Cấu tạo và hoạt động của hệ thống nâng hạ kính ô tô
Thứ Sáu, 22/12/2023 - 13:33 - hoangvv
Hệ thống nâng hạ kính ô tô là một trong những hệ thống cơ bản mà người sử dụng xe cần cần phải nắm bắt. Chúng khá dễ để chúng ta có thể tìm hiểu cơ chế hoạt động và nguyên nhân gây lỗi. Hãy cùng Ô tô 365 tìm hiểu về hệ thống này ngay dưới đây nhé!
Hệ thống nâng hạ kính ô tô có những loại nào?
Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô là một trong những hệ thống quan trọng được tích hợp trên xe. Nó bao gồm các khối cơ khí được trang bị bên trong ô tô giúp điều chỉnh kính của xe ô tô. Hiện nay, bên cạnh khả năng nâng hạ kính, hệ thống điều chỉnh kính của xe ô tô được tích hợp thêm khả năng giữ cửa kính, chống va đập...
Về mặt cơ khí, hệ thống nâng hạ kính xe ô tô được phân thành 2 loại:
- Hệ thống sử dụng dây cáp để kéo bệ đỡ kính
- Hệ thống nâng hạ bệ đỡ kính hình “cái kéo”.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ kính
Với mọi người dùng xe hơi, nâng hạ kính xe ô tô là thiết bị quan trọng giúp đóng mở kính khi cần thiết. Ngoài ra nó còn thêm nhiều tính năng thú vị bảo vệ cho xe. Nó trở thành thiết bị tiện ích cần có trên mọi chiếc xe ô tô hiện nay. Nếu trước đây, những chiếc xe đầu tiên, người sử dụng phải điều khiển lên xuống bằng tay, thì giờ đây nó đã có thể điều khiển lên xuống bằng điện.
Hệ thống nâng kính dạng kéo
Nguyên lý hoạt động của nó giống như một cái kéo. Hệ thống này không sử dụng dây cáp mà nó dựa trên một bánh răng được truyền động bởi motor điện.
Hệ thống dùng dây cáp
Có hai loại cáp chính được sử dụng trong hệ thống dùng dây cáp gồm:
Hệ thống cáp Bowden kép: Cáp Bowden là loại cáp mà ta thường dùng để làm dây phanh trên xe đạp hay xe gắn máy. Hệ thống bowden kép sử dụng 3 dây kép và 2 bệ đỡ trên 2 thanh ray, giúp chịu trọng lượng kính nặng hơn.
Hệ thống điều khiển: Hầu hết các dòng xe ô tô ngày này đều được tích hợp tính năng tự động nâng hạ kính vị trí người lái vì lý do an toàn (có in dòng chữ Auto trên nút bấm). Hệ thống này giúp người lái nâng hạ kính chỉ bằng một nút nhấn mà không cần phải giữ cho tới khi kính nâng lên/hạ xuống xong.
Trong trường hợp này, các bạn cần phải chọn động cơ điện có chức năng 1 chạm đi kèm. Tính năng này đôi khi cũng được sử dụng với tính năng khoá cửa điện tử bằng cách lấy chìa khoá cắm vào ổ khoá trên cửa tài xế. Đối với một vài loại ô tô hiện đại, cửa kính hoàn toàn có thể đóng/mở từ xa nhờ chìa khoá cơ.
Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng và hạ kính ô tô
Khóa cửa: Có 2 tín hiệu đến và 2 tín hiệu đi. Tín hiệu đến sẽ được gửi về ECU khóa cửa khi mở công tắc khóa cửa trên giàn công tắc điều khiển ngay cửa bên tài xế. Khi có tín hiệu đến, ECU sẽ gửi tín hiệu đi để bộ chấp hành khóa cửa làm việc.
Nâng hạ kính: Nút Auto dùng để điều khiển kính tài xế, 3 công tắc nâng hạ kính lái để tài xế điều khiển, công tắc hạ kính phụ do hành khách điều khiển. Bên cạnh đó, chỉ có một công tắc "Lock" dùng ngăn chặn không cho phép các công tắc nâng hạ kính phụ hoạt động.
Một số lỗi thường gặp ở hệ thống nâng, hạ kính xe ô tô
- Motor hỏng: Không xuất hiện âm thanh và không có chuyển động khi nhấn nút lên/xuống kính.
