Cảm biến áp suất đường ống nạp - MAP Sensor: 9 thông số quan trọng

Thứ Năm, 14/12/2023 - 16:10

MAP sensor - Cảm biến áp suất đường ống nạp, một cảm biến tín hiệu quan trọng trong việc vận hành của động cơ. Hôm nay, Trung Tấm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô

MAP sensor – Cảm biến áp suất đường ống nạp, một cảm biến tín hiệu quan trọng trong việc vận hành của động cơ.

  • Chức năng nhiệm vụ cảm biến áp suất đường ống nạp – MAP Sensor
  • Cách kiểm tra cảm biến áp suất đường ống nạp – MAP Sensor
  • Các triệu chứng và lỗi hư hỏng trên cảm biến áp suất đường ống nạp

Chức năng nhiệm vụ cảm biến áp suất đường ống nạp – MAP Sensor

Cảm biến áp suất có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu áp suất chân không dưới dạng điện áp hoặc tần số về bộ xử lý trung tâm để tính toán lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ. Khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga, áp suất chân không giảm. Ngược lại, khi tăng tốc hoặc tải nặng, áp suất chân không tăng lên.

Khi xe không có cảm biến MAP, động cơ sẽ nổ không êm, công suất động cơ kém, tốn nhiên liệu và xe thải ra nhiều khói.

Nguyên lý hoạt động

Cảm biến áp suất đường ống nạp cảm nhận áp suất đường ống nạp bằng một IC lắp trong cảm biến và phát ra tín hiệu PIM. ECU động cơ quyết định khoản thời gian phun nhiên liệu cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản dựa vào tín hiệu PIM này.

Một chip silicon gắn liền với buồng chân không được duy trì độ chân không chuẩn, tất cả được đặt trong bộ cảm biến. Một phía của chip tiếp xúc với áp suất đường ống nạp, phía khia tiếp xúc với độ chân không trong buồng chân không.

Áp suất đường ống nạp thay đổi làm hình dạng của chip silicon thay đổi và giá trị điện trở của nó cũng dao động theo mức độ biến dạng.

Sự dao động của giá trị điện trở này được chuyển hóa thành một tín hiệu điện áp nhờ IC lắp bên trong cảm biến và sau đó được gửi đến ECU động cơ ở cực PIM dùng làm tín hiệu áp suất đường ống nạp. Cực VC của ECU động cơ cấp nguồn không đổi 5V đến IC.

Cấu tạo

Cảm biến áp suất đường ống nạp được cấu tạo từ một buồng chân không có gắn một con chip silicon, lưới lọc, đường ống dẫn và giắc cắm.

Các thông số kỹ thuật

  • Nguồn cấp không đổi cho cảm biến là 5V
  • Áp suất trong buồng chân không gần như là tuyệt đối và nó không bị ảnh hưởng bởi sự dao động của khí quyển, khi độ cao thay đổi.

Sơ đồ mạch điện

Cảm biến áp suất đường ống nạp có 3 chân, 1 chân nhận nguồn 5V – VC, 1 chân mass E2 và 1 chân tín hiệu PIM.

Cách kiểm tra cảm biến áp suất đường ống nạp – MAP Sensor

Kiểm tra điện áp nguồn

(1) Ngắt giắc nối của cảm biến.

(2) Bật khóa điện ON.

(3) Dùng một vôn kế, hãy đo điện áp giữa các cực VC và E2 của giắc nối phía dây điện.

  • Điện áp tiêu chuẩn: 4.5 – 5.5V.
  • Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy kiểm tra dây điện hoặc ECM.

(4) Tắt khóa điện.

(5) Nối giắc nối của cảm biến áp suất.

Kiểm tra cấp nguồn

(1) Bật khóa điện ON.

(2) Ngắt ống chân không ra khỏi bộ cảm biến áp suất.

(3) Nối vôn kế với các cực PIM của các giắc nối của ECM và đo điện áp ra dưới áp suất khí quyển.

