Ô tô điện cháy khi đang sạc, trách nhiệm của hãng xe ra sao?
Thứ Hai, 24/07/2023 - 14:10 - Chưa có
Cần xác định rõ lỗi từ người dùng hay nhà sản xuất
Như Báo Giao thông đã đưa tin, đêm ngày 12-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai/7, trên địa bàn phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa) xảy ra vụ cháy ô tô điện du lịch khiến hai người tử vong do ngạt khí. Nguyên nhân ban đầu được xác định do ắc quy xe điện bị chập khi đang sạc dẫn đến hỏa hoạn.
Hiện trường vụ cháy ô tô điện du lịch tại Thanh Hóa. Ảnh do người dân cung cấp.
Trao đổi với PV, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết để xác định trách nhiệm có thuộc về hãng xe hay không, đầu tiên cần chờ đợi cơ quan chức năng điều tra và kết luận cụ thể nguyên nhân gây cháy. Sau khi nắm rõ nguyên nhân mới có thể xác định lỗi xuất phát từ người dùng hay phía nhà sản xuất.
Cần xác định liệu chủ xe có tự ý sửa chữa, thay đổi hay lắp đặt thêm linh kiện, phụ tùng nào cho xe hay không. Ngoài ra, cũng cần xem nguồn gốc bộ sạc được sử dụng là hàng chính hãng theo xe hay được người dùng mua từ bên thứ ba. Nếu cơ quan chức năng kết luận lỗi bắt nguồn từ sản phẩm, phía nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm.
“Ở các nước châu Âu và Mỹ, hãng xe phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ rất lớn nếu sản phẩm lỗi ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng khách hàng. Từng có những trường hợp người dùng nộp đơn kiện, sau đó hãng phải đền bù từ hàng chục đến cả trăm triệu USD.
Cùng đó, nhà sản xuất cũng phải có trách nhiệm tự điều tra và công bố nguyên nhân gây lỗi, cũng như thông báo triệu hồi sản phẩm để sửa chữa, khắc phục”, ông Đồng nói.
Đơn cử có trường hợp của Chevrolet tại Mỹ cuối năm 2020, sau khi hàng loạt vụ cháy mẫu xe thuần điện Bolt EV được báo cáo. Dù không ghi nhận thiệt hại về người, hãng này đã phải thông báo triệu hồi hơn 140.000 chiếc Bolt EV để chẩn đoán và thay thế pin nếu cần, đồng thời khuyến cáo người dùng đỗ xe ngoài trời và chỉ sạc pin đến 90%. Một số bãi đỗ xe ở San Francisco còn treo biển cấm Chevrolet Bolt để bảo đảm an toàn cho khách hàng.
Theo đại diện một hãng hiện phân phối xe điện ở Việt Nam, các nhà sản xuất thường chỉ có chính sách bảo hành, sửa chữa nếu sản phẩm gặp lỗi. Với trường hợp gây ra sự cố làm thiệt hại tới tính mạng, tài sản của khách hàng thì sẽ phải đền bù hoặc chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, mức độ tới đâu sẽ phụ thuộc từng trường hợp cụ thể theo kết luận của cơ quan chức năng.
Người dùng nên chọn mua những mẫu xe phân phối chính hãng
Vị đại diện hãng xe nói trên cho biết thêm, ngoài những mẫu xe máy và ô tô điện đến từ các thương hiệu uy tín, được phân phối chính hãng và có sự hiện diện của hãng ở Việt Nam, còn có cả những mẫu xe Trung Quốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc do các cửa hàng tư nhân nhập về bán, không có văn phòng đại diện chính hãng tại Việt Nam. Nếu xảy ra sự cố do nhà sản xuất, rất khó để tìm bên chịu trách nhiệm.
“Rất nhiều sản phẩm kiểu này đang bán thị trường mà không có cả tem đăng kiểm, chứng nhận chất lượng đủ điều kiện để lưu hành. Phần lớn các cửa hàng chỉ nhập xe về bán kiếm lời chứ không có trách nhiệm mang tính lâu dài với khách hàng, cùng lắm chỉ trong thời gian từ 3-6 tháng hoặc một năm bảo hành”, vị này nhận định.
Các mẫu xe điện chính hàng đều phải được kiểm định kỹ trước khi bán ra.
Trong khi đó, các mẫu xe điện chính hãng trước khi bán ra thị trường đều phải được kiểm định, thử nghiệm kỹ càng để đảm bảo tiêu chuẩn. Những hãng xe uy tín đều trang bị tính năng bảo đảm an toàn cho sản phẩm khi sạc, ví dụ như cơ chế tự ngắt khi pin đầy 100%, hoặc tự ngắt khi phát hiện sự cố quá dòng, quá áp, quá nhiệt từ cả pin hoặc thiết bị sạc.
Ngoài ra, sách hướng dẫn sử dụng của những nhà sản xuất có uy tín đều hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách sạc xe cũng như cách sử dụng, bảo quản pin và bộ sạc.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng khuyến cáo để đảm bảo an toàn khi sử dụng và sạc xe điện, người dùng nên lựa chọn những mẫu xe và thiết bị sạc được phân phối chính hãng, đến từ thương hiệu uy tín và được kiểm định đầy đủ. Đồng thời cần tránh việc tự ý tháo lắp, sửa chữa, đấu nối xe cũng như bộ sạc.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Có nên lắp trang bị tự động gập gương ô tô?
Có nên bọc chống ồn quanh vòm bánh xe ô tô?
Sự khác biệt giữa xăng RON 95-III, RON 95-IV và RON 95-V như thế nào?
Mua xe điện mini, nên tậu ngay Wuling HongGuang hay đặt cọc chờ VinFast VF 3
Vì sao phanh xe điện cứng, chậm hơn xe xăng?
Có thể bạn quan tâm
-
Chuẩn bị cho mùa lái xe tết cẩm nang bảo dưỡng xe cần thiếtTrước khi di chuyển xa trong dịp Tết, ô tô cần được kiểm tra toàn diện các hạng mục quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn trên mọi cung đường.
-
App VNeTraffic - Tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông nhanh & chính xácNgười dân có thể tra cứu phạt nguội của phương tiện hoặc phản ánh vi phạm giao thông tại ứng dụng VNeTraffic do Bộ Công an điều hành, từ ngày 1/1.
-
Lọc Gió Điều Hòa Ô Tô: Vai Trò, Cách Thay Và Giá Bán Mới NhấtLọc gió điều hòa ô tô giúp lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn, mang lại không khí trong lành cho khoang nội thất. Tìm hiểu vai trò, dấu hiệu cần thay và cách chọn lọc gió điều hòa tốt nhất cho xe của bạn
-
Tra cứu phạt nguội bao lâu thì hết hiệu lực, có xoá lỗi không?Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp quá thời hạn này mà người vi phạm chưa nhận được thông báo phạt nguội, quyết định xử phạt sẽ không còn hiệu lực, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
-
Gạt kính lái không sạch: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quảHiện tượng cần gạt mưa không làm sạch nước trên kính lái là vấn đề phổ biến mà nhiều chủ xe gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả?