Nguyên nhân và cách xử lý điều hòa ô tô bị ẩm mốc

Thứ Hai, 15/07/2024 - 15:24

Bụi bẩn và độ ẩm là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ẩm mốc trên hệ thống điều hòa của xe ô tô. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người ngồi trong xe.

Nguyên nhân điều hòa bốc mùi ẩm mốc

Mùi ẩm mốc trong hệ thống điều hòa ô tô có nguồn gốc từ nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là lọc gió bị bám đầy bụi bẩn do không được thay đổi thường xuyên, hoặc xe ô tô lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra, mùi ẩm mốc cũng có thể xuất phát từ những vật dụng trong xe bị ẩm như thảm sàn bị ướt do nước mưa hoặc sàn xe ướt. Trong một số trường hợp, lá cây rụng hoặc sự hiện diện của chuột trong khe hút gió điều hòa cũng có thể gây ra mùi ẩm mốc này.

Hơi ẩm từ dàn lạnh và bụi bẩn lâu ngày là nguyên nhân chính dẫn đến điều hòa ô tô có mùi ẩm mốc.

Nguyên nhân chính của mùi ẩm mốc trong hệ thống điều hòa ô tô thường do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Sau khi tắt động cơ, không khí lạnh vẫn còn tồn đọng trong hệ thống điều hòa và các cửa xe bị đóng kín, dẫn đến sự tích tụ hơi ẩm và nấm mốc. Bụi bẩn bám trên dàn lạnh và đường ống trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ nấm mốc.

Khi người dùng khởi động lại xe, mùi ẩm mốc thường bùng lên từ các cửa gió, gây khó chịu cho người sử dụng ô tô.

Cách xử lý mùi ẩm mốc của điều hòa

Nếu trong xe bạn cảm nhận mùi chua đặc trưng từ họng gió điều hòa, đặc biệt là khi mới khởi động xe, có khả năng cao hệ thống điều hòa đã bị nấm mốc tấn công và phát triển. Điểm dễ bị nấm mốc nhất trong hệ thống này là dàn lạnh và họng gió.

Nước ngưng tụ trên dàn lạnh thường được thoát ra ngoài qua ống dẫn. Tuy nhiên, nếu ống này bị nghẹt, nước có thể đọng lại trên dàn lạnh trong thời gian dài, tạo môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi của nấm mốc.

Ngoài ra, khi thời tiết nóng ẩm, người lái xe thường sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp. Sau khi tắt máy, sự chênh lệch nhiệt độ giữa họng gió và môi trường bên ngoài có thể làm cho họng gió ngưng tụ hơi nước. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nấm mốc phát triển trong hệ thống điều hòa.

Tắt hệ thống điều hòa khoảng 1-2 phút trước khi tắt máy xe giúp hạn chế tình trạng ẩm mốc.

Việc nấm mốc phát triển bên trong hệ thống điều hòa không khí có thể lan tỏa các bào tử mốc và vi khuẩn vào không gian xe, gây ra mùi khó chịu và có thể gây hại cho sức khỏe của những người trong xe, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng và viêm đường hô hấp.

Để ngăn ngừa hiện tượng ngưng tụ hơi ẩm, thợ kỹ thuật khuyên dùng phương pháp đơn giản như tắt hoàn toàn hệ thống điều hòa (A/C OFF) khoảng 1-2 phút trước khi dừng xe. Đồng thời, chế độ lấy gió ngoài sẽ giúp tuần hoàn không khí tươi vào khoang xe, và nên bật quạt gió ở mức cao nhất.

Thói quen này giúp giảm độ ẩm trong hệ thống và cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài, từ đó làm khô họng gió và ngăn chặn ngưng tụ hơi nước. Tuy nhiên, cách này chỉ phòng tránh được sự hình thành nấm mốc, không có tác dụng khi nấm mốc đã hiện diện trong hệ thống điều hòa.

Nếu phát hiện mùi ẩm mốc từ họng gió điều hòa, người lái xe có thể tự thay đổi lọc gió hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh dành cho hệ thống họng gió, có thể mua tại các cửa hàng chăm sóc xe.

Trường hợp các biện pháp trên không giải quyết được vấn đề, người lái xe nên cân nhắc sử dụng dịch vụ vệ sinh hệ thống điều hòa chuyên sâu, có thể có mức phí dao động từ 1 đến 1,5 triệu đồng tại các cơ sở dịch vụ uy tín.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Những cách chống ồn cho ô tô bình dân

Tiếng ồn là một trong những tác nhân khiến người dùng ô tô cảm thấy khó chịu, vậy, có những cách nào để chống ồn cho ô tô bình dân?

Xe ô tô cần bảo dưỡng, thay thế hạng mục nào khi đạt mốc ODO 20.000km

Với odo khoản 2 vạn cây số chưa phải là mốc vận hành quá lớn những để đảm bảo xe có độ bền tốt và các chi tiết hoạt động hiệu quả thì cần tiến hành bảo dưỡng, thay thế một số bộ phận quan trọng.

Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?

Sau khi điều khiển xe qua khu vực ngập nước sâu, chủ xe nên kiểm tra chất lượng dầu để xác định liệu có cần thay mới hay không. Việc này giúp đảm bảo tránh lãng phí không cần thiết và duy trì hiệu suất động cơ tối ưu.

Tại sao cần chú trọng việc chỉnh góc bánh xe

Việc hiệu chỉnh đúng các góc đặt bánh xe không những giúp tăng tuổi thọ của lốp mà còn nâng cao an toàn cũng như thoải mái khi vận hành xe

Tìm và xóa đèn báo lỗi động cơ ô tô: Những điều cần biết

Để xoá đèn báo lỗi động cơ (Check Engine) một loại đèn cảnh báo phổ biến nhất trong hầu hết toàn bộ các loại đèn trên xe ô tô, bởi vì nó liên quan tới rất nhiều bộ phận khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

  • Bảo dưỡng Honda CR-V sau 10.000 km gồm những hạng  mục nào?
    Bảo dưỡng Honda CR-V sau 10.000 km gồm những hạng mục nào?
    Để đảm bảo an toàn cũng như mức độ vận hành của xe một cách ổn định thì việc bảo dưỡng xe thường xuyên và định kỳ là một điều rất cần thiết khi sở hữu một chiếc ô tô bất kỳ. Honda CR-V cũng không nằm ngoại lệ. Vậy sau 10.000 km, cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào cho chiếc xe này?
  • Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Hệ thống điện, bầu lọc gió, piston hay bugi là các bộ phận được kiểm tra đầu tiên nếu xe đã bị
  • Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Cảnh báo: những hệ lụy khi bơm lốp xe quá căng và cách tránh
    Việc bơm lốp xe quá căng có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng. Đầu tiên, lốp xe quá căng có thể dễ dàng bị nổ, tạo ra tình huống nguy hiểm trên đường. Thứ hai, áp suất lốp cao sẽ làm giảm lực kéo của xe, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phản ứng của xe trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, nguy cơ trượt nước cũng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đường ướt, khiến cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái.
  • Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Sau khi nước lũ rút tại các tỉnh miền Bắc, hàng loạt ô tô bị ngập sâu sẽ cần được đưa đến các gara để tiến hành sửa chữa và phục hồi. Đây là giai đoạn quan trọng mà các chủ xe phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý kịp thời nhằm khôi phục hoạt động của xe và ngăn chặn những hư hỏng nghiêm trọng về sau.
  • Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Khi nào cần thay má phanh ô tô?
    Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.