Ô tô đỗ kiểu “ghếch chân” lên vỉa hè bị xử phạt như thế nào?

Thứ Hai, 11/09/2023 - 09:49 - ducht

Theo quy định, ô tô chỉ được phép đỗ nửa xe trên vỉa hè tại những vị trí có đặt biển chỉ dẫn mang kí hiệu I.408a. Còn lại, nếu đỗ kiểu

Theo quy định, ô tô chỉ được phép đỗ nửa xe trên vỉa hè tại những vị trí có đặt biển chỉ dẫn mang kí hiệu I.408a. Còn lại, nếu đỗ kiểu "ghếch chân", lái xe có thể bị phạt nặng.

Tại các thành phố lớn hiện nay, do "đất chật, người đông" nên việc tìm được một nơi đỗ xe rộng rãi, ít ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông khác không phải việc dễ dàng.

Nhiều trường hợp chủ xe buộc phải đỗ kiểu "ghếch chân" - một nửa trên vỉa hè và một nửa dưới lòng đường, cho gọn gàng, tránh tắc đường. Tuy vậy, kiểu đỗ xe tưởng chừng như khá lịch sự và ít ảnh hưởng đến người khác này lại vẫn có thể bị các lực lượng chức năng xử phạt.

Rất nhiều trường hợp đỗ xe kiểu "ghếch chân" lên vỉa hè

Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rất chi tiết về mức phạt tiền đối với các hành vi dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định. Theo đó, kiểu đỗ xe "ghếch chân" lên vỉa hè có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng vì hành vi "đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật" theo điểm e, khoản 3, điều 5 của Nghị định này.

Thậm chí, mức phạt lên tới 2 triệu đồng cho việc dừng/đỗ xe bên trái đường một chiều hoặc song song với một xe khác đang dừng/đỗ theo quy định tại điểm d, khoản 4, điều 5.

Ngoài ra, tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 12-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai3/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng. Đồng thời, tước GPLX từ 1-3 tháng.

Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp ô tô được phép đỗ kiểu "ghếch chân" lên vỉa hè. Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ năm 2019 (QCVN 41:2019/BGTVT) có một biển chỉ dẫn cho phép đỗ một phần xe trên vỉa hè mang kí hiệu I.408a.

Cụ thể, biển này có tác dụng "chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng". Loại biển này cho phép được đỗ xe một phần trên hè phố, với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố. Khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tài xế bất ngờ bị đột quỵ, khách đi cùng nên làm gì

Sau vụ việc thương tâm về một tài xế tuyến Tp. HCM - Bình Thuận bất ngờ lên cơn co giật và không may qua đời đã nhưng trước đó vẫn kịp dừng xe khiến không ít người tỏ lòng xót thương.

Bí mật về túi khí ô tô: hiểu đúng để bảo vệ tốt hơn

Để hệ thống túi khí phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe, cần nắm rõ một số nguyên tắc quan trọng về cách thức hoạt động và những lưu ý khi sử dụng.

Cảnh báo 5 điều tuyệt đối không nên làm khi chạy xe tốc độ cao

Khi điều khiển phương tiện ở tốc độ cao, người lái có thể đối mặt với vô số tình huống bất ngờ xảy ra trong tích tắc. Chính vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ năng lái xe an toàn là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu rủi ro và tránh những sự cố không mong muốn.

Những điều mà ai cũng phải biết về ghế ngồi trên ô tô

Để có trải nghiệm thoải mái khi lái xe, điều quan trọng đầu tiên là cần có một chiếc ghế êm ái. Ghế xe hơi gồm hai phần chính: các lớp đệm trên mặt ghế và phần tựa lưng. Ghế của xe thể thao thường êm ái hơn so với xe SUV, do đó lái xe SUV dễ bị lắc lư và mệt mỏi trong các hành trình dài.

Lái xe ô tô qua đường ngập nước phải lưu ý gì?

Trong mùa mưa, việc lái xe qua các đoạn đường bị ngập lụt là một thách thức đối với người lái xe, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho xe và người lái.

Có thể bạn quan tâm

  • Mẹ Bầu Lái Xe: Cần Lưu Ý Gì Để Đảm Bảo An Toàn?
    Mẹ Bầu Lái Xe: Cần Lưu Ý Gì Để Đảm Bảo An Toàn?
    Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ chủ động cầm lái để phục vụ nhu cầu di chuyển cá nhân. Tuy nhiên, khi mang thai – một hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thử thách – việc lái xe có thể trở nên khó khăn hơn do những thay đổi về thể chất và tâm lý. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình di chuyển, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các mẹ bầu cần ghi nhớ.
  • Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồm
    Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồm
    Để hệ thống điều hòa ô tô hoạt động hiệu quả trong thời tiết nồm ẩm, người lái nên duy trì chế độ lấy gió trong, điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp và tránh hạ cửa kính, nhằm hạn chế hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào khoang nội thất.
  • Đèn sương mù có thực sự cần thiết khi di chuyển trong đô thị?
    Đèn sương mù có thực sự cần thiết khi di chuyển trong đô thị?
    Đèn sương mù trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lái khi di chuyển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù dày đặc, mưa phùn hoặc tầm nhìn bị hạn chế. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu rõ cách sử dụng đèn sương mù sao cho hiệu quả và an toàn.
  • Hiện tượng trượt nước khi lái xe: Nguyên nhân và giải pháp an toàn
    Hiện tượng trượt nước khi lái xe: Nguyên nhân và giải pháp an toàn
    Hiện tượng bánh xe trượt nước là nỗi lo lớn của nhiều tài xế khi di chuyển dưới mưa hoặc trên mặt đường trơn trượt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, và làm thế nào để phòng tránh hiệu quả
  • Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Khi di chuyển trên đường, việc gặp phải các sự cố như nổ lốp, mất phanh, ngập nước, ắc quy cạn điện, chân côn mất lực hay ca-pô bốc khói có thể xảy ra bất ngờ, đòi hỏi người lái phải xử lý nhanh chóng và chính xác. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong những tình huống khẩn cấp này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quan trọng, giúp các bác tài ứng phó hiệu quả và tự tin hơn khi cầm lái.