Các đời xe Ford Ranger: lịch sử hình thành, các thế hệ
Thứ Hai, 25/12/2023 - 09:45
Sau 21 năm kể từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, mặc dù phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ đáng gờm như Mitsubishi Triton, Toyota Hilux hay Mazda BT-50, Ranger vẫn giành được một chỗ đứng quan trọng trong lòng khách hàng nhờ việc tái định nghĩa phân khúc, đồng thời đưa ra những chuẩn mực mới về thiết kế, hoàn thiện về tiện nghi cho mẫu xe bán tải qua 4 thế hệ.
Đời xe Ford Ranger đầu tiên: 1983 - 1992
Câu chuyện của Ranger bắt đầu từ năm 1983 tại Bắc Mỹ khi Ford cho ra mắt mẫu xe bán tải nhỏ gọn đầu tiên, thay thế Courier được Mazda sản xuất. Mẫu Ranger đời đầu sử dụng hệ dẫn động cầu sau hoặc 4x4. Xe có 2 tùy chọn về chiều dài trục cơ sở và thùng tải hàng gồm 2.743mm và 1.828mm hoặc 2.895mm và 2.133mm.
Phiên bản dùng hệ dẫn động 4x4 có thể chở tới 725kg và có hệ thống treo trước độc lập.
Mẫu xe Ford Ranger đầu tiên ra mắt năm 1983 với dáng vẻ nhỏ gọn
Về khả năng vận hành, Ford Ranger 1983 cung cấp cho người dùng 3 tùy chọn về động cơ bao gồm:
- Động cơ dung tích 2.0L 4 xi-lanh có thể sản sinh công suất tối đa 73 mã lực.
- Động cơ dung tích 2.3L 4 xi-lanh cho công suất tối đa 79 mã lực.
- Động cơ dung tích 2.8L V6 có thể sản sinh công suất tối đa 115 mã lực.
Ngoài ra, Ford Ranger 1983 còn được trang bị một động cơ dầu 2.2L hút khí tự nhiên, có công suất tối đa 59 mã lực do Mazda sản xuất. Đến năm 1985, động cơ này đã được thay thế bằng động cơ dầu tăng áp dung tích 2.3L, có công suất 86 mã lực được hãng Mitsubishi cho mượn, đi kèm với các tùy chọn hộp số sàn 4 hoặc 5 cấp và số tự động 3 cấp.
Năm 1986, Ford bổ sung của động cơ V6 dung tích 2.9L có công suất 140 mã lực, đồng thời bổ sung thêm dáng xe SuperCab với cabin kéo dài và trục cơ sở lên mức 3.175mm. Nhờ những thay đổi này, xe có thêm hàng ghế thứ 2 (tương tự các mẫu xe hiện nay) và tăng sức chứa lên 5 người.
Ford Ranger 1986 có một số bổ sung về động cơ và nội thất
Ranger thế hệ thứ nhất khá thành công nên Ford ra mắt thêm phiên bản facelift vào năm 1989. Bản nâng cấp giữa vòng đời này được gia cố khung gầm, điều chỉnh kiểu dáng ngoại thất ở cụm đèn, chắn bùn, lưới tản nhiệt, nội thất có thêm hộp đựng găng và bảng điều khiển. Ngoài ra, hệ thống chống bó cứng phanh trở thành tính năng tiêu chuẩn ở bản nâng cấp này.
Ford Ranger 1989 có thêm tùy chọn động cơ V6 4.0L công suất 160 mã lực trên phiên bản 4x4, đi cùng hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.
Đến năm 1991, hãng xe Mỹ trình làng một phiên bản thú vị hơn là Ranger Sport với la-zăng bằng nhôm và tùy chọn động cơ dung tích 3.0L V6 cho công suất 140 mã lực.
Ford Ranger Sport 1991 có la-zăng bằng nhôm
Đời xe Ford Ranger thứ 2: 1993 - 1997
Vào năm 1993, Ford cho ra mắt Ranger thế hệ thứ 2 với đường nét mượt mà và khí động học hơn. Những sự khác biệt đến từ thiết kế lưới tản nhiệt mới, thay đổi cụm đèn trước và hốc bánh xe được thiết kế độc đáo. Về tiện nghi bên trong, Ranger 1993 trang bị ghế và tựa tay mới, hệ thống âm thanh cũng được nâng cấp so với người đàn anh tiền nhiệm.