- Một số bánh răng bị mòn hoặc gãy dưới sức nặng của cửa kính. Việc liên tục điều khiển kính lên/xuống cũng khiến tình trạng các bánh răng nhanh xuống cấp.
- Một số những dây cáp của hệ thống bị kẹt trong trục xoắn hoặc bị đứt. Trong trường hợp này thường phát ra những tiếng động nhỏ khi nhấn nút lên/xuống cửa kính. Motor quay nhưng lại bị kẹt ở dây cáp khiến cửa kính không thể lên hoặc xuống hẳn.
Về phương diện cơ khí mà nói chúng ta có thể phân làm 2 trường hợp: một là motor hỏng hoặc hệ thống nâng/hạ hỏng. Ở trường hợp thứ 2, bạn có thể tự sửa hệ thống cơ khí không cần phải mua và thay thế hoàn toàn hệ thống cơ khí mới (mô tơ thì không cần thay thế mà vẫn làm việc bình thường).
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Giải mã hiện tượng ô tô điện tụt pin qua đêm những sai lầm cần tránh
Mazda 3: lịch sử các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
Mazda 3 hiện là mẫu sedan hạng C được rất nhiều người dùng Việt Nam ưa chuộng, thường xuyên nằm trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường và top đầu doanh số phân khúc sedan hạng C, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hình ảnh thương hiệu của hãng xe Nhật
Đừng lắp cảm biến áp suất lốp nếu chưa biết điều này
Các đời xe Mitsubishi Attrage: lịch sử hình thành, các thế hệ
Tìm hiểu lịch sử các thế hệ đời xe Hyundai i10
Có thể bạn quan tâm
-
Chủ xe Toyota "thông thái": Nhận biết và ứng phó với lỗi RCTA, BSM như thế nào?Khi bảng đồng hồ xe Toyota hiển thị thông báo "RCTA không khả dụng" hoặc "BSM tắt", điều này đồng nghĩa với việc hệ thống Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA) và Giám sát điểm mù (BSM) đang gặp trục trặc.
-
4 thiết kế ô tô hiện đại đẹp mắt nhưng khiến tài xế "phát cáu" khi gặp sự cốCác mẫu ô tô thế hệ mới đang theo đuổi xu hướng thiết kế tối giản, đậm chất công nghệ và mang dấu ấn của tương lai. Tuy nhiên, đằng sau vẻ hiện đại ấy, không phải chi tiết thiết kế nào cũng thực sự tối ưu cho trải nghiệm người dùng. Nhiều tính năng tưởng chừng như tiện nghi lại gây không ít bất tiện trong quá trình vận hành thực tế, đặc biệt khi xảy ra sự cố hoặc trong các tình huống sử dụng hàng ngày.
-
6 hiểu lầm tai hại về phanh xe ô tô khiến nhiều tài xế trả giá đắtPhanh xe thường bị xem nhẹ cho đến khi chúng bắt đầu có dấu hiệu trục trặc. Điều đáng lo ngại là nhiều quan niệm phổ biến về hệ thống phanh lại không chính xác, dẫn đến việc bảo dưỡng sai cách, tốn kém không cần thiết thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi vận hành xe.
-
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường là gì? Công nghệ an toàn ít ai biết nhưng cực kỳ quan trọngNếu hệ thống cảnh báo lệch làn (LDW) chỉ dừng lại ở việc phát tín hiệu cảnh báo khi xe bắt đầu lệch khỏi làn đường, thì hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LKA) tiến thêm một bước bằng cách can thiệp chủ động – điều chỉnh vô-lăng nhẹ nhàng để đưa xe trở lại đúng làn, giúp nâng cao mức độ an toàn và hỗ trợ người lái hiệu quả hơn trong thực tế vận hành.
-
Tuyệt đối không để 4 món đồ này trong ô tô mùa hèGiữa thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa hè, các chuyên gia khuyến nghị tài xế nên cân nhắc kỹ lưỡng những vật dụng để lại trong xe. Nhiệt độ trong khoang nội thất có thể tăng cao vượt ngưỡng an toàn, khiến nhiều món đồ tưởng chừng vô hại trở thành mối nguy tiềm ẩn cho cả phương tiện lẫn sức khỏe người sử dụng