Không được vượt xe bên phải khi tham gia giao thông

Thứ Ba, 16/07/2024 - 19:34

Nghị quyết 142/2024/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 29/6/2024 trong Kỳ họp thứ 7, đã chính thức ban hành Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ.

Luật còn quy định, chỉ được vượt xe phía bên trái cần vượt khi không có chướng ngại vật phía trước trên đường giao thông. Cụ thể, Điều 15 Dự thảo quy định quyền vượt xe và nhường đường cho xe khác vượt. Trong đó, vượt xe là tình trạng giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển về bên trái thì di chuyển tới trước xe phía trước.

Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới ngược chiều trở lên được phân định bằng vạch kẻ đường bộ, xe đi phía sau di chuyển qua trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường. Khi vượt thì xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái khi đang sang trái hoặc khi xe chuyên dùng đang thao tác trên đường mà muốn vượt bên trái thì được vượt về bên tay phải.

Theo quy định, xe chỉ được vượt trái khi muốn vượt.

Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy cùng chiều trong phần đường xin vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe sau, đã bật tín hiệu rẽ phải và đi sát về bên phải. Khi có xe xin vượt, người điều khiển xe phía trước phải quan sát phần đường phía trước. Nếu đảm bảo điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, bật tín hiệu rẽ phải báo hiệu cho người điều khiển xe phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe xin vượt.

Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không bảo đảm điều kiện an toàn thì người điều khiển xe phía trước bật tín hiệu rẽ trái báo hiệu cho người điều khiển xe phía sau biết là không được vượt. Xe xin vượt phải có báo hiệu nhấp nháy bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi (trừ trường hợp xe thô sơ cơ giới không có đèn chiếu sáng và còi), khi vượt xe phải có tín hiệu báo hướng di chuyển, tín hiệu báo hướng rẽ được sử dụng, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước và phía sau trong suốt quá trình vượt xe; trong đô thị và khu đông dân cư khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Không được vượt xe khi không bảo đảm các điều kiện như khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy cùng chiều trong quãng đường dự định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã bật tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải. Đồng thời, dự thảo cũng nêu, không được vượt xe khi trên mặt cầu chỉ có một làn đường; đường cong có tầm nhìn bị che khuất; trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị che khuất; trên đường tránh nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn đối với xe vượt hoặc gây trở ngại đối với xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; ở phần đường dành cho người đi xe đạp qua đường hoặc khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; trong hầm đường bộ.

Các trường hợp được phép vượt bên phải

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

Khi xe điện đang chạy giữa đường;

Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Các trường hợp không được vượt xe

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ;

Trên cầu hẹp có một làn xe;

Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt

Vào ban đêm, tầm nhìn của người lái sẽ bị hạn chế nhiều hơn và ánh sáng chói từ đèn pha của xe khác có thể khiến tài xế không nhìn thấy tạm thời.

Chuyên gia ô tô lý giải vì sao ngủ trong xe dễ gây tử vong?

Nhiều trường hợp tử vong do ngủ quên trên xe, nguyên nhân có phải do khí thải gây ngạt khiến người ngủ lịm dần dẫn đến tử vong do thiếu oxy?

Xe đã qua sử dụng có thể ít tốn kém hơn những chiếc mới nếu không mua nhầm

Xe đã qua sử dụng có thể ít tốn kém hơn những chiếc mới. Tuy vậy, bạn cũng nên biết cách chọn cách chọn một chiếc xe tốt và không mang lại cho bạn bất kỳ rắc rối nào trong tương lai.

Dừng đỗ xe ô tô 'tranh chỗ' của người đi bộ sang đường bị phạt như thế nào?

Dù không cần biển cấm dừng đỗ nhưng vị trí vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường cũng là nơi 'bất khả xâm phạm' mà nếu lái xe đỗ ô tô ở đây có thể bị xử phạt nặng.

Đỗ xe dưới gầm cầu vượt cũng có thể bị phạt nặng, tài xế nên biết

Nhiều người có thói quen chọn gầm cầu vượt làm nơi dừng đỗ xe cho mát mẻ, kín đáo. Tuy nhiên, tài xế có thể bị CSGT xử phạt nặng khi dừng đỗ xe ở khu vực này.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách
    Hướng dẫn chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách
    Một sai lầm phổ biến của nhiều tài xế là điều chỉnh vùng quan sát của gương chiếu hậu ngoài trùng với vùng nhìn của gương chiếu hậu trong cabin. Điều này dẫn đến việc hạn chế tầm nhìn phía sau xe, gây ra những điểm mù không cần thiết và làm giảm hiệu quả quan sát khi di chuyển, đặc biệt trong các tình huống cần quan sát toàn diện hai bên xe.
  • Cẩm nang lái xe an toàn trong mưa bão
    Cẩm nang lái xe an toàn trong mưa bão
    Khi lái xe trong điều kiện mưa bão, các tài xế cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn. Hãy nhớ bật đèn pha để tăng cường tầm nhìn, giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn hơn so với bình thường, đồng thời tránh vượt hoặc di chuyển song song với các phương tiện khác. Những biện pháp này là thiết yếu để bảo vệ bạn và những người khác trên đường trong thời tiết xấu.
  • Những điều bất thường báo hiệu ô tô của bạn sắp mất phanh
    Những điều bất thường báo hiệu ô tô của bạn sắp mất phanh
    Ô tô bị mất phanh là tình huống vô cùng nguy hiểm khi lái xe và là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Phanh có vấn đề thể hiện thông qua một số dấu hiệu ở xi-lanh.
  • Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Theo tổ chức IIHS của Mỹ, nhiều tài xế cho rằng các cảnh báo bằng âm thanh liên quan đến các công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS dễ gây ra nhiều sự khó chịu hơn hữu ích.
  • Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Việc nháy đèn pha có ý nghĩa khác nhau giữa các quốc gia. Ở các nước phát triển, nháy đèn pha thường được hiểu là dấu hiệu nhường đường cho xe phía trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tín hiệu này lại mang hàm ý khác, thường là để báo hiệu cho các phương tiện khác biết rằng người lái xe có ý định vượt lên hoặc yêu cầu được ưu tiên trên đường.