Hãng xe Mỹ cũng mang đến cho người dùng nhiều tùy chọn động cơ gồm I4 dung tích 2.3L cho công suất 98 mã lực, V6 dung tích 3.0L cho công suất 145 mã lực và V6 dung tích 4.0L công suất 160 mã lực.
Ford Ranger 1993 có thiết kế bóng bẩy hơn so với thế hệ trước
Năm 1995, Ranger tiếp tục được hãng xe Ford ưu ái khi mang đến một số nâng cấp đáng giá. Động cơ 4 xi-lanh cơ bản đã được nâng công suất từ 98 lên 112 mã lực, hệ thống âm thanh tốt hơn, cùng với đó là một túi khí bên người lái được bổ sung. Đến năm 1996, túi khí bên hành khách đã có thể ngừng kích hoạt để sử dụng ghế trẻ em trong trường hợp cần thiết
Ford Ranger 1995 sở hữu một số nâng cấp đáng chú ý
Đời xe Ford Ranger thứ 3: 1998 - 2012
Ở thế hệ này, Ranger mang đến những thay đổi đáng kể bao gồm chiều dài cơ sở tốt hơn và nội thất thêm phần rộng rãi, mặc dù thiết kế khoang cabin không thực sự mới mẻ.
Các phiên bản Ranger này sử dụng động cơ 4 xi-lanh, nâng cấp từ 2.3L lên 2.5L cho công suất 117 mã lực. Trong khi đó, động cơ V6 dung tích 3.0L và động cơ V6 dung tích 4.0L là tùy chọn.
Ford Ranger thế hệ 3 tự hào có cửa sổ phía sau lớn hơn để tăng tầm nhìn cho người sử dụng, cũng như bộ ghế mới có thêm nhiều khoảng trống để chân và nhiều tiện ích hơn.
Ford Ranger 1998 mở đầu thế hệ thứ 3 với nhiều thay đổi trong thiết kế
Ford Ranger 1998 SuperCab có 4 cửa thiết kế độc đáo, ấn tượng
Năm 2001, Ford Ranger được bổ sung động cơ dung tích 4.0L V6 cho công suất 207 mã lực, thay thế động cơ 4.0L V6 trước đó và có thêm ABS trên Rangers 2WD. Những thay đổi đó đã tăng sức kéo của mẫu xe bán tải này lên hơn 2,7 tấn. Động cơ tiêu chuẩn được thay đổi thành loại 2.3L Duratec I4.
Ford Ranger 2001 có nhiều nâng cấp và tính năng bổ sung
Năm 2004, Rangers có lưới tản nhiệt, cản trước và mui xe mới, cùng với tùy chọn ghế bọc da và đầu đĩa CD.
Năm 2007, Ford bổ sung các tính năng tiêu chuẩn mới, từ hệ thống an toàn cá nhân, hệ thống chống trộm cho đến giám sát áp suất lốp và giắc cắm âm thanh phụ trợ. Hệ thống neo và dây buộc dành cho trẻ em gọi là LATCH đã được bổ sung vào năm 2008, ngoài ra còn có một hệ thống cảm biến để túi khí sẽ không bung ra khi có trẻ nhỏ ngồi ở bên ghế hành khách.
Ford Ranger 2008 được bổ sung nhiều tính năng hiện đại và an toàn
Kết thúc thế hệ thứ 3 vào năm 2011, Ford Ranger đã bị khai tử ở thị trường Mỹ. Ranger tuy có khởi đầu tại xứ sở Cờ Hoa nhưng do sở thích của nhóm khách hàng trên thị trường này là những chiếc bán tải to lớn nên mẫu xe “đàn anh” của F-150 vẫn được lòng hơn cả.
Đời xe Ford Ranger thứ 4: 2019 đến nay
Năm 2019, Ford giới thiệu mẫu Ranger hoàn toàn mới, được phát triển dựa trên bộ khung gầm T6. Ở lần ra mắt này, Ranger đã chính thức quay trở lại nước Mỹ để mở ra một khởi đầu mới sau một thời gian bị khai tử.
