Với xe có trang bị túi khí chú ý những điều cấm kị sau

Thứ Ba, 02/07/2024 - 15:16

Giờ đây, hầu hết các mẫu xe đời mới đều có túi khí. Túi khí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe mỗi khi có va chạ, nhưng nếu không tuân theo những chỉ dẫn an toàn, trang bị này có thể gây ra những chấn thương nghiệm trọng cho người ngồi trên xe.

Tuy nhiên, trong thực tế khi sử dụng xe có túi khí, tài xế tài xế nên tránh một số cấm kỵ để tránh dẫn tới những rủi ro đáng tiếc.

Túi khí là gì?

Túi khí được thiết kế để giảm tối đa hậu quả của các vụ va chạm trực diện ở phía trước xe. Mỗi quốc gia có quy định cụ thể về tiêu chuẩn của túi khí.

Túi khí được hình thành và phát triển từ những năm 50, qua nhiều năm và nhiều sự cải tiến khắc phục những nhược điểm và hạn chế của túi khí thì đến năm 1971 chính thức được sử dụng.

Chất liệu tạo nên túi khí cho ô tô là loại vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.

Quy chuẩn của các nước về tốc độ tối thiểu khi va chạm để bung túi khí nằm trong khoảng 25-40km/h. Còn đối với tiêu chuẩn của Mỹ, túi khí phải hoạt động trong các va chạm khi xe chạy ở tốc độ tương đương 23km/h hoặc va chạm với xe kích thước tương tự đang đậu trên đường với tốc độ 46km/h.

Một số điều cấm kỵ

Lắp thêm khung cản trước: Các cảm biến giúp phát hiện va chạm và truyền tín hiệu cần bung túi khí nằm ở phía trước xe. Do đó, nếu xe được lắp thêm khung cản trước thì có thể khiến các cảm biến không nhận biết được tai nạn một cách chuẩn xác nên hệ thống túi khí có thể không bung kịp thời để bảo vệ người ngồi trên xe. Trong một số trường hợp, túi khí thậm chí không bung do khung cản trước lắp thêm.

Gác chân lên táp-lô: Nhiều người ngồi ghế phụ phía trước có thói quen gác chân lên táp-lô cho đỡ mỏi. Tuy nhiên, nếu xe được trang bị túi khí trước bên ghế phụ thì việc làm này rất nguy hiểm. Túi khí bung ra có thể làm gãy chân.

Ngay cả với các xe không được trang bị túi khí phía trước ghế phụ thì việc gác chân lên táp-lô cũng vẫn nguy hiểm vì có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Không được gác chân lên taplo. (Ảnh minh hoạ).

Ngồi quá gần vô-lăng: Túi khí bên ghế lái luôn được lắp trong vô-lăng. Nhiều tài xế có thói quen chỉnh ghế ngồi sát vô-lăng vì nghĩ như vậy sẽ giúp quan sát phía trước tốt hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra va chạm, việc túi khí bung ra có thể gây chấn thương vùng mặt của tài xế.

Ngoài ra, việc tài xế ngồi quá sát vô-lăng sẽ khiến túi khí không có đủ thời gian để nổ hết cỡ và tạo lớp đệm đủ an toàn để bảo vệ tài xế. Tốt nhất, các tài xế nên giữ khoảng cách an toàn với vô-lăng.

Việc đầu tiên khi ngồi vào ghế lái là bạn hãy bỏ hết vật dụng trong túi quần ra hốc để đồ trung tâm hoặc các khu vực để đồ khác, bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng một phần tới tư thế lái tối ưu của bạn.

Tiếp đến, đảm bảo rằng vị trí ngồi của mình lùi sát về phía sau hết mức có thể để đảm bảo lưng thẳng, dựa hoàn toàn vào lưng ghế và vuông góc với gầm xe. Nếu được, hãy chỉnh tựa đầu sao cho đỉnh tựa đầu trùng khớp với đỉnh đầu chúng ta.

Đầu gối và khuỷu tay của người lái chỉ nên dừng ở mức hơi gập vào đôi chút để điều khiển bàn đạp và vô-lăng, không nên giữ tay/chân quá thẳng bởi như vậy sẽ bị với và khó thao tác, không thoải mái. Khi xoay vô-lăng, vai người lái phải chạm được vào lưng ghế phía sau.

Không cài dây an toàn: Không cài dây an toàn khi đi ô tô rất nguy hiểm, đặc biệt là với xe có túi khí. Túi khí ô tô luôn được thử nghiệm cùng với dây an toàn, một số xe thậm chí không kích hoạt túi khí nếu dây an toàn chưa được cài, nhằm tránh cho người ngồi trên ghế khỏi bị chấn thương nếu túi khí bung.

