2 cách khắc phục hiệu quả tiếng ồn trong khoang lái

Thứ Năm, 07/03/2024 - 16:03 - loanpd

Trên thị trường hiện có khá nhiều phương pháp cách âm được . Tuy nhiên đa số trong đó chỉ là chiêu trò marketing thay vì mang lại giá trị thật cho người sử dụng. Những chia sẻ về những điều cần biết về chống ồn ô tô và 2 phương pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bác.

1. Những điều cần biết về chống ồn cho ô tô để không mất tiền oan

1.1. Tác dụng của miếng dán vào tấm tôn trên cửa và sàn xe

Tác dụng của miếng dán vào tấm tôn trên cửa và sàn xe là giúp giảm rung động của tôn thân xe. Việc dán thêm này tạo thành những khu vực rung động với tần số khác nhau và sẽ triệt tiêu rung động của nhau. Trước khi dán, người ta sẽ tính toán kỹ về diện tích và trọng lượng của tấm dán, nhằm tạo ra những khu vực rung động với tần số ngược pha nhau, từ đó mang lại hiệu quả triệt tiêu rung động.

Tác dụng của miếng dán vào tấm tôn trên cửa và sàn xe là giúp giảm rung động của tôn thân xe.

Vậy có nên dán toàn bộ xe hay không? câu trả lời là không, bởi nếu dán toàn bộ xe thì như vừa phân tích ở trên, hiệ quả chống rung sẽ không được tối ưu, ngược lại còn có thể làm thay đổi cách mà tấm tôn rung động, từ đó giản hiệu quả chống ồn.

Ngoài ra, nếu tăng trọng lượng tông thì sẽ khiến cho tấm tôn dao động ở tần số thấp hơn. Lúc này, người ngồi trong xe sẽ cảm nhận rõ hơn về tiếng ù, khó chịu hơn so với khi chưa làm cách âm.

1.2. Tôn xe dày có cách âm tốt hơn hay không?

Có thể có, hoặc có thể không, tùy loại âm thanh.

Có là vì theo nguyên tắc thì vật liệu có khối lượng lớn hơn sẽ ngăn âm thanh tốt hơn. Tuy nhiên, không là vì dù dày thì tôn cũng không giúp giảm âm thanh tạo ra do chính rung động của thân xe (từ bánh xe truyền lên và từ động cơ truyền qua). Do vậy sẽ không giúp người ngồi trong xe cảm thấy dễ chịu hơn. Mặt khác, tôn càng dày thì sẽ rung động với tần số thấp hơn, như vậy càng dễ gây đau tai hơn.

Thực tế, tiếng ồn khó chịu nhất chính là những tiếng ồn được tạo ra từ chính rung động của thân xe. Do vậy mà hiệu quả chống ồn mang lại từ tấm tôn dày là không đáng kể. Chẳng hạn như trên các xe cũ từ thập niên 90 có tôn rất dày, tuy nhiên khả năng cách âm không thể so bì với các dòng xe hiện đại.

1.3. Phân biệt tiếng ù và tiếng ồn

Ù là tiếng ồn được sinh ra ở tần số thấp, dưới 150Hz. Ở cường độ cao, tiếng ù sẽ gây cảm giác cực kỳ khó chịu, làm đau tai. So với tiếng ồn, tiếng ù rất khó để cách âm hoặc tiêu âm vì nó mang năng lượng rất lớn. Do vậy, một khi xe phát sinh tiếng ù thì việc triệt tiêu là cực kỳ khó.

1.4. Có thể đánh giá khả năng cách âm của xe bằng cách gõ vào lớp tôn hay đóng thử cửa xe hay không?

Câu trả lời là không vì khi cửa đóng, tiếng kêu sẽ được tạo ra bởi:

+ Va chạm của ron cửa vào thành cửa.

+ Thân cửa rung lên tạo thành tiếng ồn. Cửa xe có trọng lượng lớn sẽ phát ra âm thanh nghe “phịch”, trầm hơn. Còn cửa có trọng lượng nhẹ thì nghe “cộp, cạnh”, vang hơn.

