Có nhiều kiểu đảo lốp áp dụng cho hầu hết các loại xe AWD, FWD và RWD ngày nay

Chủ nhật, 19/11/2023 - 16:28 - hoangvv

Theo Hiệp hội Công nghiệp Lốp xe, có ba kiểu đảo lốp áp dụng cho hầu hết các loại xe AWD (2 cầu chủ động), FWD (cầu trước) và RWD (cầu sau) ngày nay, do những loại xe này được trang bị lốp trước và sau có kích thước bằng nhau.

Đảo lốp xe 2 cầu chủ động (AWD)

AWD là một hệ thống dẫn động 2 cầu luôn bật và nó thay đổi công suất truyền đến mỗi bánh xe để chiếc xe cân bằng và vận hành một cách tối ưu.

Chiến dịch của Subaru đã tóm tắt rất tốt lợi thế của AWD: "truyền lực từ các bánh xe trượt sang các bánh xe bám". Khi bị mất lực bám đường, công suất từ động cơ được truyền từ bánh xe bị trượt sang các bánh xe khác, giúp xe nhanh chóng lấy lại độ bám đường, từ đó cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Một lưu ý quan trọng là mặc dù nhiều người nghĩ rằng xe AWD thường có lốp mòn đều hơn các loại hệ dẫn động khác, điều này không có nghĩa là chiếc xe đó không bị mòn lốp không đều và có thể bỏ qua việc đảo lốp.

Điều này là do sự khác biệt về trọng lượng vốn có giữa phía trước và phía sau của bất kỳ chiếc xe nào cũng có thể ảnh hưởng đến độ mòn của lốp. Thứ hai, hệ thống dẫn động 2 cầu chủ động không phải lúc nào cũng dẫn động tất cả các bánh. Hãy nhớ rằng tùy thuộc vào chế độ truyền động đã chọn và điều kiện lái xe, hộp số và bộ vi sai điều khiển điện tử có thể chuyển công suất giữa bánh trước và bánh sau, tạo ra sự mài mòn không đồng đều.

Đối với xe AWD, bố cục đảo lốp tối ưu là đi chéo nhau: Di chuyển lốp từ trước bên phải sang phía sau bên trái, lốp phía trước bên trái sang phía sau bên phải, phía sau bên trái sang phía trước bên phải và từ phía sau bên phải sang phía trước bên trái. Một cách khác để ghi nhớ điều này là những gì ở phía trước sẽ ở phía sau, những gì bên phải sẽ ở bên trái, và ngược lại.

Đảo lốp xe dẫn động cầu trước (FWD)

Mặc dù xe 4WD và AWD gần đây đã trở nên phổ biến hơn, nhưng hầu hết ô tô trên đường thường có hệ dẫn động cầu trước, tức là công suất của động cơ chỉ được truyền đến hai bánh trước.

Một ưu điểm của xe FWD là khả năng bám đường tốt hơn khi lên dốc, do lực đều nằm ở bánh trước. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là lực bám đường thấp trong các tình huống lái xe bình thường: nếu một trong hai bánh trước mất độ bám đường và trượt thì chiếc xe chỉ còn một bánh để bám đường.

Đối với hệ dẫn động FWD, hoán đổi lốp trước sang vị trí phía sau bên phải ở cùng một phía, tức là lốp phải trước sang lốp phải sau và lốp trái trước sang trái sau. Sau đó, đảo chéo cho lốp sau: di chuyển lốp sau bên phải lên phía trước bên trái và lốp sau bên trái lên phía trước bên phải.

Đảo lốp xe dẫn động cầu sau (RWD)

Khi bạn nhấn ga trên xe dẫn động cầu sau, lực sẽ được truyền đến bánh sau, do đó tối đa hóa hiệu suất của xe khi tăng tốc. Tức là, bánh sau cung cấp lực để xe di chuyển, trong khi bánh trước quyết định hướng của nó.

Đối với xe RWD, bố cục đảo lốp cũng giống như xe FWD nhưng ngược lại. Di chuyển các lốp sau về phía trước, tức là lốp phía sau bên trái lên phía trước bên trái và lốp phía sau bên phải lên phía trước bên phải. Sau đó, di chuyển từng lốp trước sang lốp phía sau đối diện, đó là phía trước bên phải sang phía sau bên trái và phía trước bên trái sang phía sau bên phải.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Có cần thay lốp định kỳ với xe ô tô ít sử dụng không?

