Vì sao các hãng xe Nhật Bản bất ngờ "xem xét lại" chiến lược xe điện toàn cầu?
Thứ Sáu, 16/05/2025 - 14:46 - tienkm
Theo thông tin từ Nikkei, chỉ trong vòng một tuần qua, loạt tên tuổi lớn như Nissan, Honda, Toyota và mới đây nhất là Subaru đã đồng loạt công bố những điều chỉnh quan trọng đối với kế hoạch phát triển xe điện (EV) của mình. Đây không phải là những thay đổi mang tính cục bộ, mà là sự đánh giá lại toàn diện chiến lược đầu tư và sản xuất, phản ánh áp lực ngày càng lớn từ cả môi trường kinh doanh và các chính sách quốc tế.
Cụ thể, trong buổi công bố kết quả tài chính năm tài khóa vào ngày 14/5/2025, ông Atsushi Osaki – Tổng giám đốc điều hành Subaru thẳng thắn chia sẻ: “Chúng tôi đang tiến hành đánh giá lại toàn bộ kế hoạch phát triển xe điện.” Ông Osaki nhấn mạnh rằng quyết định này được đưa ra trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, cùng với sự tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài như chi phí nguyên vật liệu, quy định khí thải, chính sách thuế quan và sức ép cạnh tranh từ các hãng xe điện Trung Quốc.
Việc Subaru một hãng vốn được biết đến với chiến lược thận trọng cũng phải điều chỉnh kế hoạch EV cho thấy ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đang bước vào một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Động thái này không chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời, mà còn phản ánh sự cần thiết phải tái cấu trúc toàn diện để giữ vững vị thế cạnh tranh trong một kỷ nguyên mới của ngành ô tô nơi tốc độ đổi mới, khả năng thích ứng và tính linh hoạt chiến lược sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Subaru Solterra 2025, một mẫu xe điện của Subaru bán tại Mỹ nhưng doanh số không đạt kỳ vọng.
những diễn biến gần đây đang cho thấy ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản vốn từng dẫn đầu toàn cầu về chất lượng và công nghệ – đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả ở cấp độ chiến lược lẫn thị trường.
Trong một tuyên bố đáng chú ý hồi tuần trước, Chủ tịch Toyota ông Koji Sato cho biết tập đoàn đang cân nhắc điều chỉnh lại mục tiêu đầy tham vọng là bán ra 1,5 triệu xe điện (EV) vào năm 2026. Động thái này được xem là tín hiệu cho thấy Toyota đang thận trọng hơn trước những biến động về chi phí, chính sách và nhu cầu thị trường.
Ngày 15/5, Honda tiếp tục gây chú ý khi công bố tạm dừng khoản đầu tư trị giá khoảng 15 tỷ USD vào một dự án phát triển xe điện tại Canada. Quyết định này phản ánh xu hướng tái cơ cấu đầu tư mạnh mẽ nhằm ứng phó với môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Trong khi đó, Nissan một trong những tên tuổi lớn của ngành đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Kế hoạch xây dựng nhà máy pin tại Nhật Bản đã bị hủy bỏ, trong bối cảnh khoản lỗ lũy kế ngày càng phình to, buộc hãng phải thực hiện các đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn nhằm cắt giảm chi phí hoạt động.
Không chỉ các ông lớn như Toyota, Honda hay Nissan, nhiều hãng xe Nhật khác – điển hình là Subaru cũng đang chịu áp lực lớn từ thị trường và chính sách. Subaru đã phải điều chỉnh lại dự báo doanh thu và sản lượng toàn cầu, phần lớn do lo ngại về các thay đổi trong chính sách thuế quan của Hoa Kỳ. Theo cập nhật mới nhất, Subaru dự đoán doanh số toàn cầu năm nay chỉ đạt khoảng 900.000 xe, giảm thêm 4% so với mức sụt giảm 4,1% của năm ngoái tức là ba năm liên tiếp lao dốc.
