Khi nào cần thay má phanh ô tô?

Thứ Tư, 21/08/2024 - 09:40 - tienkm

Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.

Hệ thống phanh trên ô tô cực kỳ quan trọng trong việc giảm tốc nhưng nếu má phanh bị mòn quá mức thì hiệu quả phanh cũng sẽ bị giảm sút đáng kể, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Qua thời gian sử dụng, má phanh sẽ mòn dần, dẫn đến hiệu suất phanh giảm sút. Để đảm bảo phanh xe vẫn hoạt động an toàn và hiệu quả, việc nắm rõ về độ dày của má phanh mới cũng như thời gian nên thay thế má phanh cũ là điều hết sức quan trọng.

Má phanh giúp hệ thống phanh đĩa hãm tốc độ hiệu quả

Thông thường, má phanh mới sẽ có độ dày từ 10-12mm nhưng đây không phải thông số cố định, sẽ tuỳ thuộc vào từng loại xe và yêu cầu, thiết kế từ nhà sản xuất.

Anh Trần Quang Tiến, kỹ thuật viên ô tô hơn 8 năm kinh nghiệm, cho biết: "Những dòng xe du lịch cỡ nhỏ thường có má phanh mỏng hơn so với các dòng xe tải lớn hoặc xe hiệu suất cao vì các loại xe này cần má phanh dày để chịu tải, nhiệt độ trong quá trình phanh". Đơn cử, má phanh mới của mẫu xe bán tải cỡ lớn Ford F-150 sẽ có độ dày 17mm.

Dù vậy, độ dày của má phanh đôi khi không chuẩn so với thông số của nhà sản xuất khi người dùng mua của hãng thứ ba. Với các trường hợp người dùng thay hệ thống phanh mới, độ dày của má phanh cũng sẽ tuỳ thuộc theo cấu trúc hệ thống.

Theo thời gian sử dụng, má phanh sẽ bị ma sát với đĩa phanh và mòn dần nhưng điều quan trọng là phải biết khi nào nên thay thế để tránh tình trạng phanh kém hiệu quả.

Má phanh (dưới) bị mòn sau thời gian sử dụng

Anh Dương Chí Nghĩa, thợ sửa ô tô tại Gara Hoàng Anh, quận Gò Vấp, chia sẻ: "Thông thường người dùng nên chuẩn bị thay má phanh khi thấy độ dày chỉ còn khoảng 20-30% so với ban đầu. Nếu không thay kịp thời, má phanh sẽ mòn tới lớp đệm kim loại, gây hư hỏng cho hệ thống phanh và tăng nguy cơ mất an toàn khi lái xe".

Với má phanh có độ dày ban đầu là 10-12 mm, khi độ dày giảm xuống khoảng 2-4 mm (tương đương khoảng 20-30% độ dày ban đầu), đó là thời điểm bạn nên cân nhắc thay thế.

Khi má phanh mòn hoàn toàn, không chỉ đĩa phanh bị ảnh hưởng mà các bộ phận khác như kẹp phanh cũng có thể bị hỏng, dẫn đến chi phí sửa chữa cao hơn nhiều so với việc thay má phanh đúng thời điểm.

Một số dấu hiệu cho thấy má phanh cần được thay thế bao gồm: tiếng kêu cót két khi phanh, đèn cảnh báo phanh sáng trên bảng điều khiển, cảm giác phanh không còn nhạy hoặc xe bị kéo sang một bên khi phanh. Nếu như má phanh mòn, quãng đường phanh sẽ gia tăng đáng kể. Lúc này, việc kiểm soát phanh theo ý muốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt là khi bạn đang di chuyển ở tốc độ cao mà cần phải phanh gấp trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu như bạn cảm nhận thấy bàn đạp phanh nhe, hành trình tự do của pedal lớn hơn bình thường… thì có nghĩa rằng má phanh đang cần được thay mới.

Xem thêm: Giải mã lý do má phanh trước ôtô mòn nhanh hơn má phanh sau

Thay má phanh ô tô cần được tiến hành căn cứ trên quãng đường di chuyển, điều kiện lái xe và tình hình thực tế. Thông thường, má phanh nên được thay thế sau mỗi 20.000-30.000 km hoặc định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, phụ thuộc vào tần suất sử dụng xe và điều kiện lái xe. Trong trường hợp thường xuyên lái xe trong điều kiện giao thông đông đúc hoặc trên đường trơn, má phanh có thể mòn nhanh hơn và cần thay sớm hơn.

Việc kiểm tra và thay thế má phanh định kỳ không chỉ giúp xe vận hành trơn tru mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa về lâu dài. Thay thế má phanh là một trong những công việc chăm sóc, bảo dưỡng xe quan trọng, giúp bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách. Vì vậy, hãy luôn chú ý kiểm tra độ dày của má phanh và thay thế khi cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất tối ưu cho chiếc xe của bạn.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Giúp chuyến đi đường dài an tâm hơn bạn hãy bỏ ra 3 phút 'soi' 6 bộ phận này

Trước mỗi chuyến đi trong dịp nghỉ lễ dài ngày bằng ô tô, bạn chỉ cần bỏ ra 2-3 phút quan sát, kiểm tra một số vị trí của ô tô trước khi khởi hành để nắm được tình trạng và yên tâm

Có nên dán phim bảo vệ kính lái để chống đá văng vào gây nứt vỡ?

Trên mạng có quảng cáo về loại phim chịu lực bảo vệ kính lái được cho là có thể ngăn chặn các vết nứt, vỡ do đá văng vào nhưng không biết tác dụng có đúng như quảng cáo hay không?

Nên hay không rửa khoang động cơ ô tô tại nhà?

Vệ sinh khoang máy ô tô cần được thực hiện đình kỳ để tăng hiệu quả sử dụng, nhiều người thắc mắc có nên tự rửa khoang máy tại nhà cho giản tiện?

Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?

Ô tô điện cần kiểm tra đường điện cao áp, vỏ hộp pin và một số hệ thống khác để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.

Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý

Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.

Có thể bạn quan tâm