Ford Ranger 2019 có sự lột xác về ngoại hình
Ranger thế hệ 4 sở hữu những thay đổi về thiết kế ngoại thất cũng như tích hợp động cơ hiện đại và mạnh mẽ. Mẫu xe mới không chỉ có thêm màu, nâng cấp ngoại hình, nội thất mà còn sở hữu động cơ dầu 2.0L Bi-Turbo và hộp số tự động 10 cấp.
Đáng chú ý nhất ở đợt nâng cấp lần này chính là hệ truyền động của xe. Ranger 2019 trình làng với ba tùy chọn động cơ. Phiên bản cao cấp nhất Wildtrak 4x4 được trang bị động cơ Turbo kép 2.0L đi cùng hộp số tự động 10 cấp mới. Phiên bản Wildtrak 4x2 đi cùng động cơ Turbo đơn 2.0L và hộp số tự động 10 cấp mới. Các phiên bản còn lại được trang bị động cơ Duratorq 2.2L và hộp số tự động hoặc số sàn 6 cấp.
Phiên bản hiệu năng cao Ranger Raptor được ra mắt vào tháng 10/2018 đã giúp củng cố vị thế dẫn đầu của Ranger trong phân khúc bán tải đầy cạnh tranh.
Ford Ranger 2022 là một cuộc cách mạng về ngoại hình lẫn tiện nghi
Ford Ranger facelift 2022 chính thức ra mắt toàn cầu từ 11/2021. Mẫu bán tải này lột xác toàn diện về thiết kế, nâng cấp tiện nghi an toàn và hỗ trợ lái để tiếp tục trở thành mẫu bán tải hấp dẫn bậc nhất trong phân khúc.
Ford Ranger 2022 sở hữu thiết kế mới hấp dẫn hơn mang phong cách F-150, nội thất được nâng cấp với màn hình giải trí cỡ lớn 10.1 - 12 inch.
Ford Ranger 2022 có các tính năng hiện đại
Xe có tùy chọn động cơ dầu V6 3.0L và động cơ 2.0L tăng áp kép đi kèm hộp số tự động 10 cấp. Ngoài ra còn bổ sung thêm chế độ lái 4A cho phép hệ dẫn động 2 cầu vận hành như hệ dẫn động AWD.
Ngoài ra, Ford Ranger 2022 được trang bị chế độ lái Multi-Terrain trên phiên bản Wildtrak 2022, trước đây vốn chỉ có trên phiên bản Ranger Raptor.
Đời xe Ford Ranger tại Việt Nam
Đời xe Ford Ranger thứ 3: 2000 - 2019
Ford Ranger góp mặt tại thị trường Việt Nam từ thế hệ thứ 3 năm 2000. Ford Ranger đời 2000 – 2002 này có 2 loại là cabin kép và đơn. Xe được trang bị động cơ diesel 2.5L SOHC với khả năng vận hành rất linh hoạt và mạnh mẽ.
Ở bản nâng cấp năm 2008, chiếc xe được lược bỏ đi những đường vân chìm trên thân xe nên trông mạnh mẽ hơn. Xe được trang bị bộ mâm xe 16 inch có lớp vỏ ngoài khá dày, thiết kế nội thất cũng được nâng cấp lên đáng kể trông sang trọng và tiện nghi hơn.
Ford Ranger 2008 được lược bỏ những đường vân chìm
Phiên bản nâng cấp Ford Ranger 2009 được cải tiến động cơ lên diesel 2.5L DOHC phun dầu điện tử, tăng công suất lên 141 mã lực và có khả năng tiết kiệm nhiên liệu khá tốt. Ngoài ra, xe còn được nâng cấp các chi tiết đèn và ca lăng giúp phần đầu xe trông hiện đại và bắt mắt hơn.
Ford Ranger 2009 có sự cải tiến động cơ và ngoại hình
Năm 2011, Ford Ranger có cú lột xác đầy ngoạn mục về ngoại thất, những thay đổi đó đã giúp cho Ford Ranger trở thành mẫu xe được rất nhiều khách hàng Việt yêu thích và săn đón. Cột mốc này giúp Ford Ranger trở thành “Kẻ thay đổi cuộc chơi” tại thị trường Việt.
