Các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự động

Thứ Sáu, 28/02/2025 - 02:16 - tienkm

Tìm hiểu thông tin chi tiết về các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự động qua bài viết sau đây của trung tâm VATC. 1. Dầu động cơ 2. Lọc dầu...

1. Dầu động cơ (nhớt động cơ)

  • Với nhớt khoáng ta nên thay sau mỗi 3.000 km để đảm bảo chất lượng do nhớt khoáng nhanh biến chất, ta nên thay sớm để an toàn cho động cơ.
  • Với nhớt bán tổng hợp ta thay sau mỗi 5.000 km. Nhớt bán tổng hợp có chất lượng cao hơn nhớt khoáng nên thời gian biến chất lâu hơn, ta có thể dùng 5.000 km mà vẫn an toàn cho động cơ.
  • Với nhớt tổng hợp toàn phần, ta thay sau mỗi 8.000 – 10.000 km. Đây là loại nhớt có chất lượng cao nhất nên ta có thể sử dụng trong thời gian dài mà không biến chất và đảm bảo chức năng bôi trơn, bảo vệ động cơ.

2. Lọc dầu động cơ (lọc nhớt động cơ)

Ta thay lọc sau mỗi 2 lần thay dầu. Riêng với động cơ sử dụng nhớt tổng hợp toàn phần thì mỗi lần thay dầu, ta thay cả lọc dầu do thời gian sử dụng nhớt dài cặn bẩn tích tụ trong lọc đã nhiều. Nên thay thế để tránh trường hợp tắt lọc gây hư hại nặng cho các chi tiết trong động cơ.

3. Nhớt hộp số tự động

Ta nên thay sau từ 60.000 – 150.000 km tùy vào loại nhớt và loại hộp số mà ta thay theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

4. Lọc nhớt hộp số tự động

Ta thay cùng với nhớt hộp số 1 lần thay nhớt 1 lần thay lọc.

5. Lọc gió động cơ

Tuỳ vào điều kiện hoạt động chất lượng không khí ta nên thay trong khoảng từ 25.000 – 35.000 km.

6. Lọc gió điều hòa

Ta nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hòa trong mỗi lần bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng không khí trong xe và tránh trường hợp có mùi trong xe. Khi thấy lọc qua bẩn hoặc đóng quá nhiều bụi bẩn ta nên thay ngay để đảm bảo chất lượng không khí trong xe.

7. Lọc xăng, dầu phanh, dầu trợ lực, nước làm mát

Sau 50.000 km ta nên tiến hành thay thế lọc xăng, dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước làm mát.

Sau khi vận hành xe 50.000 km, các lọc xăng có thể bị tắt do chất lượng xăng ở Việt Nam không cao. Nên thay sớm hơn để đảm bảo công suất động cơ, các dầu phanh, dầu trợ lực và nước làm mát. Sau thời gian dài hoạt động, các dung dịch đều đã biến chất, vì thế nên thay mới để đảm bảo cho độ bền của các chi tiết trong hệ thống.

Lưu ý, nên thay đúng loại chất lỏng, tránh trường hợp thay sai loại gây hư hỏng các chi tiết. Đặc biệt, nước mát phải sử dụng nước làm mát động cơ, tuyệt đối không châm nước thường hay nước lọc vào động cơ sẽ gây ăn mòn các chi tiết bên trong động cơ, dẫn đến chi phí sửa chữa rất cao. Các chất lỏng này nên thay sau mỗi 50.000 km.

8. Các chi tiết gầm rô-tuyn, cao su

Do điều kiện vận hành tại Việt Nam còn tương đối xấu, nhiều ổ gà, ổ voi,… Bởi thế, nên kiểm tra các chi tiết ở mỗi lần bảo dưỡng để phát hiện kịp thời và sửa chữa các hư hỏng của các chi tiết trên. Tránh tường hợp hư hỏng mà không xử lý kịp thời, gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe.

9. Má phanh

Tùy vào điều kiện vận hành, ta nên kiểm tra trong mỗi lần bảo dưỡng để phát hiện kịp thời. Tránh trường hợp hết bố gây hư hỏng nặng cho các chi tiết của xe.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe MG HS

MG (Morris Garages) là một thương hiệu có lịch sử lâu đời, được thành lập tại Vương quốc Anh vào năm 1924. Trước đây, MG đã từng có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2012, khi được phân phối bởi CT Brothers Automobile.

Cách kiểm tra nước làm mát ô tô giúp động cơ vận hành bền bỉ hơn

Ngày nay, nước làm mát động cơ (màu xanh lá hoặc đỏ) là dung dịch quen thuộc với người sử dụng ô tô, giúp chống đông khi trời lạnh và tăng nhiệt độ sôi khi động cơ hoạt động. Tuy nhiên, cách sử dụng đúng và những lưu ý quan trọng là điều cần biết. Hãy cùng tìm hiểu.

Lịch sử hình thành và các đời xe Subaru Forester

Subaru Forester, một mẫu SUV cỡ nhỏ danh tiếng từ thương hiệu ô tô Nhật Bản, đã được giới thiệu lần đầu vào năm 1997, và phát triển dựa trên nền tảng của Subaru Impreza. Với hơn hai thập kỷ trên thị trường, Forester đã trở thành biểu tượng cho sự bền bỉ, an toàn và hiệu suất vượt trội của Subaru.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc hoạt động ra sao?

Trong trường hợp phải dừng giữa dốc, nếu không có hệ thống này, ô tô có thể bị tụt dốc khi tài xế chuyển từ chân phanh sang chân ga.

Hệ thống kiểm soát khí xả ô tô: Cấu tạo & Nguyên lý vận hành

Hệ thống kiểm soát khí xả ô tô là hệ thống vô cùng quan trọng mà các hãng ô tô bắt buộc phải lưu tâm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô tìm hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của nó

Có thể bạn quan tâm