Tại Đông Nam Á một trong những thị trường trọng điểm các hãng xe Nhật đang dần đánh mất lợi thế cạnh tranh trước làn sóng xe điện Trung Quốc. BYD, với danh mục sản phẩm đa dạng và giá thành cạnh tranh, đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Theo chia sẻ của một đại lý Suzuki tại Nhật Bản: “Giới trẻ không còn ác cảm với thương hiệu BYD hay các hãng xe Trung Quốc. Nếu họ tung ra những mẫu xe giá rẻ, thị trường nội địa sẽ gặp thách thức thực sự.”
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành ô tô Nhật hiện nay không chỉ đến từ Trung Quốc, mà còn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ thị trường chiếm tới 50% sản lượng tiêu thụ của Subaru và đóng vai trò tối quan trọng đối với các hãng Nhật. Theo Subaru, mức thuế ô tô mới do chính quyền Trump đề xuất có thể khiến hãng thiệt hại tới 2,5 tỷ USD doanh thu chỉ trong năm nay.
Trong bối cảnh đó, các tập đoàn lớn như Toyota và Honda dù vẫn kỳ vọng vào tăng trưởng tại thị trường Mỹ với cả dòng xe xăng và xe điện – đang buộc phải rà soát lại toàn bộ chiến lược kinh doanh và đầu tư để ứng phó với những thay đổi mang tính bước ngoặt trong ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu.
Tin cũ hơn
BYD Dolphin công khai mức tiêu thụ năng lượng
Thái Lan dồn lực phát triển thành trung tâm sản xuất ô tô điện lớn nhất khu vực ASEAN
Thái Lan thống trị thị trường xe điện Đông Nam Á
BYD hé lộ kế hoạch ra mắt Pin thể rắn
Pin thể rắn của Mercedes-Benz sẽ tăng tầm hoạt động xe điện thêm 80%
Có thể bạn quan tâm
-
Mazda EZ-60 lộ diện: SUV điện đẹp như concept, nhưng nền tảng lại đến từ Trung Quốc?Tương tự mẫu sedan điện EZ-6 ra mắt trước đó, Mazda EZ-60 thực chất là một sản phẩm hợp tác với hãng xe Trung Quốc Changan, dựa trên nền tảng kỹ thuật có sẵn nhưng được Mazda tinh chỉnh toàn diện về thiết kế nội ngoại thất nhằm mang đến diện mạo và trải nghiệm đậm chất thương hiệu Nhật.
-
GWM ra mắt loạt xe hybrid mới tại thị trường Việt Nam trong quý I/2025Các mẫu xe mới và hiện đại nhất của GWM hiện đã có mặt tại trụ sở GWM Thành An Việt Nam bao gồm WEY 80 PHEV, TANK 500 Hybrid, TANK 300 Hybrid, TANK 300 bản xăng và Haval M6.
-
MG S5 EV 2025 crossover điện B+ có gì đặc biệt?Mẫu SUV điện cỡ B+ được trang bị một động cơ điện với hai tùy chọn công suất, tích hợp loạt công nghệ hiện đại và nhiều tính năng tiên tiến.
-
Điện hóa ngành ô tô: Vì sao có hãng tăng vọt, có hãng tụt dốc?Trong khi nhiều hãng xe ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhờ chiến lược điện hóa – đặc biệt là từ các dòng xe hybrid và thuần điện, thì một số tên tuổi lớn như Volkswagen hay Porsche lại gặp không ít khó khăn khi lợi nhuận sụt giảm mạnh, cho thấy bài toán chuyển đổi không chỉ là cuộc đua doanh số, mà còn là thách thức về hiệu quả tài chính và định vị chiến lược sản phẩm.
-
Công ty bất động sản thuê 1.000 xe điện để thúc đẩy du lịchĐây cũng là hợp đồng lớn đầu tiên của Green Future tại Đà Nẵng chỉ sau 3 ngày chính thức ra mắt địa bàn thành phố du lịch trọng điểm ở miền Trung.