Các đời xe Volkswagen T-Cross: lịch sử hình thành, các thế hệ
Thứ Hai, 24/07/2023 - 09:15 - Chưa có
Volkswagen T-Cross được ra mắt lần đầu vào năm 2018, thuộc dòng sản phẩm SUV của hãng Volkswagen. Được thiết kế dựa trên nền tảng MQB A0 của tập đoàn Volkswagen. Đây cũng là mẫu SUV nhỏ nhất của Volkswagen, T-Cross mang phong cách trẻ trung, năng động, nhắm đến các khách hàng thành thị. Tại nhiều thị trường, T-Cross được đánh giá cao về thiết kế hiện đại, hiệu suất tốt và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Đời xe Volkswagen T-Cross đầu tiên: 2018 - nay
T-Cross từ đầu đã là sự thay thế cho một dự án bị hủy bỏ về một chiếc SUV cỡ nhỏ mang tên Volkswagen Taigun. Vào năm 2016, dự án xe Taigun này đã bị hủy bỏ kế hoạch sản xuất sau khi một nghiên cứu nội bộ kết luận rằng kích thước của xe là quá nhỏ. Thay thế vào đó, Volkswagen đã chuyển trọng tâm sang phát triển một chiếc SUV dựa trên Polo - mẫu xe tiền nhiệm của dòng T-Cross.
Volkswagen T-Cross là mẫu SUV nhỏ nhất của hãng xe Đức
Xe sở hữu trục cơ sở 2,65 mét và được giới thiệu là đủ chỗ ngồi thoải mái cho 5 người, với hàng ghế sau có thể trượt di chuyển tầm 14 cm, để tăng chỗ để chân. Khoang hành lý có dung tích tùy thuộc vào việc bố trí hàng ghế phía sau khi có thể tăng lên đến mức 1.281 lít nếu gập hàng ghế sau.
T-Cross trông nhỏ gọn với phần mũi mang phong cách của Volkswagen. Lưới tản nhiệt mở rộng kết nối với cụm đèn pha hai bên. Đèn sương mù có kích thước lớn, kết hợp với hai đường gân chạy dọc thân xe giúp tạo cảm giác khỏe khoắn cho xe.
Đuôi xe thực sự là điểm nhận diện cho T-Cross, với cụm đèn hậu LED tạo hình chữ C được nối liền với nhau bằng một dải phản quang nằm vắt ngang cửa hậu từ đó tạo hiệu ứng thị giác tăng bề rộng xe.
Nội thất không quá nổi bật của T-cross
Về trang bị công nghệ, T-Cross được trang bị màn hình sat-nav cỡ 6,5 inch tiêu chuẩn hoặc 8 inch tùy chọn. 4 cổng cắm USB và một bệ sạc không dây cũng được trang bị trên xe. Hệ thống âm thanh bao gồm 8 loa công suất 300W, kèm theo một loa siêu trầm đặt ở cốp. Màn hình hiển thị thông tin thay thế cụm đồng hồ tròn truyền thống sau vô-lăng. Các cửa gió điều hòa ở khu vực điều khiển trung tâm được bố trí ở vị trí thấp.
Giúp cho T-Cross vận hành là các tùy chọn động cơ khác nhau. Động cơ xăng 3 xi-lanh tăng áp 1.0L tạo ra công suất 95 mã lực và mô-men xoắn 175 Nm. Khi kết hợp với hộp số sàn 5 cấp, xe có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 11,5 giây. Động cơ diesel có bản turbodiesel 4 xi-lanh TDI 1.6L, cho công suất 95 mã lực và mô-men xoắn 250 Nm. Ra mắt trễ hơn sau này sẽ là phiên bản xăng TSI 1.5L, cho công suất tối đa 150 mã lực và mô-men xoắn cực đại 250 Nm. Hệ dẫn động cầu trước được trang bị trên tất cả các phiên bản của T-Cross.
Khối động cơ được trang bị trên Volkswagen T-Cross
Trang bị an toàn trên xe bao gồm hệ thống hỗ trợ chống va chạm trước, cảnh báo chệch làn đường, phát hiện điểm mù có hỗ trợ ôm cua và đỗ xe, bảo vệ người ngồi trên xe - đóng cửa sổ, siết chặt dây an toàn và kiểm soát hành trình chủ động.
Đời xe Volkswagen T-Cross tại Việt Nam
Đời xe Volkswagen T-Cross đầu tiên: 2022 - nay
Volkswagen T-Cross là mẫu xe mới của hãng xe Đức đưa vào Việt Nam ở nhóm SUV cỡ B và cũng là mẫu SUV nhỏ nhất của Volkswagen từ trước tới nay. Việc ra mắt xe ở thị trường Việt được cho là phương án tăng phân khúc xe Volkswagen để cạnh tranh với các đối thủ đến từ Nhật, Hàn và Châu u.
