Cách đơn giản chống đọng nước gương hậu ô tô

Thứ Tư, 20/12/2023 - 16:49 - hoangvv

Chuyên gia ô tô chỉ ra một số cách đơn giản mà chủ xe có thể thực hiện ngay để chống đọng nước cho gương hậu ô tô.

Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc lái xe an toàn. Anh Nguyễn Minh, một nhân viên kinh doanh ô tô cũ lâu năm cho biết, hầu hết các dòng xe mới ngày nay đều có chức năng sấy gương để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, với những ô tô không có chức năng sấy gương, anh Minh khuyến cáo chủ xe nên thực hiện một trong các cách đơn giản dưới đây để chống đọng nước trên gương hậu ô tô.

Ảnh minh họa: Vov Giao thông

1. Dán phim PPF

Dán phim PPF cho kính chiếu hậu ô tô là một phương pháp đang được nhiều chủ xe ưa chuộng. Phim PPF giúp hạn chế nước đọng, xước dăm trên bề mặt gương. Tuy nhiên phương pháp này tốn khá nhiều chi phí nên kén phân khúc người dùng.

2. Phủ ceramic

Phủ ceramic cho gương xe sẽ làm cho các giọt nước, sương trôi đi, không bám được trên gương, kính suốt một thời gian dài, trông vừa đẹp mắt, vừa đảm bảo tầm nhìn khi di chuyển.

Ngoài việc phủ ceramic cho kính, gương bạn cũng có thể phủ ceramic cho toàn bộ xe giúp tăng độ cứng cho sơn xe, giảm thiểu các tác động từ môi trường lên sơn xe và chống tĩnh điện cho xe luôn sạch sẽ, hạn chế bụi, chất bẩn bám lên xe, giữ xe như mới suốt một thời gian dài.

3. Mạch sấy gương

Ngày nay, nhiều mẫu xe hiện đại đã trang bị sẵn chức năng sấy gương để người dùng không gặp khó khăn khi di chuyển dưới trời mưa. Tuy nhiên, mạch sấy gương cũng có thể được lắp thêm khá đơn giản.

Lắp mạch sấy gương ô tô làm khô bề mặt gương và giúp các dòng nước bay hơi nhanh nhờ khả năng toả một lượng nhiệt vừa đủ đều khắp mặt gương mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống điện. Mạch sấy gương phù hợp với các chủ xe muốn giữ nguyên mặt gương mới và dễ dàng tháo về trạng thái ban đầu.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Ô tô đang đi đột nhiên chết máy, nguyên nhân và cách khắc phục

Có nhiều lý do khiến ô tô đang đi tự dưng động cơ lịm đi, chết máy khiến lái xe hoang mang. Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi không may lâm phải trường hợp này.

Những dấu hiệu nhận biết khi khung gầm ô tô xảy ra sự cố

Khung gầm ô tô là một bộ phận lớn bao quát cả chiếc xe. Do đó, yếu tố này nên được chú ý và bảo dưỡng đúng cách.

Giải mã lý do má phanh trước ôtô mòn nhanh hơn má phanh sau

Trên cùng một chiếc xe, má phanh trước thường mòn nhanh hơn má phanh sau do chúng phải hoạt động với tần suất cao hơn.

Lái xe ban đêm trời mưa 6 bí kíp lái mới nên biết

Bí kíp lái xe ban đêm dưới trời mưa luôn đòi hỏi tài xế phải chắc tay lái và cẩn thận gấp đôi bình thường. Đối với những lái mới, kinh nghiệm dưới đây sẽ là rất hữu ích.

Xe ô tô cần bảo dưỡng, thay thế hạng mục nào khi đạt mốc ODO 20.000km

Với odo khoản 2 vạn cây số chưa phải là mốc vận hành quá lớn những để đảm bảo xe có độ bền tốt và các chi tiết hoạt động hiệu quả thì cần tiến hành bảo dưỡng, thay thế một số bộ phận quan trọng.

Có thể bạn quan tâm