Điểm khác biệt giữa sạc thường AC và sạc nhanh DC trên xe ô tô điện?

Thứ Tư, 13/09/2023 - 17:17

Hầu hết ô tô điện trên thị trường hiện nay sạc pin bằng hai phương thức - sạc bằng nguồn điện xoay chiều (AC) và nguồn điện một chiều (DC). Tại sao lại như vậy? Hãy cùng CafeAuto tìm hiểu từng loại.

Dù là AC hay DC, chỉ có thể thực sự sạc pin bằng dòng điện một chiều. Điểm khác biệt nằm ở sự chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều (AC) sang một chiều (DC) - ở trạm sạc trước khi dòng điện truyền vào xe, hoặc ở hệ thống sạc của xe khi điện đã vào.

Dòng điện xoay chiều chủ yếu được sử dụng tại các hộ gia đình, do tính hiệu quả và khả năng dễ dàng chuyển đổi thành các mức điện áp khác nhau, có thể truyền tải ở khoảng cách xa mà ít hao hụt. Do khoảng cách từ các trạm điện tới hộ gia đình rất xa, nên việc lựa chọn dòng điện xoay chiều là hợp lý.

hệ thống sạc thường AC, điện được truyền tới bộ điều khiển sạc của xe để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều (từ AC sang DC) rồi sạc pin cho ô tô điện. Hệ thống sạc sẽ điều chỉnh điện áp phù hợp với xe.

Trong khi đó, ở hệ thống sạc nhanh DC, có sự kết nối trực tiếp giữa trạm sạc với cụm pin điện áp cao. Thay vì phải chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều sang một chiều ngay trên xe, các trạm sạc nhanh DC cung cấp luôn dòng điện một chiều thẳng tới cụm pin của xe, bỏ qua bộ điều khiển sạc.

Việc truyền điện trực tiếp giúp tăng tốc độ sạc pin so với sạc thường AC. Do đó, sạc nhanh DC thường được dùng cho những hành trình dài, hoặc khi xe cần sạc nhanh. Tuy nhiên, hệ thống sạc nhanh cần có cơ sở hạ tầng chuyên biệt đắt đỏ hơn, phức tạp hơn và cũng tốn diện tích hơn.

 

Vì quá trình chuyển đổi dòng điện diễn ra bên trong trạm sạc rộng lớn, chứ không phải trong xe, nên có thể sử dụng các bộ biến áp lớn hơn để chuyển đổi dòng điện xoay chiều cực nhanh. Kết quả là một số trạm sạc nhanh DC có thể đạt công suất 350kW và sạc đầy pin ô tô điện chỉ trong 15 phút. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tốc độ sạc, như phần trăm pin (mức sạc), tình trạng pin, và thời tiết.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Ô tô đâm 17 xe máy: Nạn nhân được bồi thường bảo hiểm tối đa 150 triệu đồng

Bảo hiểm bắt buộc mà chủ xe ô tô gây tai nạn đã mua sẽ vào cuộc và bồi thường vụ tai nạn làm bị thương 18 người, hư hỏng 17 xe máy như thế nào?

Dưới 18 tuổi phải làm gì để được đứng tên chủ sở hữu phương tiện giao thông

Thời điểm hiện tại có thể xem là thời gian vàng để sở hữu xe máy hay xe ô tô, tuy nhiên người dưới 18 tuổi liệu có thể đứng tên loại tài sản này không?

Lái xe không uống rượu kiện Bảo hiểm BSH ra toà vì bị từ chối bồi thường

Bệnh viện xác định lái xe tự gây tai nạn có nồng độ cồn ở ngưỡng cho phép của người không uống rượu bia nhưng bảo hiểm vẫn từ chối bồi thường.

Sự khác biệt giữa xăng RON 95-III, RON 95-IV và RON 95-V như thế nào?

Chắc hẳn ai hằng ngày cũng đi đổ xăng nhưng không biết mọi người có quan tâm đến tiêu chuẩn loại xăng mình có đang đổ hay không. Vậy sự khác biệt giữa xăng RON 95-III, RON 95-IV và RON 95-V như thế nào, hãy cùng CafeAuto tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bảo hiểm BSH thua kiện vì từ chối bồi thường lái xe có nồng độ cồn tự nhiên

Bảo hiểm BSH vừa bị TAND quận Hoàn Kiếm xử thua kiện trong vụ tranh chấp bảo hiểm liên quan đến yếu tố nồng độ cồn sinh học của lái xe.

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao bạn nên cân nhắc mua một chiếc SUV hạng D?
    Tại sao bạn nên cân nhắc mua một chiếc SUV hạng D?
    Mặc dù không phải là phân khúc được quan tâm nhiều nhất hiện nay nhưng các mẫu SUV hạng D vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Đối với những gia đình đông thành viên thì việc lựa chọn một chiếc xe luôn phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Không gian rộng rãi, giá cả phải chăng, nhiều trang bị tiện nghi và vận hành đủ tốt để phù hợp với những chuyến du lịch trải nghiệm.
  • Có nên lái xe khi bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp?
    Có nên lái xe khi bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp?
    Khi tài xế sử dụng giấy phép lái xe tích hợp và vi phạm luật giao thông, nếu bị tạm giữ giấy phép lái xe mô-tô, tức là không còn có giấy phép lái xe ô tô để sử dụng khi tham gia giao thông.