+ Tiếng của không khí trong xe bị nén và thoát ra khe hẹp khi đóng gần sát. Âm thanh này phụ thuộc vào không gian trong xe lớn hay nhỏ. Cũng không quá khác biệt.

Như vậy, tiếng đóng cửa khác nhau chủ yếu là do trọng lượng của cánh cửa. Việc nghe tiếng kêu của cửa khi đóng là không đủ cơ sở để đánh giá về việc xe có êm ái hay không.

Tiếng đóng cửa khác nhau chủ yếu là do trọng lượng của cánh cửa

1.5. Bọc nilon trần xe và lót simili sàn xe có làm cách âm tốt hơn hay không?

Câu trả lời là không. nilon quá mỏng và nhẹ, không thể đủ khả năng để cách âm. Trái lại, nilon sẽ làm giảm hiệu quả tiêu âm (triệt tiêu tiếng ồn trong xe) bởi nó phẳng, làm dội lại âm thanh chứ không hấp thụ như lớp nỉ trần xe.

Tương tự, việc lót sàn bằng simili cũng tạo hiệu ứng giống hệt bọc ni-lông trần xe, tức giảm hiệu quả tiêu âm và làm xe ồn hơn.

Lót sàn bằng simili cũng tạo hiệu ứng giống hệt bọc ni-lông trần xe, tức giảm hiệu quả tiêu âm và làm xe ồn hơn.

1.6. Phun gầm có giúp giảm tiếng ồn trên xe?

Câu trả lời là có vì nhà sản xuất đã phun cao su tại các vị trí như hốc bánh xe, lườn xe để giảm tiếng ồn do cát/đá bắn vào hốc lốp/lườn xe. Cát, đá va chạm với cao su cũng sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn do cao su có tính đàn hồi nên hấp thụ va chạm và tránh làm thân xe rung lên.

Tuy nhiên, không là vì trong khi vận hàng, không có nhiều cát, đá bắn vào gầm. Mặc khác, lớp cao su gầm làm tăng trọng lượng xe khiến âm thanh phát ra do gầm xe rung động sẽ thay đổi (phát ra tần số thấp hơn). Điều này có thể làm thay đổi hiệu quả tiêu âm nguyên bản do nhà sản xuất đã tính toán trước đó.

2. Hai cách chống ồn khoang lái

Để chống ồn cho khoang lái hiệu quả, chúng ta cần kết hợp cả hai yếu tố là ngăn chặn tiếng ồn phát sinh và tiêu âm.

2.1. Ngăn chặn tiếng ồn phát sinh

Cách đơn giản nhất đó chính là thay lốp chống ồn. Cách này sẽ cho hiệu quả rõ rệt và hiện được rất nhiều người áp dụng. Ngoài cách này thì còn một số cách khác mang lại hiệu quả cao, nhưng sẽ đòi hỏi sự can thiệp về mặt kỹ thuật:

+ Làm mềm cao su liên kết chassis với thân xe, như vậy nó sẽ hấp thu rung động tốt hơn. Theo đó, các bác mang xe tới gara, sẽ được thợ kiểm tra lực siết đai ốc cao su gầm, đưa chúng về giá trị nhỏ nhất mà nhà sản xuất cho phép. Một cách khác là gọt dũa lại để lực ép vào các gối cao su này khi siết đai ốc là nhỏ hơn, hoặc dùng các gối cao su chassis đã được hãng cải thiện.

+ Cải thiện cao su chân máy. Nếu cảm thấy xe bị rung, ù khi tăng tốc thì các bác hãy nghĩ ngay đến cao su chân máy. Cách cải thiện cũng giống như cách làm cho cao su chassis vừa nêu trên.