(4) Cấp chân không vào cảm biến áp suất mỗi lần thêm 100 mmHg cho đến khi áp suất lên đến 300 mmHg.

(5) Đo sự sụt áp từ bước 3 cho mỗi lần đo.

(6) Dùng đồng hồ đo áp suất, cấp áp suất mỗi lần tăng lên 0,2 kgf/cm2 vào cảm biến áp suất cho đến khi áp suất lên đến 1,0 kgf/cm2.

(7) Đo sự tăng áp từ bước 6 cho mỗi lần đo.

Vị trí lắp đặt

Cảm biến áp suất đường ống nạp thường được gắn tại đường khí nạp ở cổ hút.

Cảm biến áp suất đường ống nạp trên xe Honda Accord 1991

Các triệu chứng và lỗi hư hỏng trên cảm biến áp suất đường ống nạp

Khi cảm biến này bị hư hỏng, xe sẽ có các dấu hiệu như: Sáng đèn CHECK ENGINE và báo lỗi MAP sensor, động cơ nổ không êm, công suất động cơ kém, tốn nhiên liệu, xe nhiều khói.

Các hư hỏng thực tế

  • Ống chân không nối với cảm biến MAP bị tuột/tắc (MAP sensor vacuum hose disconnected or plugged).
  • Hỏng cảm biến MAP.
  • Hỏng cảm biến góc bướm ga TPS.
  • Tiếp xúc, đầu nối với cảm biến MAP hỏng.
  • Tiếp xúc, đầu nối với cảm biến góc bướm ga TPS hỏng.
  • Hỏng dây tín hiệu.
  • Chập mạch tín hiệu của cảm biến MAP (Short to reference voltage on signal circuit of MAP sensor).
  • Mất nối đất cho cảm biến MAP hoặc TPS (Loss of ground to MAP sensor or TPS).
  • Bị hở mạch tín hiệu cảm biến MAP (Open on signal circuit of MAP sensor).
  • Hỏng PCM.
Chia sẻ

Tin cũ hơn

7 lý do hàng đầu khiến đèn Check Engine trên xe của bạn bật sáng

Hầu hết chúng ta thường cho rằng khi đèn Check Engine (CEL - Đèn kiểm tra động cơ) bật sáng sẽ cảnh báo một dấu hiệu của một vấn đề cơ khí lớn nào đó, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Trên thực tế, theo nhiều chuyên gia, đèn Check Engine có thể

Vì sao phanh xe điện cứng, chậm hơn xe xăng?

Một trong những lý do chính là thay vì hãm động cơ để giảm tốc độ như trên xe xăng, xe điện có hệ thống phanh khác với xe động cơ đốt trong.

Động cơ xe ô tô là gì? Cấu tạo và phân biệt các loại động cơ ô tô phổ biến hiện nay

Động cơ xe chính là trái tim của một chiếc ô tô, bộ phận này quyết định trực tiếp đến khả năng vận hành, sức mạnh của một chiếc ô tô

Lịch sử hình thành các đời xe Mazda BT-50 trên Thế Giới và Việt Nam

Mazda BT-50 là mẫu xe bán tải cỡ nhỏ/ cỡ trung được nhà sản xuất Mazda Nhật Bản ra mắt lần đầu tiên vào năm 2006 và nhanh chóng gia nhập vào sân chơi bán tải trên thị trường quốc tế. Đến năm 2011, Mazda BT-50 mới chính thức trình làng tại Việt Nam..

Các đời xe Mercedes-Benz E-Class: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Mercedes-Benz E-Class là dòng xe hãng sang đến từ thị trường Đức, nhanh chóng trở thành sự lựa chọn của đông đảo những người yêu xe toàn cầu, nhờ sở hữu diện mạo sắc sảo, toát lên được sự trẻ trung nhưng không kém phần sang trọng, lịch lãm vốn có. Trải qua hơn 30 năm phát triển, E-Class không ngừng nâng cấp và cải tiến, nhằm bắt kịp xu hướng thời đại, cũng như giữ vững vị thế của mình trong phân khúc hạng E.

Có thể bạn quan tâm