Hướng dẫn khắc phục hệ thống phanh ABS gặp trục trặc
Thứ Bảy, 13/07/2024 - 23:31 - tienkm
Bước 1: Kiểm tra đèn ABS
Cho chìa khóa vào ổ và mở/tắt máy và quan sát xem trên bảng điều khiển đèn ABS có sáng hay không? Điều này có thể giải quyết các vấn đề về phanh bằng cách đặt lại mã được lưu trữ trong bộ nhớ.
Cho chìa khóa vào ổ và mở/tắt máy và quan sát xem đèn ABS trên bảng điều khiển có sáng hay không
Trường hợp sự cố vẫn không được khắc phục, các bác nên mang xe tới gara để được thợ sử dụng máy quét mã chuyên dụng. Khi kết nối với bộ điều khiển ABS, thiết bị này sẽ xác định vị trí và sửa mã.
Bước 2: Kiểm tra cảm biến phanh
Nếu cảm nhận phanh ABS bị rung ở tốc độ thấp thì các bác nên làm sạch bộ phận cảm biến của bánh trước. Lưu ý là nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề này thì tốt hơn hết, nên đưa ô tô tới gara uy tín để được hỗ trợ.
Bước 3: Kiểm tra dầu phanh
Khi gặp tình huống phanh nhưng xe không dừng. Trước tiên, hãy kiểm tra dầu phanh của xi lanh chính xem có bị vơi không. Nếu bị vơi, cần phải tiến hành đổ đầy dầu phanh đến mức đã được đánh dấu. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cho biết có không khí trong hệ thống thủy lực. Để khắc phục, chúng ta cần tiến hành xả gió phanh (xả dầu phanh). Lưu ý rằng cần phải sử dụng đúng loại dầu phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đảm bảo đủ lượng và đặc biệt phải sạch.
Sử dụng đúng loại dầu phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đủ lượng và đặc biệt là đảm bảo phải sạch
Nếu khi nhấn phanh ABS mà phát ra tiếng ồn hoặc rít, hãy kiểm tra và thay thế các bộ phận phía trước bị lỏng hoặc hỏng. Nếu không thể tự khắc phục, biện pháp cuối cùng là mang xe đến gara chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Nên ghi nhớ những cộc mốc bảo dưỡng theo số ODO dưới đây để xe luôn bền
Điều hòa ô tô mùa hè: Mát lạnh tối đa, vẫn siêu tiết kiệm nhiên liệu?
Những hiểu lầm tai hại về lốp xe ô tô khiến bạn tốn tiền oan
Bí quyết để xe đi mãi không cũ
Trong quá trình sử dụng xe, không thể tránh khỏi việc hao mòn, xuống cấp, cũng như các sự cố kỹ thuật. Dưới đây là các bí quyết để xe đi mãi không cũ.
Cảnh báo các mẹo vệ sinh xe trên mạng có thể làm hỏng ô tô của bạn
Theo các chuyên gia, có một số 'thủ thuật' làm sạch ô tô lan truyền trên mạng xã hội nên tránh.
Có thể bạn quan tâm
-
Bí mật đằng sau lớp sơn ô tô bền màu: Những mẹo bảo dưỡng ít người biếtÔ tô thường xuyên phải đối mặt với nắng, mưa và bụi bẩn, ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Để giữ sơn luôn sáng bóng, chủ xe cần chủ động bảo vệ và chăm sóc từ sớm, ngăn ngừa hư hại theo thời gian.
-
Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhàThời tiết nồm ẩm đặc trưng tại miền Bắc khiến khoang nội thất ô tô dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt, phát sinh mùi hôi khó chịu và xuất hiện các vết mốc ố trên trần xe. Để khắc phục hiệu quả, chủ xe cần áp dụng các biện pháp kiểm soát độ ẩm như sử dụng điều hòa ở chế độ làm khô (dry), kích hoạt sấy kính, kết hợp vệ sinh nội thất định kỳ bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấm trắng pha loãng. Những giải pháp này không chỉ giúp cải thiện không khí trong cabin mà còn ngăn ngừa hư hỏng vật liệu nội thất do ẩm mốc kéo dài.
-
Sạc điện thoại trên ô tô đúng cách: Những điều ai cũng nên biếtSạc điện thoại khi đang di chuyển trên ô tô là một giải pháp thiết thực, giúp người lái và hành khách duy trì kết nối liên lạc trong suốt hành trình. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, việc sạc điện thoại trên xe có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến thiết bị điện tử và thậm chí đe dọa đến an toàn của người ngồi trong xe.
-
Những kinh nghiệm "vàng" làm mát ô tô khi hệ thống điều hòa gặp sự cố bất ngờTrong trường hợp điều hòa ô tô bị hỏng và không thể hoạt động, tài xế có thể áp dụng các phương pháp làm mát xe đơn giản như hạ cửa kính hoặc tận dụng cửa sổ trời để tạo luồng không khí lưu thông, giúp không gian bên trong xe thoáng mát hơn.
-
4 hậu quả nghiêm trọng khi xe ô tô thiếu nước làm mátNước làm mát động cơ là một trong những bộ phận then chốt giữ cho xe ô tô vận hành ổn định, nhưng đáng tiếc thường bị chủ xe bỏ qua cho đến khi sự cố nghiêm trọng xảy ra.