Việc dùng lốp xe ô tô quá hạn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây nổ lốp hoặc làm nguy hiểm đến cả người lái lẫn các phương tiện xung quanh.

Những điều cần lưu ý trước khi “tẩy trần” cho xế cưng của bạn

Để bảo vệ xe của bạn và đảm bảo an toàn, bạn nên chọn thời điểm thích hợp để rửa xe và nên tuân thủ các lưu ý trên khi rửa xe.

Ô tô ít sử dụng thì bao lâu nên nổ máy một lần?

Ô tô được thiết kế để phục vụ mục đích di chuyển, do đó việc không được sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận kỹ thuật, chi tiết linh kiện.

Hệ thống ống xả thẳng có những ưu và nhược điểm gì

Hệ thống ống xả thẳng: chủ đề không bao giờ hạ nhiệt trong thế giới độ xe của những người đam mê tốc độ.

Kéo phanh tay sau khi đi mưa có làm phanh bị gỉ sét?

Sau khi rửa xe hoặc đi mưa, nếu tài xế kéo ngay phanh tay và đỗ xe trong thời gian dài, phanh có nguy cơ bị bó do gỉ sét.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiết kiệm hay hại xe? Sự thật về việc dùng dầu nhớt ô tô cho xe máy
    Tiết kiệm hay hại xe? Sự thật về việc dùng dầu nhớt ô tô cho xe máy
    Dưới góc nhìn chuyên môn, nhiều người thường tiện tay tận dụng lượng dầu nhớt ô tô còn thừa để thay cho xe máy mà không suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, hành động tưởng như vô hại này liệu có thực sự phù hợp với đặc thù vận hành của động cơ xe máy, hay đang âm thầm gây ra những tác động tiêu cực đến hiệu suất và độ bền máy móc?
  • 8 thói quen lái xe tưởng vô hại nhưng đang âm thầm phá hủy chiếc xe của bạn mỗi ngày
    8 thói quen lái xe tưởng vô hại nhưng đang âm thầm phá hủy chiếc xe của bạn mỗi ngày
    Lái xe là một kỹ năng mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi, nhưng để điều khiển xe một cách đúng chuẩn, vừa an toàn vừa bảo vệ tối đa cho “người bạn đồng hành” trên mọi hành trình thì không phải ai cũng làm được.
  • Nước trong bình xăng ô tô  nguy hiểm thầm lặng và cách xử lý an toàn
    Nước trong bình xăng ô tô nguy hiểm thầm lặng và cách xử lý an toàn
    Sự xuất hiện của nước trong bình xăng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu suất và rút ngắn tuổi thọ của động cơ ô tô.
  • Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhà
    Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhà
    Thời tiết nồm ẩm đặc trưng tại miền Bắc khiến khoang nội thất ô tô dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt, phát sinh mùi hôi khó chịu và xuất hiện các vết mốc ố trên trần xe. Để khắc phục hiệu quả, chủ xe cần áp dụng các biện pháp kiểm soát độ ẩm như sử dụng điều hòa ở chế độ làm khô (dry), kích hoạt sấy kính, kết hợp vệ sinh nội thất định kỳ bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấm trắng pha loãng. Những giải pháp này không chỉ giúp cải thiện không khí trong cabin mà còn ngăn ngừa hư hỏng vật liệu nội thất do ẩm mốc kéo dài.
  • Làm đẹp la-zăng ô tô: Khi nào nên phay và khi nào
    Làm đẹp la-zăng ô tô: Khi nào nên phay và khi nào "tuyệt đối không"?
    Phay la-zăng (hay còn gọi là phay mâm xe) là một kỹ thuật gia công cơ khí được thực hiện bằng máy phay chuyên dụng nhằm xử lý bề mặt mâm xe ô tô. Quá trình này giúp loại bỏ các vết trầy xước, lớp oxy hóa nhẹ hoặc một lớp kim loại mỏng trên bề mặt, từ đó khôi phục hoặc nâng cao độ sáng bóng và giá trị thẩm mỹ cho bộ la-zăng. Đây là giải pháp được nhiều chủ xe lựa chọn để làm mới diện mạo xe mà không cần thay thế toàn bộ mâm.