Tìm hiểu bộ làm mát khí nạp Intercooler: Phân loại và nguyên lý
Thứ Bảy, 09/12/2023 - 18:01
Intercooler là một thiết bị cơ học được dùng để làm mát khí nạp vào ở những động cơ được trang bị hệ thống nạp cưỡng bức (có thể là siêu nạp – supercharger hoặc tăng áp turbocharger). Nhiệm vụ của bộ làm mát khí nạp intercooler là giảm nhiệt độ của dòng khí. Sau khi nó đã được nén bởi supercharger hoặc turbocharger và trước khi nó được đưa vào động cơ. Vậy bạn đã biết về bộ làm mát khí nạp này chưa? Chúng bao gồm những loại nào và nguyên lý hạt động của intercooler như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của bộ làm mát khí nạp Intercooler
Động cơ tăng áp hoạt động bằng cách nén không khí, tăng mật độ của nó trước khi nó đi tới các xylanh của động cơ. Bằng cách ép thêm không khí vào các xylanh, động cơ có thể đốt cháy nhiều nhiên liệu tương ứng hơn, nhằm tạo ra càng nhiều năng lượng trong mỗi lần sinh công.
Bộ làm mát khí nạp Intercooler
Quá trình nén này sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt làm tăng nhiệt độ của không khí nạp vào động cơ. Khi không khí nóng hơn, nó cũng trở nên ít “đậm đặc” hơn, bởi vậy nó sẽ làm giảm lượng oxy có sẵn trong các xylanh và làm ảnh hưởng tới hiệu suất.
Bộ làm mát khí nạp Intercooler hoạt động chính là để chống lại nhược điểm này, nó sẽ làm mát khí nén nhằm cung cấp nhiều oxy hơn cho động cơ và cải thiện quá trình đốt cháy trong mỗi xylanh. Bên cạnh đó, bằng cách điều chỉnh nhiệt độ của không khí, nó cũng khiến tính ổn định của động cơ được gia tăng nhờ sự đảm bảo tỷ lệ không khí với nhiên liệu trong mỗi xylanh được duy trì ở mức an toàn.
Bộ làm mát khí nạp Intercooler hoạt động trong hệ thống
Bộ làm mát khí nạp intercooler có những loại nào?
Dựa vào đặc tính làm việc, có thể chia intercooler thành 2 loại chính:
Air to air intercooler
Air to air intercooler hay còn được gọi là bộ phận làm mát khí nạp bằng không khí. Nghĩa là sự trao đổi nhiệt độ giữa không khí nén với nhiệt độ cao trong đường ống và không khí ngoài môi trường thông qua bộ làm mát khí nạp intercooler.
Sơ đồ làm mát khí nạp bằng không khí - Air to air intercooler
Loại này chỉ hiệu quả khi lượng không khí xung quanh có được nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của dòng khí bên trong đường ống. Vậy nên, hiệu quả làm việc của bộ làm mát khí nạp loại này, phụ thuộc rất nhiều vào vị trí lắp đặt của chúng.
- Ưu điểm: Chúng không làm tiêu hao năng lượng vận hành và dễ dàng bố trí – lắp đặt; Không xuất hiện sự rò rỉ ở hệ thống do nó không hoạt động dựa vào chất lỏng, và lượng không khí được làm mát không bị ẩm ướt, miễn là duy trì được dòng khí đi qua bộ làm mát.
- Nhược điểm: Sẽ làm cho hiệu suất làm việc phụ thuộc vào nhiệt độ của dòng khí; đòi hỏi dòng khí phải đi qua intercooler và không thể lắp được một cách tùy ý, mà phải ở nơi để intercooler có thể tiếp xúc dòng khí tốt nhất.
Air to water intercooler
Air to water intercooler là bộ phận làm mát khí nạp mà trong đó sự trao đổi nhiệt được diễn ra giữa không khí và nước. Nước được bơm qua intercooler, vậy nên lượng nhiệt từ đường ống được truyền tới nước.
Bộ phận làm mát khí nạp Intercooler loại này thường có thể lắp đặt ở bất kỳ đâu, và chỉ cần có nước bơm tới nó là được. Thế nhưng, loại intercooler này đòi hỏi phải có máy bơm nước, bình chứa và bộ phận trao đổi nhiệt cho nước được bố trí ở vị trí có thể nhận được luồng khí.
Sơ đồ làm mát khí nạp bằng không khí – Air to water intercooler
Ưu điểm:
- Mang lại hiệu suất tốt, vì vậy kích thước của intercooler có thể nhỏ hơn.
- Hiệu quả có thể được tăng cao hơn nữa bằng cách sử dụng nước đá hoặc các hóa chất để đạt đế nhiệt lượng mong muốn trong thời gian ngắn.
- Có thể gắn bất kỳ nơi nào.
Nhược điểm:
- Yêu cầu có nhiều bộ phận khác để làm việc.
- Cấu tạo phức tạp, bị rò rỉ, nhiều vấn đề trong hư hỏng – sửa chữa.
- Có thể khiến không khí trong ống bị ẩm gây kém hiệu quả.
Tin cũ hơn
Nhiều công nghệ của đường đua F1 đã được trang bị trên các mẫu xe phổ thông
Trường đua F1 luôn nơi để các hãng xe trình diễn công nghệ, không ít trong số đó đã được trang bị cho những mẫu ô tô phổ thông.
Air Filter – Lọc khí động cơ
Hướng dẫn sử dụng bộ lẫy chuyển số trên xe hộp số tự động ô tô
Tìm hiểu lịch sử các thế hệ đời xe Hyundai i10
Thiết bị định vị ô tô là gì? Nên lắp định vị xe ô tô ở vị trí nào tốt nhất?
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch sử dòng xe tải Hyundai PorterHyundai Porter là dòng xe tải nhẹ đầu tiên của Hyundai, ra mắt vào năm 1977. Với sự thành công của Porter, Hyundai tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm bằng việc giới thiệu dòng xe tải Hyundai Mighty vào năm 1987.
-
Những động cơ ô tô điện phổ biến trên thị trường hiện nayVới sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhiều loại động cơ điện đã được nghiên cứu và phát triển, mỗi loại mang những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chỉ một số ít trong số đó được ứng dụng rộng rãi trên các mẫu ô tô điện hiện nay.
-
Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của hãng xe MazdaNgười sáng lập và đặt tên cho thương hiệu ô tô Mazda chính là ông Jujiro Matsuda. Ông Matsuda đã chọn tên "Mazda" dựa trên nguồn gốc từ Ahura Mazda trong ngôn ngữ Iran cổ, biểu tượng cho sự thông thái và sự hài hòa.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe IsuzuĐến thời điểm hiện tại, danh mục sản phẩm của Isuzu tại thị trường trong nước chủ yếu tập trung vào các dòng xe tải và SUV – đây chính là những phân khúc mà Isuzu đã khẳng định vị thế vững chắc của mình.
-
Hệ thống điều khiển ổn định điện tử (ESC): Cải tiến vượt trội cho trải nghiệm lái xeHệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ ổn định và an toàn khi lái xe. ESC không chỉ giúp duy trì kiểm soát xe trong các tình huống khẩn cấp mà còn hỗ trợ người lái duy trì quỹ đạo xe khi gặp điều kiện đường xá phức tạp. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về nguyên lý hoạt động, lợi ích, và tầm quan trọng của ESC trong việc bảo đảm an toàn tối ưu cho người lái và hành khách.