Có nên để bình nhiên liệu ô tô cạn kiệt mới đổ thêm?

Thứ Sáu, 17/05/2024 - 10:20 - linhltm

Nhiều tài xế có thói quen để bình nhiên liệu cạn kiệt thì mới đổ thêm xăng hoặc dầu, điều này không hề tốt cho chiếc xe của bạn, sẽ dẫn tới hư hỏng nhiều bộ phận và tiềm ẩn nguy hiểm khi tham gia giao thông.
 

Bơm xăng của xe bị hư hỏng

Theo kinh nghiệm, việc tài xế chạy cố khi bình xăng cạn vạch E sẽ dẫn đến tình trạng hỏng bơm nhiên liệu. Trên thực tế, bơm xăng là bộ phận quan trọng trong hệ thống bơm, có nhiệm vụ đưa xăng từ bình đến buồng đốt. Khi hoạt động trong tình trạng cạn nhiên liệu, nhiều chi tiết sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, nhất là bộ phận lọc và mô-tơ.

Theo đó, mô-tơ điện thường được làm mát bằng xăng khi ô tô di chuyển với bình nhiên liệu đầy. Xe cần một bơm xăng dạng tròn để vận chuyển xăng đến động cơ. Lúc này, nhiên liệu sẽ làm mát các cuộn dây bằng đồng. Khi xăng cạn, không khí tự động thay chất lỏng qua bơm xăng làm mát các cuộn dây đồng, dẫn đến mô-tơ điện bị quá nhiệt và gây hỏng hóc xe.

Bơm nhiên liệu sẽ gặp hư hỏng nếu để bình chứa liên tục cạn kiệt.

Ngoài ra, khi bình nhiên liệu cạn kiệt, bộ phận này cũng sẽ hút kèm theo các chất cặn bã để cung cấp cho động cơ xe. Điều này dẫn đến tình trạng động cơ bị ăn mòn, hiệu suất vì thế cũng sẽ kém đi.

Đồng hồ đo báo nhiên liệu thực tế không chính xác 100%, vì ảnh hưởng của nhiều yếu tố, sẽ cho ra mức chênh lệch khác nhau giữa chỉ số đồng hồ và lượng nhiên liệu thực tế.

Do đó, tài xế nên đổ thêm nhiên liệu khi bình chứa còn khoảng ¼ để tránh gặp phải những rắc rối khi di chuyển. Nên đổ đầy bình (không đổ tràn) trước những chuyến đi dài hoặc đi vào những nơi đông dân cư, xe cộ.

Xe đột ngột chết máy giữa đường

Việc để bình nhiên liệu cạn kiệt cũng sẽ gây ra nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi trên xe. Khi không đổ đầy bình chứa và di chuyển trên đoạn đường, bình nhiên liệu cạn có thể làm xe chết máy đột ngột, gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Xe ô tô có thể chết máy giữa đường khi bình nhiên liệu cạn kiệt.

Điều này đặc biệt nguy hiểm khi tài xế đang di chuyển trên các cung đường cao tốc, đường thưa dân cư.

Khi xe hết nhiên liệu và bị chết máy giữa đường cao tốc sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cũng như tài xế khó có thể tiếp nhiên liệu do các cung đường cao tốc, thưa dân cư thường bố trí các trạm xăng, dầu cách khá xa nhau.

Hư hại động cơ xe

Lái xe khi bình nhiên liệu gần hết hoặc cạn kiệt gây ảnh hưởng xấu đến động cơ xe. Tuy nhiên, thói quen sai lầm này vẫn còn tồn tại ở rất nhiều người và chưa từ bỏ được.

Bộ lọc sẽ bị tắc nghẽn khi bị cặn bám vào, nhiên liệu vì thế sẽ không thể đến được buồng đốt. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng nguy cơ chất bẩn xâm nhập vào hệ thống này, gây ra sự cố trong đường ống xả và làm hư động cơ xe.

Các kim phun nhiên liệu sẽ bị tắc khi cặn bẩn bám vào một thời gian dài, dẫn tới hiện tượng phun nhiên liệu không tơi, không đều, ảnh hưởng tới quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

Các kim phun nhiên liệu sẽ bị tắc khi cặn bẩn bám vào một thời gian dài.

Các chất cặn bẩn sau khi bị đốt cháy sẽ tạo thành muội cacbon gây xước bề mặt pít-tông, xi-lanh hay xu-páp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới độ kín khít của buồng đốt, gây giảm hiệu suất của động cơ.

