5 mẫu xe từng rất 'hot' nhưng không đứng vững tại thị trường ô tô Việt Nam
Thứ Ba, 15/10/2024 - 11:52 - loanpd
Toyota Venza
Được đưa về Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010, Toyota Venza nhanh chóng trở thành cái tên hút khách. Mẫu Crossover 5 chỗ này có ngoại hình phá cách, không gian ngồi rộng rãi, nhiều tiện nghi cao cấp.
Toyota Venza từng là mẫu xe nhập khẩu gây sốt trong giai đoạn 2009-2010. Ảnh: Anh Châu
Venza có 2 tùy chọn động cơ 2.7L và 3.5L kết hợp hộp số tự động 6 cấp, dẫn động bánh trước hoặc dẫn động 4 bánh. Xe chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, giá bán từ 70.000-90.000 USD (quy đổi ở thời điểm đó xấp xỉ 1,298-1,669 tỷ đồng).
Đến năm 2011, ngoài giá bán cao do tỷ giá USD tăng, cộng thêm Thông tư 20/2011/TT-BCT siết chặt nhập khẩu ô tô khiến Toyota Venza không còn là ưu tiên hàng đầu của khách hàng Việt. Từ đó, mẫu xe này dần mất bóng trên thị trường.
Honda Accord Crosstour
Honda Accord Crosstour được nhập khẩu từ Mỹ, gây sự chú ý tại thị trường xe Việt trong giai đoạn 2009-2010. Xe mang kiểu dáng Crossover lai coupe. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Venza.
Honda Accord Crosstour là biến thể giá rẻ của dòng xe hạng sang Acura ZDX đã từng xuất hiện tại Việt Nam. Ảnh: Honda
Honda Accord Crosstour được ví như là phiên bản giá rẻ của mẫu Acura ZDX, có thiết kế đầu xe và nội thất khá tương đồng với mẫu sedan Honda Accord. Mẫu xe chỉ được trang bị động cơ 3.5L và hộp số tự động 5 cấp kèm hệ dẫn động bánh trước hoặc 4 bánh. Giá bán ở thời điểm đó khá đắt, từ 80.000-98.000 USD (quy đổi xấp xỉ 1,484-1,849 tỷ đồng).
Giống như Toyota Venza, Honda Accord Crosstour cũng gặp khó trong khâu nhập khẩu, giá bán cao hơn đối thủ đồng hương nên dần được ít người quan tâm. Từ đó, các đơn vị tư nhân đã không còn mặn mà nhập mẫu xe này về nữa, chấm dứt quãng thời gian tồn tại khoảng gần 4 năm tại Việt Nam.
Hyundai Veloster
Hyundai Veloster được hãng xe Hàn Quốc giới thiệu vào năm 2011. Với kiểu dáng độc lạ coupe có cửa mở kiểu 2+1, chiếc xe này nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng Việt. Hyundai Veloster được phân phối cả chính thức lẫn nhập khẩu tư nhân.
Hyundai Veloster thu hút sự chú ý của khách hàng nhờ phong cách cửa mở bất đối xứng. Ảnh: Hyundai USA
Trong đó, bản nhập khẩu tư nhân là bản cao cấp, thường có trang bị phong phú, động cơ phun xăng trực tiếp 1.6 GDI có giá khoảng 45.000 USD (quy đổi 954 triệu đồng). Bản nhập khẩu chính hãng của Hyundai Thành Công ít trang bị tiện nghi, động cơ chỉ là phun xăng điện tử 1.6L và có giá thấp hơn, khoảng dưới 40.000 USD (quy đổi 848 triệu đồng).
Tuy nhiên, kiểu thiết kế cửa ra vào 2+1 của Hyundai Veloster đem đến nhiều phiền toái cho người dùng. Các chi tiết trang bị không quá xuất sắc so với giá tiền. Chính vì vậy, chỉ sau 3 năm với doanh số bán "ảm đạm", Veloster đã bị nhà phân phối loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm.
VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0
Lux A2.0 và Lux SA2.0 là hai sản phẩm đầu tay của thương hiệu ô tô Việt VinFast, chính thức ra mắt tại Việt Nam từ tháng 11/2018 và giao xe cho khách hàng vào tháng 7/2019. Hai mẫu xe này được định vị ở phân khúc sedan cỡ D và SUV cỡ D với giá bán lần lượt là 1,366 tỷ đồng và 1,818 tỷ đồng.
Lux A2.0 và Lux SA2.0 chỉ tồn tại hơn 4 năm trước khi hãng xe Việt chuyển sang sản xuất xe điện. Ảnh VinFast
Cả hai mẫu xe này sử dụng động cơ 2.0L tăng áp kết hợp với hộp số tự động 8 cấp ZF, dẫn động bánh sau. Về cơ bản, hai mẫu VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 đều được nhiều khách hàng Việt đánh giá cao.
Thế nhưng, VinFast đã quyết định ngừng bán 2 mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 sau hơn 3 năm có mặt trên thị trường. Nguyên nhân ngoài việc bán chậm, hãng xe Việt thay đổi chiến lược, chuyển thành hoàn toàn sang xe thuần điện.
Vì vậy, hành trình của VinFast Lux SA2.0, Lux A 2.0 trên thị trường Việt Nam ngắn ngủi, không có bất kỳ phiên bản nâng cấp nào và khép lại vào tháng 7/2022.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Xếp hạng thị phần của các hãng ô tô tại Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2024
Giá xe Mazda 2 mới nhất tháng 5/2024 ở thị trường Việt Nam
Toyota Việt Nam thay đổi chiến lược giá hai mẫu SUV nào bị ảnh hưởng?
VinFast ghi dấu ấn với hơn 11 nghìn xe điện bàn giao hàng tháng
Mercedes-Benz G-Wagen sắp ra mắt: Những điều bạn cần biết
Có thể bạn quan tâm
-
Ô tô điện đô thị tăng tốc, xe xăng giá rẻ dần bị bỏ lại phía sauSo với cùng kỳ năm ngoái, các mẫu xe xăng hạng A từng giữ vị trí dẫn đầu doanh số trong phân khúc đang cho thấy dấu hiệu chững lại rõ rệt. Đà giảm doanh số không chỉ phản ánh sự hụt hơi về sức hút thị trường, mà còn cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các dòng xe điện đô thị giá mềm, đang ngày một chiếm ưu thế trong lựa chọn của người tiêu dùng.
-
Hyundai bùng nổ doanh số trong tháng 3/2025Tổng số xe ô tô Hyundai bán ra tại Việt Nam tháng 3 đạt hơn 5.000 chiếc, tăng gần 80% so với tháng liền trước.
-
Chiêu bài mới của xe Trung Quốc khiến thị trường ôtô Việt phải dè chừngRất ít hãng xe trên thị trường áp dụng chính sách hậu mãi táo bạo như Omoda và BYD. Trong khi Omoda gây ấn tượng với thời gian bảo hành lên tới 7 năm hoặc 1 triệu km con số gần như chưa từng có tiền lệ, thì BYD lại chọn cách tiếp cận người dùng đầy khác biệt khi mạnh dạn cho khách hàng mượn xe lái thử trong suốt 30 ngày liên tục trước khi đưa ra quyết định mua.
-
Toyota Prius 2026: Diện mạo hoàn toàn mới, đậm chất tương laiToyota Prius Nightshade 2026 vừa chính thức trình làng, đánh dấu một bước ngoặt ấn tượng trong hành trình phát triển của dòng xe hybrid biểu tượng – với sự lột xác toàn diện về thiết kế, công nghệ và định vị phong cách.
-
Thực hư công nghệ sạc siêu nhanh xe điện: Có đúng như lời quảng cáo?Mặc dù được công bố với những thông số kỹ thuật đầy ấn tượng, song trong thực tế, các hệ thống sạc siêu nhanh hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng như kỳ vọng trên lý thuyết. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những rào cản về hạ tầng điện, đặc biệt là khả năng cung cấp điện áp và dòng điện ổn định ở mức cao. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho thiết bị sạc, hệ thống làm mát chuyên dụng và nâng cấp lưới điện hiện hữu cũng là thách thức lớn khiến việc triển khai rộng rãi công nghệ sạc siêu nhanh vẫn còn gặp nhiều hạn chế.