Đẩy nhanh tốc độ điện hoá, Jaguar Land Rover mượn nền tảng xe Trung Quốc của Chery để phát triển

Chủ nhật, 23/06/2024 - 11:05 - hoangvv

Jaguar Land Rover (JLR) đang theo chân các nhà sản xuất xe hơi phương Tây khác và mượn nền tảng cho các loại xe thế hệ tiếp theo của họ từ nhà sản xuất Trung Quốc Chery.

Hiện tại Land Rover vẫn đang hé lộ về chiếc SUV Range Rover chạy hoàn toàn bằng điện mới đang thử nghiệm trong điều kiện khắc nghiệt. Công ty tuyên bố đây sẽ là mẫu xe Range Rover chạy êm nhất từng được sản xuất, nhờ những ưu điểm rõ ràng của hệ động lực điện. Hiện chưa rõ Range Rover Electric dựa trên nền tảng điện do hãng tự phát triển hay vay mượn của nhà sản xuất khác. Tuy nhiên nhiều mẫu xe điện trong tương lai của JLR (Jaguar Land Rover) sẽ dựa trên nền tảng có nguồn gốc từ nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Chery.

Trên thực tế, JLR và Chery vốn đã có mối quan hệ đối tác lâu dài và hiệu quả, chủ yếu là ở thị trường Trung Quốc. Cả hai thương hiệu đã bắt đầu hợp tác vào năm 2012 và đã cùng nhau sản xuất xe. Hai công ty thậm chí còn chia sẻ một nhà máy sản xuất ô tô tại Trung Quốc đã hoạt động từ năm 2014. Trong một động thái lớn của Tata Motors - công ty mẹ JLR và Chery Group - sở hữu thương hiệu xe điện Exeed, mối quan hệ này đã được mở rộng hơn nữa.

Trong đó JLR sẽ sử dụng hai nền tảng chassis do Exeed phát triển cho các loại xe tương lai của họ. Theo xác nhận của Yin Tongyao, chủ tịch Chery Group, JLR sẽ vay mượn nền tảng mới của họ. JLR sẽ cung cấp nền tảng M3X và E0X của Exeed. Theo thỏa thuận, JLR sẽ có thể tự do sử dụng cả hai nền tảng trên các loại xe thế hệ tiếp theo của họ có thể được ra mắt dưới các thương hiệu Range Rover, Discovery và Defender. M3X còn được gọi là T2X tại Trung Quốc, hỗ trợ cả hệ động lực với động cơ đốt trong (ICE) truyền thống và thậm chí cả hệ thống PHEV (Xe điện hybrid cắm sạc).

Nền tảng này, được là 'Super Hybrid' trong một số xe Chery như Exeed RX PHEV, Chery Fulwin T9 và các xe khác, có khả năng đạt được 9 chế độ vận hành, phạm vi hoạt động trên 1000km và hiệu suất nhiệt là 44,5%. Những điều này có được nhờ vào động cơ ICE và hai động cơ điện, được ghép nối với hộp số đầu tiên trên thế giới sử dụng hai mô-tơ điện.

Nền tảng mô-đun khác mà JLR đang lấy từ Exeed thuộc sở hữu của Chery Group là E0X, được đồng phát triển với Huawei. Nền tảng này phù hợp với cả xe điện và xe lai EREV (Xe điện có phạm vi hoạt động mở rộng nhờ động cơ đốt trong) và kết hợp kiến ​​trúc 800V. Với mức tiêu thụ 12kWh/100km, hệ thống treo khí nén, khả năng lái xe tự động tiên tiến và các thuộc tính khác, nền tảng này phù hợp với các loại xe cao cấp EREV.

Hiện tại, nền tảng E0X đang được sử dụng trên các xe của Chery Group như Exlantix ES, Exlantix ET, Luxeed S7 và Luxeed R7. Những nền tảng này có thể lấp đầy những chỗ trống mà JLR hiện đang thiếu, đó là xe năng lượng mới. Việc JLR chuyển sang sử dụng nền tảng Trung Quốc khiến hãng trở thành thương hiệu châu Âu mới nhất làm điều này. 

Gã khổng lồ ô tô Volkswagen cũng đã công bố vay mượn nền tảng của XPeng. Audi đang sử dụng nền tảng của SAIC. Các thương hiệu như Lotus, Smart và Volvo đang sử dụng nền tảng của Geely và Renault cũng đang sử dụng công nghệ Trung Quốc cho mẫu xe Twingo sắp ra mắt của mình.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

VinFast VF 3 bán bộ sạc tại nhà giá 6 triệu đồng

Theo thông tin từ đại lý, bộ phụ kiện sạc cầm tay xe VinFast VF 3 có giá 6 triệu đồng, người dùng có thể đặt mua bộ sạc này từ ngày 20/8 tới đây.

Thương hiệu ô tô Trung Quốc Haima chuẩn bị phân phối MPV chạy điện đầu tiên tại Việt Nam

Thương hiệu ô tô Trung Quốc Haima sẽ cho ra mắt ba mẫu xe tại Việt Nam trong năm nay, trong đó có chiếc MPV chạy điện đầu tiên là Haima 7X-E.

Hai hãng xe Nhật hợp tác Foxconn: Tương lai nào cho xe điện?

Foxconn dự kiến sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác với hai hãng xe Nhật Bản trong vòng hai tháng tới để tham gia vào quá trình sản xuất ô tô điện. Tuy nhiên, danh tính của hai đối tác này vẫn chưa được tiết lộ.

Thái Lan dồn lực phát triển thành trung tâm sản xuất ô tô điện lớn nhất khu vực ASEAN

Dù chưa có được một nhà sản xuất nội địa đủ lớn, mang tầm cỡ thế giới như VinFast của Việt Nam, Thái Lan hiện vẫn đang dẫn đầu Đông Nam Á về sản lượng ô tô điện hàng năm nhờ những chính sách hỗ trợ sát sườn, thiết thực từ Chính phủ. Khoảng cách này có thể sẽ càng kéo dài thêm khi quốc gia này đang theo đuổi một lộ trình phát triển xe điện đầy tham vọng.

Aion Hyptec HT - xe điện cửa cánh chim trình làng thị trường Đông Nam Á

Mẫu xe điện này được trang bị một môtơ mạnh mẽ với công suất 340 mã lực, mang lại khả năng vận hành ấn tượng, giá khởi điểm từ 44.000 USD. Đi kèm là gói pin dung lượng 83 kWh, giúp xe đạt phạm vi hoạt động lên đến 620 km chỉ với một lần sạc – một con số đáng kể trong phân khúc xe điện hiện nay.

Có thể bạn quan tâm