Làm sao để không nhầm chân ga với chân phanh?
Thứ Hai, 26/08/2024 - 13:05
Tại Mỹ, theo số liệu từ Cơ quan An toàn Giao thông, mỗi năm trung bình có khoảng 16.000 vụ tai nạn giao thông xảy ra do nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh. Vậy làm thế nào để tránh được sai lầm nghiêm trọng này?
Chiếc Land Rover gay tai nạn do tài xế đạp nhầm chân thắng thành chân ga
Tập thành thói quen
Trước khi khởi động xe, hãy điều chỉnh ghế ngồi, gương chiếu hậu và bàn đạp (nếu có thể). Nếu bạn đang lái một chiếc xe mới hoặc chưa quen thuộc, hãy đảm bảo bạn đã làm quen với vị trí và cảm giác của chân ga và chân phanh để tránh nhầm lẫn trong quá trình lái xe.
Luôn để gót chân phải dưới bàn đạp phanh
Hãy luôn sử dụng bàn chân phải để điều khiển cả bàn đạp ga và phanh. Đối với xe số tự động, không có bàn đạp ly hợp, tuyệt đối không sử dụng chân trái để đạp phanh; chân trái nên để rảnh rỗi, trong khi chân phải sẽ đảm nhiệm việc điều khiển cả ga và phanh.
Tạo thói quen luôn để để gót chân phải trên sàn xe, bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay bàn chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga.
Khi phanh, bàn chân dặm thẳng theo phản ứng tự nhiên.
Không để gót chân phải quá gần bàn đạp ga
Khi rời chân ga hãy rà ngay chân phanh và đạp phanh khi dừng đèn đỏ.
Việc này giúp củng cố trí nhớ cơ bắp và hình thành phản xạ tự nhiên, từ đó giảm thiểu khả năng nhầm lẫn.
Tránh phân tâm
Luôn tập trung vào việc lái xe cho đến khi bạn dừng xe vào vị trí đỗ một cách an toàn.
Hãy cẩn thận
Nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh thường xảy ra tại các khu vực như bãi đỗ xe và giao lộ. Do đó, hãy điều khiển xe một cách từ tốn và cẩn thận ở những khu vực này để tránh sự cố.
Đi giày nhẹ, đế mỏng
Giày dép có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng điều khiển xe. Đi chân trần có thể gây đau chân khi lái lâu, trong khi dép trơn có thể khiến chân bạn bị trượt ra ngoài, đặc biệt là khi chân ra mồ hôi. Giày bốt có cổ dài và cứng có thể hạn chế sự linh hoạt của cổ chân, còn giày cao gót với diện tích tiếp xúc nhỏ dễ làm chân trượt ra khỏi bàn đạp. Để đảm bảo an toàn, nên sử dụng giày nhẹ với đế mỏng hoặc dép có quai hậu (săng đan) khi lái xe. Nếu bạn thường xuyên đi bốt hoặc giày cao gót, hãy để sẵn trong xe một đôi giày đế mỏng để sử dụng khi điều khiển phương tiện.
Trên đây là một số lưu ý nhằm giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh. Để đảm bảo lái xe số tự động một cách an toàn hơn, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin bổ ích trong các bài viết tiếp theo.
Tin cũ hơn
Làm gì để tránh nguy hiểm khi lái xe trên đèo dốc vào mùa mưa?
Những điều cần chú ý khi lái xe trong gió mạnh
Xe đã qua sử dụng có thể ít tốn kém hơn những chiếc mới nếu không mua nhầm
Tai nạn là chuyện không của riêng ai, mẹo giúp chị em phụ nữ tránh nhầm chân ga và chân phanh
Kính lái bất ngờ bị che kín: Các bước xử lý hiệu quả
Có thể bạn quan tâm
-
Cẩm nang lái xe an toàn trong mưa bãoKhi lái xe trong điều kiện mưa bão, các tài xế cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn. Hãy nhớ bật đèn pha để tăng cường tầm nhìn, giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn hơn so với bình thường, đồng thời tránh vượt hoặc di chuyển song song với các phương tiện khác. Những biện pháp này là thiết yếu để bảo vệ bạn và những người khác trên đường trong thời tiết xấu.
-
Khi nào dùng số L, 2, D3 trên xe ô tô số tự độngThực tế cho thấy, nhiều tài xế trong suốt nhiều năm lái xe số tự động chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D mà không bao giờ đụng đến các số L, 2, D3. Một số tài xế không biết ý nghĩa và cách sử dụng của các số này, trong khi số khác lại không thấy cần thiết phải dùng đến chúng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách sử dụng các vị trí số tự động này.
-
Lý do tài xế lái xe lâu năm thích chỉnh ghế về phía sau rất xa?Việc điều chỉnh ghế về phía sau không chỉ mang lại sự thoải mái tối đa khi điều khiển phương tiện mà còn đem lại nhiều lợi ích khác.
-
Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quảViệc nháy đèn pha có ý nghĩa khác nhau giữa các quốc gia. Ở các nước phát triển, nháy đèn pha thường được hiểu là dấu hiệu nhường đường cho xe phía trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tín hiệu này lại mang hàm ý khác, thường là để báo hiệu cho các phương tiện khác biết rằng người lái xe có ý định vượt lên hoặc yêu cầu được ưu tiên trên đường.
-
Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe đang chạy tốc độ cao không?Ngày nay, nhiều mẫu xe ô tô đã được trang bị công hệ hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) và đa phần sẽ có hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB). Vậy cơ chế hoạt động của tính năng này có thật sự hữu dụng khi xe đang chạy tốc độ cao?