Kiểm tra những bộ phận trên xe dưới đây nếu lỡ đi vào vùng nước ngập sâu

Thứ Hai, 16/10/2023 - 09:56

Khi đi vào vùng ngập sâu, một số bộ phận trên xe có thể hư hỏng nặng nếu không xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến an toàn của xe.

Ô tô hiện nay đều có thể lội nước ở mức nhẹ (nửa bánh xe) mà không ảnh hưởng đến máy móc hoặc các chức năng khác. Tuy nhiên, nếu để xe lội nước quá sâu trong thời gian dài, rất có thể một số bộ phận, chức năng trên xe bị hỏng hóc do vào nước, không còn hoạt động đúng như thiết kế. Do đó, nếu xe lội nước, đi qua vùng ngập, tài xế nên kiểm tra những hạng mục sau để tránh các hư hại nặng có thể xảy ra.

Khoang động cơ

Sau khi vượt qua vùng ngập, nếu có thể người lái có thể dừng lại ở một nơi cao ráo và nổ máy tại chỗ xe có dấu hiệu bất thường gì không. Nếu có dấu hiệu rung lắc, động cơ có phần hụt hơi thì chắc chắn một trong số các mobin đánh lửa đã bị ẩm ướt khiến một chu kì máy trong động cơ không đánh lửa được dẫn đến hiện tượng “bỏ máy”.

Ngoài ra cần xem thử các loại dung dịch như dầu phanh vẫn còn độ trong nhất định, hay kiểm tra thăm nhớt xem nước đã vào động cơ hay chưa. Nếu 1 trong các loại dầu nhớt có màu nâu cà phê sửa thì người dùng cần tiến hành thay nhớt tại các xưởng gara, trạm dịch vụ và đặc biệt là vận chuyển bằng xe chuyên dụng tránh nổ máy để bảo toàn động cơ.

Thêm nữa, người dùng có thể tự kiểm tra lọc gió, lọc máy lạnh nếu có dấu hiệu hơi nước hoặc sự xuất hiện của nước chứng tỏ đã có một lượng nước đã vào trong khoang máy hoặc cổ hút gió, hệ thống làm lạnh.

Hệ thống phanh

Tương tự với hệ thống phanh, mặc dù sau khi lội nước chỉ cần rà phanh vài lần là đã có thể loại bỏ được nước trên bề mặt má phanh và đĩa phanh. Tuy nhiên vẫn nên kiểm tra lại xem hệ thống phanh, bánh xe, thước lái có dính rác hay không hoặc các chụp cao su có bị rách hay chưa để đảm bảo các bộ phận này được ổn định.

Hệ thống điện

Mặc dù hệ thống điện ngày nay của các dòng xe đã có khả năng chống nước tốt hơn, tuy nhiên với các xe sedan thì các bó dây mối nối vẫn được đặt dưới sàn xe cũng là khu vực dễ bị nước xâm nhập có thể làm ẩm ướt, gây đoản mạch.

Do đó ngoài việc kiểm tra các bộ cầu chì, hộp điều khiển, hệ thống đèn thì cần nên xem lại các giắc điện và hộp điều khiển, nếu thấy dấu hiệu bất thường cần liên hệ với các trung tâm dịch vụ để khắc phục.

Khoang lốp dự phòng

Sau khi kiểm tra các khu vực trên, thì chủ xe nên xem lại khu vực chứa lốp dự phòng. Tại khu vực này có khá nhiều bộ phân kim loại, đồng thời cũng là nơi dễ bị nước xâm nhập nhất và rất khó thoát nước. Nếu không để ý thì lâu ngày sẽ xuất hiện các gỉ sét và dễ làm mục khung gầm khu vực này.