Mẫu xe được nhập khẩu từ Ấn Độ với 2 phiên bản Elegance và Luxury quen thuộc của các dòng xe Volkswagen. T-cross thiết kế dựa trên nền tảng dùng chung với mẫu Polo Mk6 - vốn được mệnh danh là “xe Toyota của Châu u” vì hướng đến sự bền bỉ và giá rẻ.
Cụm đèn định vị ban ngày trên T-cross
Các số kích cỡ của xe lần lượt là 4.221 x 1.760 x 1.612-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai (mm). Xe được trang bị cụm đèn định vị ban ngày LED với đèn thấu kính Projector. Cụm đèn hậu tích hợp kéo dài hết chiều rộng thân xe. Lưới tản nhiệt mạ Chrome 3D kiểu bậc thang kế tục những đặc trưng của hãng xe Đức này. Bên cạnh đó, cửa sổ trời hiện đại cũng được trang bị nhằm mang lại tầm nhìn thoáng hơn cho khoang cabin.
Ngoại hình của T-cross không quá nổi trội
Ngoại hình của xe được đánh giá không quá nổi bật khi duy trì phong cách trung tính, vốn đã quá quen thuộc trên các dòng Touareg, Passat. Tổng thể xe được thiết kế theo cách tạo hình vuông vức truyền thống của SUV Crossover nên khó tạo ra sự mới mẻ.
Nội thất mang thiết kế thuần SUV với vị trí ghế cao giúp cho tầm nhìn khá rộng, đi kèm theo đó là hệ thống thông gió ở hàng ghế trước. Những tiện nghi được tích hợp trên T-Cross gồm màn hình trung tâm kích thước 10,1 inch hỗ trợ Apple CarPlay và Android Auto, đồng hồ kỹ thuật số LCD kích thước 8 inch.
Volkswagen T-Cross được trang bị khối động cơ 1.0L TSI với turbo tăng áp và hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp, đi kèm với đó là hộp số 6 cấp. Lẫy chuyển số sau vô lăng mang đến cho người lái những trải nghiệm mang tính thể thao đầy thú vị. Bên cạnh đó, xe cũng được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm nhiên liệu với mức tiêu thụ trung bình khoảng 6 lít / 100km.
T-cross gặp không ít khó khăn khi cạnh tranh tại Việt Nam
Thương hiệu của hãng xe Đức tại thị trường Việt Nam hiện chưa thể so sánh với các ông lớn đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Do đó Volkswagen T-Cross rất khó cạnh tranh thị phần trong phân khúc SUV hạng B.
Tin cũ hơn
Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Chevrolet
Lịch sử ra đời và phát triển của thương hiệu xe Mini
Kính chỉnh điện ô tô: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, một số lỗi thường gặp
Phanh ô tô kêu lạ? khám phá những lỗi cần lưu ý
Thông số kỹ thuật VinFast VF3 2024
Có thể bạn quan tâm
-
Giải mã hiện tượng ô tô điện tụt pin qua đêm những sai lầm cần tránhDù xe không di chuyển, ô tô điện vẫn có thể bị hao pin nếu người dùng quên tắt chế độ "cắm trại" hoặc không tháo chốt dây đai an toàn, khiến một số hệ thống trên xe tiếp tục hoạt động và tiêu thụ năng lượng.
-
Điều khiển hệ thống đánh lửa: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng thực tếHệ thống đánh lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu suất động cơ, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra chính xác và hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ ô tô, các hệ thống đánh lửa ngày càng hiện đại, tích hợp các phương pháp điều khiển tiên tiến giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải và nâng cao độ bền động cơ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên lý hoạt động, các loại hệ thống đánh lửa phổ biến, cùng những công nghệ điều khiển hiện đại đang được ứng dụng trên các mẫu xe ngày nay.
-
Thay dầu động cơ sau 5.000km có thực sự cần thiết hay chỉ là lãng phí tiền bạcLà một người mới sử dụng ô tô, chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều lời khuyên từ những tài xế giàu kinh nghiệm và thợ sửa chữa về việc thay dầu động cơ sau mỗi 5.000km.
-
Sơn phủ gầm ô tô: Liệu có thực sự cần thiết hay chỉ là lãng phí?Nhiều chủ xe vẫn phân vân liệu có nên phủ gầm ô tô hay không. Vậy thực tế, sơn phủ gầm mang lại những lợi ích gì cho xe và có thực sự cần thiết?
-
Những điều cần biết để bảo quản ô tô khi để xe lâu ngàyXe hơi không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là tài sản giá trị cần được bảo dưỡng kỹ lưỡng. Khi không sử dụng lâu, như trong các chuyến công tác dài ngày, việc bảo dưỡng xe là rất quan trọng để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt khi sử dụng lại.