Hiện tượng thừa lái - thiếu lái là gì?

Thứ Sáu, 15/09/2023 - 12:02 - ducht

Thừa lái và thiếu lái là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến xe bị mất lái, dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng. Vậy thừa lái và thiếu lái là gì?

Thừa lái và thiếu lái là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến xe bị mất lái, dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng. Vậy thừa lái và thiếu lái là gì?

Hiện tượng thừa lái (Oversteer) là gì?

Thừa lái xảy ra trong hai trường hợp. Thứ nhất là khi vừa thoát khỏi chóp góc cua. Và chúng ta đột ngột thốc ga những chiếc xe dẫn động cầu sau. Thứ hai là khi chúng ta vào cua quá nhanh vá đột ngột nhả chân ga gây ra hiện tượng chuyển dịch trọng lượng bất ngờ từ sau ra trước.

Cả hai trường hợp trên đều khiến bánh xe sau làm nhiệm vụ dẫn động mất độ bám đường. Hậu quả tất yếu là xe sẽ xảy ra hiện tượng văng đuôi xe hay tệ hơn là xe sẽ xoay vài vòng trên mặt đường. Thừa lái thường bắt gặp ở những xe dẫn động cầu sau, một số xe dẫn động 4 bánh và vài chiếc dẫn động cầu trước cá biệt.

Thừa lái thường bắt gặp ở những xe dẫn động cầu sau

Hiện tượng thiếu lái (Understeer) là gì?

Thiếu lái hiểu đơn giản là khi vào cua chiếc xe không ôm theo ý muốn của người lái, mà có xu hướng đi theo đường thẳng chệch ra hướng ngược lại của vòng cua. Thiếu lái là tính chất đặc trưng của các xe dẫn động cầu trước và đa số các xe dẫn động 4 bánh khi chúng ta vào cua quá nhanh. Lúc này hai bánh trước là hai bánh đánh lái cũng là hai bánh dẫn động. Việc bị mất độ bám và khiến chiếc xe không di chuyển theo hướng chúng ta đánh lái.

Nguyên nhân gây thiếu lái và thừa lái

Hiện tượng thừa lái dễ xảy ra trong điều kiện đường trơn (mưa, bùn, tuyết, băng). Hoặc khi vào cua quá gấp, tăng ga quá sớm giảm ga hoặc phanh đột ngột ở khúc giữa cua. Hiện tượng này thường biểu hiện cụ thể khi đuôi xe sẽ văng hình vòng cung. Quá trình phanh xe đột ngột theo phản xạ rất nguy hiểm, khiến mũi xe chúi xuống. Trọng lượng chính dồn lên giảm xóc trước và hai bánh trước, kéo theo hai bánh sau mất độ bám ma sát, đuôi xe theo quán tính cũng bị văng đi.

Nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng thiếu lái là do tài xế không làm chủ tốc độ và cua không đủ để tạo lực hướng tâm ôm trọn vòng cua, làm cho bánh trước mất ma sát (đối với những xe dẫn động bánh trước). Khi xe đã trượt ngang ra mép cua thì dù có bó chặt vô lăng hết cỡ cũng vô vọng.

Cần nắm rõ nguyên nhân của hiện tượng thừa lái và thiếu lái để lái xe an toàn hơn

Cách xử lý khi xe thừa lái và thiếu lái

Đề phòng trường hợp xe rơi vào một trong hai tình trạng thừa lái và thiếu lái, tài xế nên kiểm tra tình trạng lốp xe trước mỗi chuyến đi vì khi xe vào cua xử lý gấp không thể dừng lại để kiểm tra lốp được. Nếu lốp xe bị mòn, xe rất dễ bị mất độ bám với mặt đường khi gặp các khúc cua hoặc gặp đường trơn. Ngoài ra, người lái cần chú ý kiểm soát và làm chủ quãng đường di chuyển, tránh các trường hợp phải phanh gấp hoặc đột ngột dồn ga.

Cách xử lý khi xe thiếu lái

Hiện tượng thiếu lái xảy ra khi người lái xe không làm chủ được tốc độ, lúc vào cua không đủ tạo lực hướng tâm để ôm trọn vòng cua khiến hai bánh trước bị mất ma sát với mặt đường.

Cách xử lý đơn giản nhất là giảm tốc độ hai bánh trước để lấy lại độ bám với mặt đường. Sau đó lập tức nhả chân ga để xe giảm tốc độ từ từ, không nên phanh gấp mà hãy tăng ma sát cho bánh (nhấp phanh nhẹ để ABS phát huy tác dụng đối với xe có hệ thống ABS - Anti-lock Brake System). Khi xe đã lấy lại được độ bám với mặt đường, người điều khiển cần phải đánh lái nhiều hơn về phía ôm cua hay nói cách khác là trả vô lăng về hướng thẳng lái của vòng cua.