2.2. Tiêu âm

Hiện có khá nhiều phương pháp cách âm được trên thị trường. Tuy nhiên đa số trong đó chỉ là chiêu trò marketing thay vì mang lại giá trị thật cho người sử dụng. Chẳng hạn như các phương pháp dùng thảm lót sàn 6D cách âm, bọc trần ô tô, dùng gioăng cao su chống ồn, phủ gầm ô tô... Nhiều chuyên gia và cả những bác đã từng trải nghiệm cho biết, thực tế các phương pháp này không mang lại hiệu quả.

Nên thay vì chọn các phương pháp trên, các bác hãy áp dụng phương pháp tiêu âm. Cách làm cũng giống như trong các bộ loa hoặc phòng thu: nhét thêm bông tiêu âm, nỉ vào các khoang, hốc hoặc dán thẳng vào vách. Tuy nhiên nhìn chung. cách làm tiêu âm trên ôtô chỉ cải thiện được tiếng ồn ở tần số trung và cao. Nếu đã là tiếng ồn ở tần số thấp (hay còn gọi là tiếng ù) thì cực khó làm tiêu âm hiệu quả.

 

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Trước mỗi chuyến đi nhất định phải kiểm tra 4 dung dịch này trên xe

4 loại dung dịch cần kiểm tra bao gồm dầu phanh, nước làm mát, nước rửa kính và nhớt máy, các loại dung dịch này đều nằm dưới nắp ca pô.

Vị trí đặt con đội thay lốp dự phòng không bị hỏng xe

Việc đặt sai vị trí con đội có thể khiến gầm xe hư hỏng và thậm chí xe bị sập gầm trong quá trình kích.

Không nên làm những việc dưới đây khi tự rửa xe ô tô tại nhà

Thay vì mang ô tô ra tiệm rửa xe, nhiều chủ sở hữu ô tô hiện nay thường có thói quen tự rửa xe ô tô tại nhà vào dịp cuối tuần.

Khi mùa hè đến những hạng mục xe cần được bảo dưỡng

Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, bạn nên bảo dưỡng xe cẩn thận để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình cũng như tiết kiệm chi phí.

Những vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô và cách khắc phục

Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng của động cơ, nó cùng với các hệ thống khác kết hợp với nhau để đảm bảo tình trạng hoạt động của xe một cách ổn định nhất. Giữ vai trò quan trọng như vậy, hệ thống đánh lửa có hai nhiệm vụ chính là tạo dòng điện đủ mạnh (> 20.000V) để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu, nhiệm vụ quan trọng nữa đo là phải đánh lửa đúng thời điểm động cơ cần để đốt cháy hòa khí một cách triệt để, tạo công suất lớn nhất và giảm ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ tối ưu cho pin xe điện, mức sạc lý tưởng nên duy trì trong khoảng 20-80%. Ngoài ra, quá trình sạc từ 80% đến 100% không chỉ mất nhiều thời gian hơn mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của pin trong dài hạn.
  • Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Toyota Vios là một mẫu xe đại chúng tại Việt Nam, sở hữu đầy đủ các yếu tố như bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí mua xe cùng chi phí bảo dưỡng rất thấp. Vậy sau 10.000 km, Toyota Vios cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào và hết bao nhiêu tiền? chúng ta cùng tìm hiểu
  • Khi nào cần vệ sinh khoang máy ô tô?
    Khi nào cần vệ sinh khoang máy ô tô?
    Vệ sinh khoang máy ô tô là một yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất và độ bền của xe. Tuy nhiên, tần suất vệ sinh khoang máy phù hợp là bao lâu?
  • Có nên bọc trần bằng nylon cho xe gia đình?
    Có nên bọc trần bằng nylon cho xe gia đình?
    Bọc trần xe ô tô bằng nylon giúp trần sạch sẽ, không bị bám bụi bẩn nhưng phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm.
  • Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?
    Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?
    Sau khi điều khiển xe qua khu vực ngập nước sâu, chủ xe nên kiểm tra chất lượng dầu để xác định liệu có cần thay mới hay không. Việc này giúp đảm bảo tránh lãng phí không cần thiết và duy trì hiệu suất động cơ tối ưu.