Vì sao chân ga ô tô phần lớn đặt dưới sàn xe?

Thứ Năm, 01/08/2024 - 17:24

Có hai kiểu bố trí bàn đạp chân ga trong ô tô, nhưng các kỹ sư cho rằng kiểu đặt chân ga dưới sàn xe có ý nghĩa hơn về mặt công thái học, do dùng cơ bắp chân nhiều hơn.

Bàn đạp ga là linh kiện rất quan trọng, là bộ phận kết nối giao tiếp chính giữa người và xe, không chỉ quyết định khả năng phản hồi mà còn quyết định sự thoải mái ở nhiều mức độ khác nhau.

Theo thời gian phát triển công nghệ, hiện phổ biến 2 kiểu bố trí chân ga. Một là kiểu bản lề trên, bàn đạp treo từ trên xuống. Hai là kiểu bản lề dưới, tức là đặt sát với sàn xe.

Theo các kỹ sư ở Hiệp hội Đường cao tốc và giao thông Hoa Kỳ (AASHTO), kiểu bàn đạp bản lề trên được neo từ phía trên và nhiều người cho rằng chúng thẳng hàng tự nhiên hơn với bàn chân của người lái.

Thiết kế bàn đạp ga kiểu bản lề trên, chân ga được treo phía trên và không kết nối với sàn xe. Ảnh: AutoCar.

Khi lái xe, việc đặt tự nhiên của bàn chân thẳng hàng với chuyển động cần thiết để đạp ga sẽ tốt hơn.

Hơn nữa, bàn đạp ga có bản lề trên khuyến khích người lái đặt gót chân xuống sàn, do đó thúc đẩy tư thế lái xe ổn định và nhất quán hơn.

Tuy nhiên, vấn đề là không phải lúc nào tài xế cũng giữ gót chân trên sàn đúng cách cũng như để lâu như vậy gây tình trạng căng cơ bàn chân và mỏi mắt cá chân.

Ngoài ra, chân ga bản lề trên khiến người lái phải dựng gót chân nhiều hơn bình thường.

Về thiết kế, kiểu bàn đạp này cũng nhỏ hơn về mặt vật lý và đôi khi chân có thể bị trượt, chẳng hạn như khi lái xe vừa đi biển về hay đang đi dép lê.

Đối với đạp ga bản lề dưới (bàn đạp ga gắn sàn), vì điểm trục ở chân đế 100% thời gian, người lái sẽ thấy mình đạp chân xuống xuống nhiều hơn là đạp thẳng về phía trước.

Theo các nghiên cứu, đó là một chuyển động thoải mái hơn, hiệu suất đạp xuống và mức độ cảm nhận của người lái cho độ chính xác cao hơn.

Về mặt thiết kế, cách bố trí bàn đạp dưới sàn giúp người lái xe định vị chính xác nơi đặt chân tự nhiên, giảm khả năng bị đạp nhầm chân phanh với chân ga.

Thiết kế bàn đạp ga kiểu bản lề dưới, chân ga được đặt dưới sàn xe. Ảnh: AutoCar.

Vì thế, đây là kiểu thiết kế chân ga trên những chiếc xe thể thao, thậm chí là xe Công thức 1 và rất nhiều xe cao cấp như BMW và Mercedes-Benz.

Theo các kỹ sư, hãng Mazda đã tự mình nghiên cứu về chủ đề này cách đây khá lâu.

Theo nghiên cứu, có hai nhóm cơ chính ở cẳng chân với các cơ dọc theo ống chân chịu trách nhiệm nâng bàn chân lên về phía cơ thể; các cơ ở bắp chân hoạt động khi bạn duỗi ngón chân ra.

Những cơ lớn hơn này (cơ bắp chân, tạo ra nhiều sức mạnh hơn cơ bàn chân) được sử dụng khi bạn nhấn chân ga và nếu chân ga có đủ lực phản kháng để cân bằng trọng lượng của chân, thì hoàn toàn có thể vận hành chân ga chỉ bằng những cơ này.

Tóm lại, chân ga đặt trên sàn xe được cho là ưu việt hơn về mặt công thái học, do dùng cơ bắp chân nhiều hơn, trong khi chân ga dạng treo dùng cơ bàn chân nhiều hơn, gây mỏi.

Tuy nhiên, kiểu bàn đạp ga đặt dưới sàn cũng có nhược điểm, đó là có thể bị vướng bởi tấm lót sàn, gây ra sự mất kiểm soát nếu tấm lót sàn không cố định.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Làm sao để dừng một chiếc xe bị mất phanh?

Sự cố hỏng phanh hoặc mất phanh khi đang di chuyển, kết hợp với sự thiếu bình tĩnh của tài xế, sẽ làm tăng nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng.

Hãy bỏ ngay những thói quen này khi lái xe số tự động

Mặc dù xe số tự động mang lại sự dễ dàng và tiện lợi khi lái xe, nhưng những thói quen vô thức hoặc không đúng cách có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho xe, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.

Những điều cần biết khi sử dụng cửa sổ trời ô tô

Cửa sổ trời là một tính năng nâng cao sự tiện nghi cho ô tô, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra hư hỏng và tiềm ẩn nguy cơ cho hành khách trong xe.

Đang lái xe đột nhiên gặp động vật, xử lý như thế nào?

Có rất nhiều vụ tai nạn liên quan việc động vật đột nhiên lao ra đường, chạy trước mũi xe, vậy trong tình huống này, tài xế phải xử lý thế nào?

Phụ nữ nên thi bằng B1 hay B2?

Phụ nữ cầm lái ô tô ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Vậy các chị em nên học bằng lái xe ô tô loại gì thì phù hợp và đâu là những bí quyết giúp chắc tay lái trên các cung đường?

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Theo tổ chức IIHS của Mỹ, nhiều tài xế cho rằng các cảnh báo bằng âm thanh liên quan đến các công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS dễ gây ra nhiều sự khó chịu hơn hữu ích.
  • Những điều cần chú ý khi lái xe trong gió mạnh
    Những điều cần chú ý khi lái xe trong gió mạnh
    Lái xe trong điều kiện gió mạnh có thể tạo ra lực cản đáng kể, làm giảm khả năng điều khiển phương tiện và ảnh hưởng đến sự ổn định của xe.
  • Lý do bạn không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
    Lý do bạn không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển
    Nhiều tài xế xe số tự động có thói quen chuyển số từ D (Drive) về N (Neutral) để tận dụng quán tính trước khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của hộp số.
  • Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
    Việc nháy đèn pha có ý nghĩa khác nhau giữa các quốc gia. Ở các nước phát triển, nháy đèn pha thường được hiểu là dấu hiệu nhường đường cho xe phía trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tín hiệu này lại mang hàm ý khác, thường là để báo hiệu cho các phương tiện khác biết rằng người lái xe có ý định vượt lên hoặc yêu cầu được ưu tiên trên đường.
  • Kinh nghiệm cần biết khi lái xe chở trẻ nhỏ
    Kinh nghiệm cần biết khi lái xe chở trẻ nhỏ
    Khi lái xe chở trẻ em, việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn giao thông không chỉ là điều bắt buộc mà còn là cách bảo vệ tốt nhất cho sự an toàn của trẻ nhỏ trong suốt hành trình.