Xuống xe dẫn bộ khi nhậu say thì có bị CSGT phạt nồng độ cồn?

Chủ nhật, 10/09/2023 - 15:26 - ducht

Việc uống rượu, bia sau đó dắt xe máy từ quán nhậu về nhà sẽ không bị phạt nồng độ cồn. Tuy nhiên, trường hợp người lái xe cố tình đối phó, lực lượng CSGT hoàn toàn có thể xử lý, nếu chứng minh được hành vi vi phạm.

Theo luật sư Nguyễn Hùng Quân - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định của luật giao thông đường bộ 2008 sửa đổi, bổ sung 2018 và luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, nếu việc uống rượu, bia xong sau đó thực hiện dắt xe máy đi bộ từ quán nhậu về nhà sẽ không bị xử phạt. Bởi hành vi dắt bộ không được xem là hành vi điều khiển phương tiện xe cơ giới đường bộ nên sẽ không bị CSGT xử phạt.

Đối với trường hợp người uống rượu, bia điều khiển xe máy, nhưng thấy chốt/trạm CSGT mới thực hiện việc dắt bộ nhằm qua mặt lực lượng tuần tra/kiểm soát giao thông thì có thể bị xử phạt. Nếu CSGT có thể chứng minh hành vi vi phạm (trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật quay phim, ghi hình), CSGT hoàn toàn có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này đúng với quy định của pháp luật.

Về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện sau khi sử dụng rượu bia, luật sư Nguyễn Hùng Quân cho biết, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Điều này được quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, quy định tại Điểm c, Khoản 7, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng với người điều khiển xe tham gia giao thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở được, quy định tại Điểm e, Khoản 8, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 10 - 24 tháng và tạm giữ phương tiện vi phạm.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm có phải thi lại không?

Theo quy định mới của Bộ Công an về Điểm của giấy phép lái xe, người lái xe khi bị trừ hết điểm sẽ phải chờ một khoảng thời gian nhất định trước khi được phép thực hiện các bài kiểm tra để phục hồi điểm.

Có nên bỏ tiền triệu mang xe đi phay la-zăng?

Chiếc VinFast Lux A2.0 sau một thời gian sử dụng bị xước khá nhiều ở la-zăng. Liệu tôi có nên bỏ 4-5 triệu đi ra tiệm phay la-zăng cho mới?

Dừng đỗ ô tô sai quy định có thể bị phạt tiền tới 12 triệu đồng

Khi tham gia giao thông, hành vi dừng đỗ xe tùy tiện có thể gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện và xe cùng lưu thông. Theo quy định, tài xế phạm lỗi dừng đỗ gây ùn tắc giao thông hoặc gây tai nạn sẽ có mức xử phạt lên đến 12 triệu

Khi công ty bảo hiểm đánh đố chủ xe

Công ty Bảo hiểm hàng không Thăng Long yêu cầu chủ xe phải tự thu thập kết luận điều tra của công an, dù vụ việc không có quyết định khởi tố.

Xe bán tải được lưu hành bao nhiêu năm?

Xe bán tải có những đặc điểm kỹ thuật khác với xe ô tô con, bạn cần tìm hiểu kỹ về các thông tin quy định trước khi quyết định mua dòng xe này. Vậy xe bán tải được lưu hành bao nhiêu năm và có những quy định gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm