Tại sao lốp xe chỉ có màu đen mà không phải là màu khác?

Thứ Ba, 25/07/2023 - 11:31 - Chưa có

Chúng ta đều biết thành phần chính của lốp xe là cao su, tuy nhiên, cao su có màu trắng nhưng tại sao lốp xe lại chỉ có duy nhất màu đen?

Tại sao lốp xe có màu đen?

Những năm đầu thế kỷ 20, nguyên liệu làm lốp xe chủ yếu là sắt. Tuy nhiên, do đặc điểm tính chất nên loại lốp này còn nhiều hạn chế như không đủ chịu lực khi chạy nhanh, gây tiếng ồn, khả năng ma sát không cao, nhanh bị mòn, chai cứng.

Tới năm 1895, lốp xe bằng cao su đầu tiên ra đời. Vì được làm bằng cao su tự nhiên nên những chiếc lốp xe ô tô này có màu trắng sữa.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất nhanh chóng nhận ra lốp cao su nguyên chất không bền, hao mòn rất nhanh. Đã vậy, lốp nguyên thủy sẽ cứng lại khi gặp trời lạnh và mềm ra khi trời nóng, dẫn tới việc nhanh chóng hỏng hóc và kém an toàn.

Lốp xe ô tô có màu đen để đảm bảo độ bền hơnLốp xe ô tô có màu đen để đảm bảo độ bền hơn

Do đó, các nhà sản xuất bắt đầu thêm kẽm oxit, giúp tăng cường độ bền. Để cải thiện độ bám đường, các gai lốp đã được bổ sung. Với công nghệ này, lốp xe vẫn có màu trắng và xuất hiện trên nhiều chiếc xe hơi sang trọng.

Tuy nhiên, chiến tranh nổ ra, thế giới đang đối diện với việc khan hiếm kẽm oxit, vốn được sử dụng làm đạn dược. Trong hoàn cảnh đó, các nhà sản xuất lốp xe hơi đã sử dụng muội than làm vật liệu thay thế, không ngờ đây chính là một thành phần tuyệt vời được sử dụng cho đến tận hôm nay.

Lốp xe sử dụng muội than do Sidney Charles Mote và một nhóm các nhà khoa học tại Anh tìm ra vào năm 1904. Muội than là sản phẩm từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn dầu thô hoặc khí tự nhiên trong điều kiện thiếu khí oxy. Muội than giúp ổn định hơn 20 hợp chất hóa học, được thêm vào quá trình chế tạo lốp cao su để tăng độ đàn hồi, dẻo dai cũng như độ bền.

Muội than cũng giúp bảo vệ lốp xe khỏi tia cực tím - yếu tố khiến cao su nhanh chóng trở nên giòn và dễ phân hủy. Thêm vào đó, lốp sử dụng muội than cũng tản nhiệt ra ngoài thay vì giữ lại ở bên trong thân lốp, qua đó hạn chế tác động cực lớn của nhiệt độ lên độ bền cao su.

Đến năm 1915, sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một loại nguyên liệu pha trộn với cao su làm lốp xe giúp giảm sự mài mòn và tăng tuổi thọ lốp xe 4-5 lần. Loại chất này là muội than (carbon black) được pha trộn với cao su và sợi bông. Trong đó, muội than chiếm 30% khối lượng lốp. Vì vậy, nguyên nhân làm cho lốp xe có màu đen là do có muội than trong cao su.

Trong lịch sử, lốp xe đã có những màu nào?

Những năm 1950, người ta còn sản xuất lốp xe với nhiều màu sắc khác bắt mắt ngoài màu đen như màu cam, đỏ, vàng…Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, những mẫu lốp xe màu sắc rực rỡ này lại bị khô cứng và bay màu.

Các nhà sản xuất phát hiện ra rằng, nguyên nhân khiến lốp màu nhanh hỏng hơn lốp đen là do cao su màu khi gặp các chất tổng hợp từ tầng ozone và tia hồng ngoại từ Mặt Trời sẽ xuất hiện các phản ứng hóa học làm tính chất của lốp bị biến dạng. Do độ bền kém hơn lốp xe màu đen mà giá cả lại cao nên lốp xe màu nhanh chóng biến mất.

Ngoài ra, nếu xét về yếu tố thẩm mĩ, lốp xe màu đen so với lốp màu khác sẽ giúp xe trông sạch hơn, ít bị dính vết bẩn hơn. Hiện nay, nhiều người sơn phủ bên ngoài của lốp, sơn thành lốp hoặc tô màu lên các chữ cái trên lốp xe khiến chiếc xe của mình nổi bật trên phố, nhưng thực ra bản chất những chiếc lốp màu sắc như vậy đã có màu đen ngay từ đầu.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Vệ sinh kim phun nhiên liệu định kỳ – Chìa khóa tiết kiệm nhiên liệu và tăng hiệu năng

Kim phun nhiên liệu là một bộ phận quan trọng, có tác động trực tiếp đến công suất và hiệu suất hoạt động của động cơ. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, khi kim phun bị bám bụi hoặc tích tụ cặn bẩn, việc chăm sóc và làm sạch chúng bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng là vô cùng cần thiết để duy trì hiệu quả vận hành của xe.

Các hãng xe ô tô của Đức nổi tiếng tại Việt Nam

Các hãng xe ô tô nổi tiếng của Đức có thể kể đến nhu: Volkswagen, Audi, BMW, Mercedes-Benz, Porsche được ưa chuộng trên toàn thế giói, mời bạn đọc tìm hiểu dưới đây.

Cảm biến khối lượng khí nạp MAF: Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động

Cảm biến khối lượng khí nạp - MAF (Mass Air Flow Sensor) là cảm biến vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ ô tô. Để hiểu chi tiết về cảm biến

Ai đã phát minh ra xe ô tô chạy bằng hơi nước

Ô tô - một phương tiện giao thông vận tải tuyệt vời như chúng ta biết ngày nay không phải chỉ do một nhà phát minh nào phát minh ra trong một ngày. Đúng hơn, lịch sử của ô tô phản ánh một quá trình phát triển diễn ra trên toàn thế giới, là kết

Xe điện hydro FCEV: Tất cả những gì bạn cần biết

Xe điện FCEV là xe sử dụng nhiên liệu hydro trong các bình nhiên liệu kết hợp với oxy bên ngoài tạo ra các phản ứng nhiệt hydro + oxy để chạy động cơ điện

Có thể bạn quan tâm