Cách xử lý khi xe thừa lái

Trường hợp xảy ra hiện tượng thừa lái khi người điều khiển đột ngột phanh xe theo phản xạ khiến mũi xe chúi xuống và dồn trọng lượng chính lên giảm xóc trước và hai bánh phía trước. Hai bánh sau lúc này bị kéo theo cùng nên mất độ bám, đuôi xe văng đi theo quán tính.

Cách xử lý hiện tượng thừa lái khó hơn rất nhiều so với hiện tượng xe thiếu lái. Người lái cần chú ý giảm tốc độ trước khi phanh để phanh ABS có thể kịp thời phát huy tác dụng, triệt tiêu lực bó cứng phanh hiệu quả nhất. Hạn chế tối đa phanh gấp khi vào giữa cua để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn nguy hiểm.

Ngoài ra, kỹ năng đánh lái ngược lại hướng xe đang ôm cua với lượng vừa đủ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu người điều khiển đánh lái ngược lại quá ít thì xe vẫn xảy ra hiện tượng văng đuôi. Nếu đánh lái ngược lại quá nhiều, người điều khiển sẽ không thể kiểm soát được hiện tượng thừa lái, ngược lại còn gây ra tình trạng xe văng đuôi hoặc xoay theo hướng ngược lại.

Để kiểm soát được tình trạng thừa lái và thiếu lái, người điều khiển xe nên cẩn thận xử lý từng bước theo các cách đối với từng trường hợp cụ thể. Chú ý luôn làm chủ tốc độ xe để không xảy ra các tình huống tai nạn đáng tiếc.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Những điều cần chú ý khi lái xe trong gió mạnh

Lái xe trong điều kiện gió mạnh có thể tạo ra lực cản đáng kể, làm giảm khả năng điều khiển phương tiện và ảnh hưởng đến sự ổn định của xe.

Đỗ ô tô trong giông bão, những lưu ý để tránh phải mất tiền sửa xe

Mưa giông bất chợt những ngày hè khiến nhiều người lái xe hoàn toàn bất ngờ, nhưng việc dừng đỗ xe không quan sát có thể gây nguy hiểm hơn.

Màn hình cảm ứng ô tô lợi bất cập hại

Màn hình cảm ứng là một trang bị tiện ích trên xe ô tô, tuy nhiên việc lạm dụng chúng có thể dẫn tới gia tăng tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông.

Tai nạn là chuyện không của riêng ai, mẹo giúp chị em phụ nữ tránh nhầm chân ga và chân phanh

Sẽ không thừa nếu các chị em phụ nữ tự trang bị những kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống. Cùng CafeAuto học nhanh những mẹo sau để tránh nhầm chân ga vs chân phanh.

Tại sao đèn cảnh báo kiểm soát lực kéo TCS bật sáng?

Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control - TCS) trên xe có nhiệm vụ giúp xe duy trì độ bám đường trong điều kiện trơn trượt như mưa, tuyết hoặc băng. Nếu bánh xe mất độ bám đường, TCS sẽ hoạt động để giữ cho xe của bạn ổn định và đi đúng hướng.

Có thể bạn quan tâm

  • Lái xe số sàn đúng cách: 5 điều cần tránh để giữ xe bền lâu
    Lái xe số sàn đúng cách: 5 điều cần tránh để giữ xe bền lâu
    Việc lái xe số sàn mang lại cảm giác kiểm soát chủ động và sự hứng khởi sau tay lái. Tuy nhiên, ngay cả những tài xế giàu kinh nghiệm cũng có thể vô tình duy trì một số thói quen không tốt, ảnh hưởng đến độ bền và hiệu suất vận hành của xe.
  • Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Nhiều người nhầm lẫn giữa thắng tay (Parking Brake/Handbrake) và vị trí P (Park) trên cần số tự động do cả hai đều liên quan đến việc giữ xe đứng yên và đều có ký hiệu chữ "P". Tuy nhiên, về nguyên lý cơ khí, hai hệ thống này hoạt động hoàn toàn khác nhau và đảm nhiệm những vai trò riêng biệt.
  • Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồm
    Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồm
    Để hệ thống điều hòa ô tô hoạt động hiệu quả trong thời tiết nồm ẩm, người lái nên duy trì chế độ lấy gió trong, điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp và tránh hạ cửa kính, nhằm hạn chế hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào khoang nội thất.
  • Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Khi di chuyển trên đường, việc gặp phải các sự cố như nổ lốp, mất phanh, ngập nước, ắc quy cạn điện, chân côn mất lực hay ca-pô bốc khói có thể xảy ra bất ngờ, đòi hỏi người lái phải xử lý nhanh chóng và chính xác. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong những tình huống khẩn cấp này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quan trọng, giúp các bác tài ứng phó hiệu quả và tự tin hơn khi cầm lái.
  • Bí mật về túi khí ô tô: hiểu đúng để bảo vệ tốt hơn
    Bí mật về túi khí ô tô: hiểu đúng để bảo vệ tốt hơn
    Để hệ thống túi khí phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe, cần nắm rõ một số nguyên tắc quan trọng về cách thức hoạt động và những lưu ý khi sử dụng.