Vì sao "Ông Vua" xe điện Tesla lại gặp khó tại lục địa già
Thứ Bảy, 31/05/2025 - 18:01 - tienkm
Tesla không còn là hãng ô tô điện lớn nhất thế giới.
Cụ thể, trái ngược với đà chững lại ở một số khu vực khác, thị trường ô tô thuần điện tại châu Âu vẫn đang trên đà tăng trưởng ổn định. Trong tháng 4 vừa qua, tổng lượng xe điện thuần túy (BEV) được đăng ký tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), khu vực EFTA và Vương quốc Anh đã đạt 184.685 chiếc, tăng trưởng ấn tượng 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, tỷ lệ xe điện mới chiếm tới 15,3% tổng lượng ô tô mới đăng ký – một cột mốc đáng chú ý cho thấy xu hướng chuyển dịch sang phương tiện xanh tại lục địa già đang ngày càng rõ nét.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Tesla cái tên từng thống trị thị trường EV toàn cầu đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh. Mặc dù hãng vẫn giữ được vị trí dẫn đầu tại thị trường Mỹ, nhưng sức ép từ các đối thủ đang gia tăng nhanh chóng, cả ở châu Âu lẫn châu Á.
Tại Trung Quốc, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các thương hiệu nội địa như BYD, Nio hay Li Auto – những hãng đang liên tục đổi mới công nghệ và mở rộng danh mục sản phẩm. Trong khi đó, tại châu Âu, Tesla dường như đang chững lại trong cuộc đua thị phần.
Bằng chứng rõ ràng nhất là kết quả kinh doanh trong quý I/2025 quý thứ hai liên tiếp Tesla để mất vị trí nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất toàn cầu vào tay BYD. Theo số liệu từ CnEVPost, BYD đã tiêu thụ 416.388 xe điện thuần trong ba tháng đầu năm, chiếm 15,4% thị phần toàn cầu. Trong khi đó, Tesla tụt xuống vị trí thứ hai với doanh số 336.681 chiếc, tương ứng 12,6% thị phần.
Những con số này không chỉ phản ánh sự vươn lên mạnh mẽ của các thương hiệu xe điện đến từ Trung Quốc mà còn là lời cảnh báo rõ ràng cho Tesla về sự cần thiết phải đổi mới chiến lược nếu muốn duy trì vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao Tesla gặp khủng hoảng?
sự chững lại của Tesla hiện nay không chỉ là hệ quả của những biến động thị trường, mà còn phản ánh rõ ràng những hạn chế trong chiến lược sản phẩm và định hướng phát triển của thương hiệu từng được xem là biểu tượng cách mạng trong ngành xe điện.
Một trong những nguyên nhân then chốt dẫn đến khủng hoảng của Tesla là danh mục sản phẩm thiếu tính mới mẻ và đa dạng. Trong khi các đối thủ như BYD, Hyundai, Kia hay Mercedes-Benz liên tục giới thiệu các mẫu EV mới với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến và mức giá linh hoạt để phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, thì Tesla vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các mẫu xe đã ra mắt từ lâu như Model S (2012) hay Model 3 (2017), dù các phiên bản nâng cấp đã được tung ra nhưng chỉ mang tính chỉnh sửa nhẹ, không đủ để tạo hiệu ứng thị trường.

Mẫu xe mới nhất Tesla Cybertruck – từng được kỳ vọng là bước ngoặt thiết kế và công nghệ, nhưng lại trở thành điểm yếu của hãng. Với thiết kế bị đánh giá là quá dị biệt, mức giá cao so với giá trị thực tế và hàng loạt đợt triệu hồi liên tiếp do lỗi kỹ thuật, Cybertruck chưa thể tạo được cú hích như kỳ vọng, thậm chí còn khiến hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tesla cũng từng đặt kỳ vọng vào phiên bản nâng cấp của Model Y nhằm phục hồi đà tăng trưởng tại thị trường châu Âu. Tuy nhiên, dù dây chuyền sản xuất đã ổn định và nguồn cung được cải thiện rõ rệt, doanh số vẫn không có dấu hiệu tăng trưởng cho thấy sức hút của mẫu xe này đang giảm dần, không còn khả năng giữ lửa cho thị trường như trước.
Lựa chọn giảm giá để kích cầu, một chiến lược từng mang lại hiệu quả tạm thời, giờ đây đã trở thành “con dao hai lưỡi”. Việc liên tục cắt giảm giá bán khiến biên lợi nhuận của Tesla bị co hẹp đáng kể. Trong khi đó, chính sách ưu đãi thuế tại Mỹ vốn giúp khách hàng tiết kiệm tới 7.500 USD khi mua xe – đang đứng trước nguy cơ bị điều chỉnh, khiến chi phí sở hữu xe Tesla tăng vọt. Cùng với đó là những rào cản về thuế nhập khẩu linh kiện, đẩy chi phí sản xuất ngày càng cao, thu hẹp đáng kể dư địa điều chỉnh giá của hãng trong thời gian tới.
Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng và sản phẩm hiện tại không còn mang lại lợi thế vượt trội, Tesla đang dồn nguồn lực cho hướng đi chiến lược: công nghệ tự lái hoàn toàn (Full Self-Driving - FSD). Theo CEO Elon Musk, giá trị cốt lõi của Tesla không nằm ở việc sản xuất ô tô, mà là khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống tự hành. Nếu hiện thực hóa được một mẫu xe tự lái với khả năng di chuyển 500 km mỗi lần sạc, chuyên chở linh hoạt cả người và hàng hóa, và có giá bán khoảng 35.000 USD, Tesla có thể một lần nữa tái định hình ngành công nghiệp ô tô.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất không nằm ở phần cứng hay công nghệ, mà là ở niềm tin người tiêu dùng. Việc Tesla bị chỉ trích vì sử dụng khách hàng làm “chuột bạch” cho các phiên bản thử nghiệm của hệ thống tự lái, cùng với hình ảnh CEO Elon Musk ngày càng gây tranh cãi, đã khiến niềm tin vào thương hiệu bị xói mòn đáng kể.
Hiện tại, Tesla không chỉ đang đối mặt với áp lực từ thị trường mà còn rơi vào khủng hoảng về hình ảnh thương hiệu. Các sản phẩm không còn tạo được sự bùng nổ như trước, và nếu không nhanh chóng tái cấu trúc chiến lược phát triển, hãng có thể dần đánh mất vị thế tiên phong trong cuộc đua xe điện toàn cầu – trong đó đà sụt giảm doanh số tại châu Âu mới chỉ là tín hiệu đầu tiên của một vấn đề lớn hơn.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Porsche cắt giảm sản xuất xe điện Taycan do bán chậm
Mercedes-Benz triển khai chương trình ưu đãi kép từ 01/09 đến 30/09/2024
Doanh số MPV tháng 4/2025: Innova Cross bất ngờ áp sát Mitsubishi Xpander
Giá xe Toyota Innova mới nhất tháng 1/2024
Toyota Innova có giá thực tế tại đại lý chỉ còn 710 triệu đồng, tương đương Mitsubishi Xpander Cross bản cao cấp nhất.
Xe gầm cao hạng B tháng 3: Tân vương lộ diện
Có thể bạn quan tâm
-
Động thái giảm giá mạnh của Kia Sorento hé lộ điều gì sắp xảy ra?Giá bán khởi điểm của Kia Sorento mẫu SUV cỡ D hiện đã giảm xuống dưới ngưỡng 900 triệu đồng tại một số đại lý, đánh dấu mức giá thấp kỷ lục kể từ khi ra mắt tại Việt Nam. Động thái này được cho là bước chuẩn bị của Kia nhằm giải phóng lượng xe tồn kho, mở đường cho phiên bản nâng cấp giữa vòng đời (facelift) dự kiến ra mắt trong thời gian tới.
-
Vì sao Việt Nam vẫn là thị trường trọng điểm của Hyundai và Kia?Trong năm 2024, Hyundai và Kia ghi nhận tổng doanh số 101.738 xe tại thị trường Việt Nam, chiếm tới 63% tổng lượng tiêu thụ của hai thương hiệu này trên toàn khu vực Đông Nam Á.
-
Honda HR-V Hybrid 2025 sắp ra mắt Việt Nam: Đối thủ mới của Yaris Cross?Bản nâng cấp HR-V giới thiệu biến thể e:HEV RS, sở hữu hệ truyền động hybrid với sự phối hợp giữa động cơ xăng 1.5L (105 mã lực) và mô-tơ điện (129 mã lực)
-
Mini Countryman S Mới: Cập Nhật Chi Tiết và Giá Bán Gần 2,6 Tỷ ĐồngMini Countryman, mẫu CUV lớn nhất của thương hiệu, đã có sự thay đổi toàn diện về thiết kế. Xe được trang bị động cơ tăng áp kép 2.0L, sản sinh công suất lên đến 204 mã lực, và được nhập khẩu trực tiếp từ Anh.
-
BMW hé lộ ngôn ngữ thiết kế mới đầy đột pháMẫu concept mới nhất của BMW tinh tế hòa quyện giữa nét đẹp cổ điển và phong cách hiện đại, định hình xu hướng thiết kế cho tương lai ngành ô tô.