Lắp bọc ghế: Ngày càng nhiều mẫu xe được trang bị cả túi khí bên. Loại túi khí này được lắp bên trong ghế ngồi, và bọc ghế được thiết kế để dễ dàng rách bung ra khi nổ túi khí. Do đó, việc sử dụng bọc ghế với xe có trang bị túi khí bên có thể cản trở việc bung túi khí, từ đó gây hại cho người ngồi trong xe.

Bày đồ trang trí trên táp-lô: Việc trưng bày hoặc dính các vật trang trí trên táp-lô cả có trang bị hai túi khí trước có thể gây nguy hiểm nếu xảy ra va chạm và túi khí bung ra.

Khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ nổ với tốc độ rất nhanh (10-25 phần nghìn giây) và tạo ra lực rất mạnh. Do đó, các hãng xe, cũng như các tổ chức an toàn, đều khuyến cáo không nên trang trí hoặc lắp thêm đồ vật trên hệ thống túi khí của lái xe và hành khách phía trước. Bởi các đồ trang trí, khung ảnh...tất cả đều có thể trở thành vũ khí tấn công người ngồi trên xe trong trường hợp xảy ra va chạm, đặc biệt là khi túi khí bung ra.

Trên mỗi xe đều có cảnh báo về cấm kỵ. (Ảnh minh hoạ).

Để trẻ ngồi ghế trước mà không tắt túi khí: Hầu hết các xe đời mới đều có móc ISOFIX ở ghế sau để cố định ghế trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều xe không được trang bị móc ISOFIX, mà có túi khí. Nhiều bậc phụ huynh lắp ghế trẻ em ở ghế trước và không tắt túi khí; điều này cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân là do trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí sẽ bung rất nhanh và với lực rất mạnh, có thể đẩy đứa trẻ về sau và gây chấn thương. Trẻ nhỏ không cần túi khí bảo vệ, vì với chiều cao giới hạn, trẻ em hầu như không có nguy cơ bị đập đầu vào táp-lô (với điều kiện được cài dây an toàn).

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Sạc xe điện ngoài trời mưa có an toàn không?

Xe điện và bộ sạc được thiết kế để chịu tác động của mọi kiểu thời tiết, nhưng vẫn có những lưu ý với người dùng khi sạc pin cho xe

Khi nào cần vệ sinh khoang máy ô tô?

Vệ sinh khoang máy ô tô là một yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất và độ bền của xe. Tuy nhiên, tần suất vệ sinh khoang máy phù hợp là bao lâu?

Để xe ô tô luôn bền đẹp đừng bỏ qua những mẹo đơn giản sau

Sử dụng ô tô sao cho bền luôn là quan tâm hàng đầu của mỗi bác tài. Dưới đây là những kinh nghiệm sử dụng ô tô giúp

Vị trí đặt con đội thay lốp dự phòng không bị hỏng xe

Việc đặt sai vị trí con đội có thể khiến gầm xe hư hỏng và thậm chí xe bị sập gầm trong quá trình kích.

Cách chống chuột vào khoang máy ô tô trong mùa đông như thế nào

Chuột là loài thích môi trường ấm áp, thế nên khoang máy ô tô sẽ là nơi lý tưởng để loài gặm nhấm ưa thích trú ngụ trong nhưng ngày đông sắp đến.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Việc bơm lốp xe quá căng có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng. Đầu tiên, lốp xe quá căng có thể dễ dàng bị nổ, tạo ra tình huống nguy hiểm trên đường. Thứ hai, áp suất lốp cao sẽ làm giảm lực kéo của xe, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phản ứng của xe trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nguy cơ trượt nước cũng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đường ướt, khiến cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái.
  • Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Toyota Vios là một mẫu xe đại chúng tại Việt Nam, sở hữu đầy đủ các yếu tố như bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí mua xe cùng chi phí bảo dưỡng rất thấp. Vậy sau 10.000 km, Toyota Vios cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào và hết bao nhiêu tiền? chúng ta cùng tìm hiểu
  • Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?
    Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?
    Sau khi điều khiển xe qua khu vực ngập nước sâu, chủ xe nên kiểm tra chất lượng dầu để xác định liệu có cần thay mới hay không. Việc này giúp đảm bảo tránh lãng phí không cần thiết và duy trì hiệu suất động cơ tối ưu.
  • Một số cách kiểm tra mức dầu hộp số trên ô tô
    Một số cách kiểm tra mức dầu hộp số trên ô tô
    Việc thay dầu động cơ định kỳ và đúng thời điểm, tuân thủ theo số km quy định, không chỉ giúp xe duy trì sự bền bỉ mà còn đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng.
  • Cách kiểm tra điều hoà ô tô chuẩn nhất
    Cách kiểm tra điều hoà ô tô chuẩn nhất
    Hệ thống điều hòa ô tô là một bộ phận cần thiết, đòi hỏi phải được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ, bởi tần suất hoạt động của nó gần như liên tục.