Chưa kể việc để bình nhiên liệu cạn kiệt trong một thời gian dài có thể dẫn tới gỉ sét bình chứa, gây bục và rò rỉ nhiên liệu. Lúc này nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, cháy xe sẽ vô cùng cao.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe và không gây hư hỏng cho các hệ thống, tài xế không nên chạy xe khi mức nhiên liệu còn quá thấp. Hãy để sẵn một ít nhiên liệu dự trữ trong cốp xe và luôn quan sát đồng hồ nhiên liệu, nạp thêm khi đồng hồ đã báo ở mức tối thiểu.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Bí mật về túi khí ô tô: hiểu đúng để bảo vệ tốt hơn

Để hệ thống túi khí phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe, cần nắm rõ một số nguyên tắc quan trọng về cách thức hoạt động và những lưu ý khi sử dụng.

Khi nào dùng số L, 2, D3 trên xe ô tô số tự động

Thực tế cho thấy, nhiều tài xế trong suốt nhiều năm lái xe số tự động chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D mà không bao giờ đụng đến các số L, 2, D3. Một số tài xế không biết ý nghĩa và cách sử dụng của các số này, trong khi số khác lại không thấy cần thiết phải dùng đến chúng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách sử dụng các vị trí số tự động này.

Những bí quyết “vàng” lái xe ô tô vào ban đêm an toàn

Lái xe ban đêm được xem như thử thách không chỉ đối với tay lái mới, mà ngay cả những người đã từng cầm lái lâu năm cũng phải e ngại.

Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố dây đai an toàn ô tô bị kẹt

Dây đai an toàn là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe hơi. Nó đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ người ngồi trên xe, đảm bảo an toàn trong các tình huống khẩn cấp và giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Khám phá Auto Hold: Mẹo sử dụng để trải nghiệm lái xe mượt mà

Chức năng Auto Hold, một công nghệ hiện đại và hữu ích trong việc giữ phanh tay tự động. Được xem như một "bùa hộ mệnh" cho tài xế, Auto Hold giúp đảm bảo an toàn tối đa khi điều khiển phương tiện. Chức năng này không chỉ tăng cường sự tiện lợi mà còn giúp giảm căng thẳng cho người lái, đặc biệt trong các tình huống dừng đèn đỏ hoặc kẹt xe.

Có thể bạn quan tâm

  • Tài mới cần biết: 7 quy tắc sống còn khi lái xe trên cao tốc
    Tài mới cần biết: 7 quy tắc sống còn khi lái xe trên cao tốc
    Mặc dù việc lái xe trên đường cao tốc thường được đánh giá là ít thao tác hơn và an toàn hơn so với đường phố hay đường trường, nhưng thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, đặc biệt là những va chạm có mức độ nghiêm trọng do tốc độ cao.
  • Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Khi di chuyển trên đường, việc gặp phải các sự cố như nổ lốp, mất phanh, ngập nước, ắc quy cạn điện, chân côn mất lực hay ca-pô bốc khói có thể xảy ra bất ngờ, đòi hỏi người lái phải xử lý nhanh chóng và chính xác. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong những tình huống khẩn cấp này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quan trọng, giúp các bác tài ứng phó hiệu quả và tự tin hơn khi cầm lái.
  • Làm sao để mở cửa ô tô an toàn? 3 kỹ năng cần biết ngay
    Làm sao để mở cửa ô tô an toàn? 3 kỹ năng cần biết ngay
    Trên đường phố, không ít trường hợp xe ô tô đang dừng đỗ bất ngờ mở cửa mà không quan sát, khiến xe máy, xe đạp di chuyển gần đó không kịp phản ứng và gặp tai nạn. Vậy, cần lưu ý những gì để mở cửa ô tô an toàn, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và các phương tiện xung quanh?
  • Lái xe đường đèo dốc: Những lưu ý quan trọng giúp bạn an toàn tuyệt đối
    Lái xe đường đèo dốc: Những lưu ý quan trọng giúp bạn an toàn tuyệt đối
    Việc trang bị kinh nghiệm lái xe trên đường đèo dốc là yếu tố quan trọng giúp tài xế kiểm soát tốt hành trình, đảm bảo an toàn và chủ động xử lý mọi tình huống phát sinh.
  • Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?
    Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?
    Khi di chuyển trên đường cao tốc, trong trường hợp xe phía trước phanh gấp, tài xế xe phía sau nên lựa chọn bẻ lái hay đạp phanh để đảm bảo an toàn và tránh va chạm? Đây là tình huống đòi hỏi phản xạ nhanh và kỹ năng xử lý chính xác để giảm thiểu rủi ro tai nạn.