Ford Ranger 2011 không còn là dòng xe bán tải chuyên dụng cho việc vận chuyển hàng hóa, mà đã trở thành mẫu xe đa dụng. Xe có kiểu dáng đẹp mắt và tính năng tiện ích đa dạng không hề thua kém các xe SUV cao cấp có giá hàng tỷ đồng. Trong khi đó, với cấu hình là một mẫu bán tải, Ranger bị tính phí trước bạ rất thấp, chỉ 2% tại thời điểm đó.
Ford Ranger 2011 có ngoại hình mạnh mẽ được nhiều người Việt ưa thích
Phiên bản nâng cấp Ford Ranger 2016 có thiết kế đầu xe hoành tráng, bắt mắt hơn. Xe được nâng cấp nhiều tính năng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ở đời này, Ranger có đến 7 phiên bản để lựa chọn.
Đời xe Ford Ranger thứ 4: 2019 đến nay
Cụm đèn pha của Ford Ranger 2019 được thiết kế hình vuông thay vì dạng chữ C như trước đây
Bước sang thế hệ mới, Ford Ranger tạo ấn tượng hơn với vẻ ngoài mạnh mẽ, cơ bắp đậm chất Mỹ cùng các đường gân dập nổi. Về mặt thiết kế, cụm đèn pha được thiết kế hình vuông để thay cho kiểu hình tròn trước đó trên bản cũ. Chiếc xe được trang bị hệ thống đèn LED định vị ban ngày và đèn pha dạng projector.
Bộ mâm hợp kim 6 chấu kép kích thước 18 inch hiện đại
Bên hông, Ford Ranger 2019 sử dụng bộ mâm hợp kim 6 chấu kép kích thước 18 inch, thay thế cho dạng chữ V trước đây.
Màn hình giải trí trung tâm tích hợp hệ thống SYNC 3
Bên trong cabin, chiếc xe có một số tiện nghi đáng chú ý như: hệ thống SYNC 3 tiên tiến thay thế cho thế hệ SYNC 2 trước đây nhằm khắc phục độ trễ trong các thao tác. Hơn thế nữa, người lái có thể dễ dàng điều khiển mọi chức năng trên xe bằng giọng nói và kết nối điện thoại rảnh tay, giúp nâng cao độ an toàn khi tham gia giao thông.
Phiên bản 2021 chỉ có một số thay đổi nhỏ với hệ thống giải trí SYNC 3 đã được nâng cấp lên 3.4 nhằm mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Tin cũ hơn
Hệ thống khởi động ô tô: Khái quát, phân loại và hoạt động
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB là gì
Bầu trợ lực phanh: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết
Bầu trợ lực phanh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó được lắp đặt ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xylanh tổng với nhiệm vụ giảm
Cảm biến OXY - Oxygen Sensor: Cấu tạo, thông số và nguyên lý
Đây là bài viết thứ 10 về những cảm biến quan trọng trên ô tô quyết định đến sự hoạt động ổn định, công suất định mức và sự an toàn của động cơ ô tô.
Các đời xe Mazda CX-30: lịch sử hình thành, các thế hệ
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch sử hình thành xe Honda HR-V các thế hệ trên thế giới và Việt NamHR-V là một mẫu xe thuộc phân khúc SUV hạng B, được sản xuất bởi thương hiệu ô tô Nhật Bản Honda. Mẫu xe này đã ghi nhận doanh số ấn tượng, trở thành một trong những mẫu SUV bán chạy hàng đầu tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe VinfastVinfast không chỉ là một thương hiệu ô tô Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự kiên cường và khát vọng chinh phục.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu HondaThương hiệu Honda được sáng lập bởi Soichiro Honda. Trải qua hơn 80 năm phát triển, Honda đã xây dựng được một vị thế đáng kinh ngạc trên thị trường ô tô toàn cầu.
-
Kiểu dáng xe SUV Coupe là gì?SUV coupe đơn giản là một sự kết hợp giữa SUV và Coupe. Nó là một loại xe thể thao đa dụng có đường mái dốc phía sau tương tự như những chiếc fastback hoặc Kammback.
-
Đèn pha và đèn cốt (cos) khác nhau như thế nàoĐèn pha và đèn cos là gì và khác nhau như thế nào, cấu tạo đèn và các loại đèn phổ biến trên xe ô tô hiện nay.