Ngoài những bộ phận trên, thì việc cũng nên kiểm tra lại khu vực bắt ốc biển số, che gầm động cơ,… đây cũng là những vị trí rất dễ bị tác động khi đi qua các vùng ngập. Thêm nữa dù nhà sản xuất có nêu rõ mực nước xe có thể lội qua nhưng đều là nằm trong các thử nghiệm tiêu chuẩn thế nên người dùng cẩn phải cẩn trọng và hãng sẽ không bảo hành các bộ phận bị nước xâm hại.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Chuyển số tiến, lùi khi xe chưa dừng có sao không?

Chuyển số tiến hoặc lùi khi xe chưa dừng có thể gây hại cho hệ thống truyền động của xe. 

Thầy dạy lái xe bị đuổi việc vì lỡ tông thẳng vào chính văn phòng của mình

Mỹ - Hình ảnh trớ trêu cho thấy, một chiếc xe tập lái do chính giáo viên dạy lái xe điều khiển lại tông sập mặt tiền của một trung tâm dạy lái xe.

Hướng dẫn chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách

Một sai lầm phổ biến của nhiều tài xế là điều chỉnh vùng quan sát của gương chiếu hậu ngoài trùng với vùng nhìn của gương chiếu hậu trong cabin. Điều này dẫn đến việc hạn chế tầm nhìn phía sau xe, gây ra những điểm mù không cần thiết và làm giảm hiệu quả quan sát khi di chuyển, đặc biệt trong các tình huống cần quan sát toàn diện hai bên xe.

Mưa lớn bất thường khiến nhiều ô tô phải "nhập viện"

Liên tiếp những cơn mưa lớn bất ngờ ập xuống khiến nhiều chủ xe không kịp xử lý dẫn đến tình trạng xe bị thủy kích do ngập nước.

Học lái ô tô năm 2024 hết bao nhiêu tiền?

Chi phí học bằng lái ô tô không phải là cố định mà thay đổi tùy thuộc vào loại xe và từng thời điểm cũng như từng trung tâm đào tạo. Nó cũng phụ thuộc vào nhu cầu tập lái của từng học viên.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Việc nháy đèn pha có ý nghĩa khác nhau giữa các quốc gia. Ở các nước phát triển, nháy đèn pha thường được hiểu là dấu hiệu nhường đường cho xe phía trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tín hiệu này lại mang hàm ý khác, thường là để báo hiệu cho các phương tiện khác biết rằng người lái xe có ý định vượt lên hoặc yêu cầu được ưu tiên trên đường.
  • Tại sao đèn cảnh báo kiểm soát lực kéo bật sáng?
    Tại sao đèn cảnh báo kiểm soát lực kéo bật sáng?
    Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control - TCS) trên xe có nhiệm vụ giúp xe duy trì độ bám đường trong điều kiện trơn trượt như mưa, tuyết hoặc băng. Nếu bánh xe mất độ bám đường, TCS sẽ hoạt động để giữ cho xe của bạn ổn định và đi đúng hướng.
  • Kính lái bất ngờ bị che kín: Các bước xử lý hiệu quả
    Kính lái bất ngờ bị che kín: Các bước xử lý hiệu quả
    Khi kính lái bị che phủ, tài xế nên tránh phanh gấp và đánh lái đột ngột. Thay vào đó, hãy bình tĩnh quan sát gương chiếu hậu và từ từ di chuyển xe vào sát làn phải một cách an toàn.
  • Những điều bất thường báo hiệu ô tô của bạn sắp mất phanh
    Những điều bất thường báo hiệu ô tô của bạn sắp mất phanh
    Ô tô bị mất phanh là tình huống vô cùng nguy hiểm khi lái xe và là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Phanh có vấn đề thể hiện thông qua một số dấu hiệu ở xi-lanh.
  • Cách sử dụng hệ thống đèn ô tô để đảm bảo an toàn cho người mới
    Cách sử dụng hệ thống đèn ô tô để đảm bảo an toàn cho người mới
    Hệ thống đèn xe đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn khi vận hành. Việc sử dụng đèn xe một cách chính xác và hợp lý không chỉ cải thiện tầm nhìn mà còn giúp tài xế duy trì an toàn trong mọi điều kiện giao thông và thời tiết.