tài xế đã vượt hàng trăm nghìn kilomet mà chưa từng vướng vào một vụ tai nạn nào liệu bạn có đang nghĩ giống họ?
-
6 Bước đỗ xe trên dốc an toàn tuyệt đối mọi tài xế cần biếtTại Việt Nam nơi có đến hơn 75% diện tích là đồi núi việc tài xế phải dừng hoặc đỗ xe trên các đoạn đường đèo, dốc là tình huống xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những ai di chuyển xuyên tỉnh hoặc khu vực miền núi. Tuy nhiên, không ít người vẫn chủ quan cho rằng việc đỗ xe trên dốc cũng tương tự như trên mặt đường bằng phẳng. Trên thực tế, quan điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đặc thù địa hình dốc đòi hỏi thao tác kỹ thuật và biện pháp an toàn riêng biệt để tránh nguy cơ xe bị trôi hoặc gây tai nạn ngoài ý muốn.
-
Có nên mang theo can xăng dự phòng trên ô tô? Chuyên gia nói gìDự trữ xăng dầu trên ô tô tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và gây mùi khó chịu trong cabin, ảnh hưởng đến an toàn và trải nghiệm người dùng.
-
5 Kỹ năng lái xe an toàn trên đường trơn trượt tài xế nào cũng cần biếtLái xe trong điều kiện thời tiết mưa gió, mặt đường trơn trượt luôn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn do tầm quan sát bị hạn chế và khả năng mất kiểm soát khi phanh gấp. Tuy nhiên, với việc nắm vững các kỹ năng điều khiển xe cơ bản, kết hợp với sự thận trọng và chủ động trong từng thao tác, tài xế hoàn toàn có thể xử lý an toàn các tình huống phức tạp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tự tin vượt qua những đoạn đường trơn trượt, lầy lội mà còn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho chính bản thân và hành khách đi cùng.